5. Kết cấu của đề tài
1.3.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
18
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ tìm kiếm và huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong báo cáo tài chính thì được thể hiện ở 2 nguồn là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, được đóng góp ban đầu hoặc bổ sung trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra còn có một số nguồn khác như: chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ của doanh nghiệp.
Nợ phải trả phản ánh số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nợ phải trả gồm nhiều loại khác nhau. Qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ cho biết cơ cấu vốn huy động và mức độ độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động của nguồn vốn huy động của doanh nghiệp.
Khi phân tích cơ cấu vốn, các nhà phân tích sẽ nhìn ra và so sánh tình hình biến động nguồn vốn giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn được xác định như sau:
Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn = Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn x 100% / Tổng số nguồn vốn
Để xác định được chính xác tình hình huy động vốn, nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng, nhà phân tích sẽ kết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích và kỳ gốc về cả số tuyệt đối và số tương đối trên tổng số nguồn vốn.
Qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ cho các nhà phân tích nắm được trị số và sự biến động của các chỉ tiêu như: hệ số tài trợ, hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu, hệ số nợ so với tổng nguồn vốn và các chỉ tiêu này đều cho thấy được mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp.