Phân tích cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần sở hữu trí tuệ davilaw (Trang 34 - 35)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.4.2. Phân tích cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn

Phân tích cơ cấu Tài sản

Phân tích cơ cấu tài sản giúp các nhà quản lý nắm được tình hình đầu tư ( sử dụng ) số vốn đã huy động, biết được việc sử dụng vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh cho doanh nghiệp hay không.

Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản trong tổng số tài sản. Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản được xác định bằng công thức:

Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản

= 100 x Giá trị của từng bộ phận tài sảnTổng tài sản

Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản giữua kỳ phân tích so với kỳ gốc mặc dù cho phép các nhà quản lý đánh giá được khái quát tình hình phân bổ ( sử dụng ) vốn nhưng lại không cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu tài sản

26

của doanh nghiệp. Vì vậy, để biết chính xác tình hình sử dụng vốn, nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu tài sản, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc ( cả về số tuyệt đối và số tương đối ) trên tổng số tài sản cũng như theo loại tài sản.

Phân tích cơ cấu Nguồn vốn

Việc tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tương tự như việc phân tích cơ cấu tài sản. Trước hết, các nhà phân tích cần tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn. Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn được xác định bằng công thức:

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn

= 100 x Giá trị của từng bộ phận nguồn vốnTổng nguồn vốn

Cũng như việc phân tích cơ cấu tài sản, phân tích cơ cấu nguồn vốn chỉ cho các nhà quản lý đánh giá được cơ cấu vốn huy động nhưng lại không biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu vốn mà doanh nghiệp huy động. Để biết chính xác tình hình huy động vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang – so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc ( cả về số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng số nguồn vốn cũng như theo từng loại nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần sở hữu trí tuệ davilaw (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)