Giải pháp chính sách tài chính xanh tại Việt Nam trong giai đoạn

Một phần của tài liệu BỘ kế HOẠCH và đầu tưhọc VIỆN CHÍNH SÁCH và PHÁT (Trang 70 - 72)

5. Kết cấu khóa luận

3.3. Giải pháp chính sách tài chính xanh tại Việt Nam trong giai đoạn

2021 – 2030

3.3.1. Về chính sách tài khóa xanh

Một là, tăng cường triển khai các chính sách, đặc biệt về thuế. Phát huy

hiệu quả của thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên, hướng đến việc bảo đảm nguyên tắc bảo vệ môi trường để phát triển bền vững và đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hai là, trước tình trạng hạn hẹp của nguồn NSNN, cần đa dạng hóa việc

thu hút các nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh. Theo đó, đẩy mạnh thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân, nguồn đầu tư nhà nước và ODA, tạo chất xúc tác để thu hút, hình thành môi trường thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh. Tăng cường đầu tư theo mô hình hợp tác công - tư (PPP) khi nguồn lực NSNN đầu tư cho lĩnh vực này còn hạn chế...

71

Ba là, tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi, nhất là ưu đãi về thuế, phí,

cho vay tài chính nhằm khuyến khích DN đầu tư vào đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ xanh, việc làm xanh để tạo ra thế mạnh trong cạnh tranh của DN trên thị trưởng. Tiếp tục nghiên cứu và triển khai chính sách khuyến khích hỗ trợ các ngành sản xuất kinh - doanh sử dụng công nghệ và năng lượng sạch thông qua các kênh khác như văn bản pháp lý, thủ tục, cơ chế đầu tư thuận lợi, hỗ trợ về vốn, đất đai.

3.3.2. Về chính sách tiền tệ xanh

Một là, hoàn thiện khung khổ pháp lý hướng dẫn thực hiện tín dụng xanh

cho các TCTD, trong đó đưa ra các tiêu chuẩn về tín dụng xanh, danh mục các ngành/lĩnh vực xanh để áp dụng chung, thống nhất, làm cơ sở để các tổ chức tín dụng lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh. Định nghĩa về ngân hàng xanh hay tính chất, đặc điểm, tiêu chí để được gắn mác “ngân hàng xanh” cần được thể hiện rõ trong quy định pháp luật, tạo căn cứ và cơ sở cho việc ban hành, áp dụng các cơ chế hỗ trợ phát triển phù hợp. Các luật chuyên ngành liên quan trực tiếp đến hoạt động ngân hàng như Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các TCTD… cũng cần hoàn thiện và cập nhật để phù hợp với định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng, với những hoạt động của ngân hàng xanh trong giai đoạn tới.

Hai là, để tăng nhu cầu đối với tín dụng xanh, các chính sách hỗ trợ tiếp

cận tín dụng xanh cho doanh nghiệp như ưu đãi về lãi suất, thuế, phí, thủ tục vay vốn, tài sản đảm bảo,…. cần thực hiện song hành. Để tạo môi trường cho doanh nghiệp đầu tư vào các dự án xanh, cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và tạo môi trường đầu tư minh bạch, thuận lợi, nhằm giảm rủi ro của các dự án xanh.

Ba là, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện sổ tay

72

trong tổng số 21 ngành chưa có hướng dẫn trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng.

Bốn là, xây dựng các giải pháp tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho

các dự án, phương án sản xuất kinh doanh sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sử dụng công nghệ, thiết bị thân thiện với môi trường, sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường.

Năm là, nâng cao năng lực của các ngân hàng, TCTD trong việc đánh

giá, thẩm định các dự án đầu tư xanh, trong đó nâng cao năng lực cho cán bộ tín dụng và nghiên cứu thành lập bộ phận chuyên trách trong ngân hàng về đầu tư xanh, xây dựng các sản phẩm, công cụ tài chính chuyên biệt hỗ trợ đầu tư xanh.

Một phần của tài liệu BỘ kế HOẠCH và đầu tưhọc VIỆN CHÍNH SÁCH và PHÁT (Trang 70 - 72)