Nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần sở hữu trí tuệ davilaw (Trang 92)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.2.Nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh

84 3.2.2.1. Nâng cao doanh thu

Tìm hiểu và phân loại khách hàng, tùy theo mức độ uy tín của từng khách hàng, công ty nên mở rộng chính sách thu tiền bán hàng một cách linh hoạt hơn. Kết hợp với áp dụng chính sách chiết khấu trong thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn.

Khai thác thị trường bán lẻ, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quảng cáo, tiếp thị và giới thiệu quảng bá hình ảnh công ty cũng như là chất lượng sản phẩm mà công ty kinh doanh đến khách hàng.

Áp dụng các hình thức khuyến mãi như giảm giá đối với khách hàng mua số lượng lớn.

Thực hiện tốt các dịch vụ hậu mãi như chuyên chở hàng đến tận nhà đối với khách hàng truyền thống nhằm củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Thực hiện chính sách giá linh hoạt đối với từng khách hàng. Với khách hàng mới nhiều tiềm năng nên bán giá mềm dẻo để tạo ấn tượng tốt ban đầu.

Xây dựng đội ngũ nhân viên kinh doanh ngày càng chuyên môn, am hiểu sản phẩm, có khả năng tưu vấn cho khách hàng, có khả năng phân tích và am hiểu thị trường.

3.2.2.2. Kiểm soát chi phí

Công ty cần có đội ngũ nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời tình hình thị trường tiêu thụ, so sánh về giá cả hàng hóa công ty đang kinh doanh với giá cả của đối thủ cạnh tranh để xác định giá bán đầu ra hợp lý sao cho tỷ lệ giá vốn hàng bán giảm đến mức thấp nhất, đồng thời doanh thu đạt ở mức cao nhất có thể được.'

Hạn chế mức thấp nhất nguồn vốn vay ngân hàng để giảm bớt chi phí tài chính trong hoạt động kinh doanh. Mỗi năm cần lập kế hoạch kinh doanh cụ thể về tình hình doanh thu để xác định lượng hàng tồn kho hợp lý tránh tình

85

trạng mở rộng hàng tồn kho quá mức dẫn đến chi phí tồn kho và chi phí lãi vay tăng không cần thiết.

3.2.3. Hạn chế rủi ro trong thanh toán

Trong thời gian tới, công ty cần bổ sung dần lượng vốn bằng tiền đến mức độ thích hợp hơn để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh một tốt hơn. Tốt nhất công ty nên lập lịch trình luân chuyển tiền mặt để xác định mức tiền mặt tồn quỹ hợp lý sao cho đảm bảo thanh toán nhưng không bị ứ đọng vốn quá mức.

Khi đầu tư vào tài sản cố định thì nên sử dụng vốn chủ sở hữu haowcj vay vốn dài hạn đển tránh tình trạng mất cân đối, gây ra gánh nặng thanh toán nợ ngắn hạn.

3.2.4. Giải pháp đối với tần xuất thực hiện công tác phân tích tài chính

Hiện nay, báo cáo tài chính được thiết lập khi thực hiện mỗi quý và được phân tích tài chính vào cuối năm. Mỗi báo cáo tài chính được lập 4 lần trong 1 năm và đươc phân tích chỉ thực hiện vào cuối năm, mỗi năm 1 lần. Điều này không phù hợp bởi phân tích tài chính là công việc được thực hiện thường xuyên và nên được thực hiện sau mỗi quý. Làm như vậy để các nhà quản lý doanh nghiệp có thể nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách rõ ràng và chi tiết hơn là đánh giá từng năm một với nhau.

3.2.5. Giải pháp hoàn thiện quy trình phân tích báo cáo tài chính

Hiện tại, công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp được thực hiện qua 3 bước: Thu thập thông tin, Xử lý thông tin và Thực hiện phân tích. Quy trình phân tích đã bỏ qua 1 bược quan trọng là lập kế hoạch phân tích. Để phân tích tài chính một cách hiệu quả nhất và đem lại nhiều kết quả tốt cho doanh nghiệp thì giai đoạn lập kế hoạch phân tích cần phải được làm một cách cẩn thận, hợp lý và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

86

Lập kế hoạch phân tích bao gồm: nội dung phân tích, phạm vi phân tích, nguồn nhân lực cho phân tích, thời gian tiến hành và những thông tin cần thiết. Đây là một bước vô cùng quan trọng nhưng nó lại bị quả qua. Để công tác phân tích báo cáo tài chính được hoàn thiện và chi tiết hơn, ta cần nhận thấy vai trò quan trọng của bước này để không ảnh hưởng đến kết quả phân tích báo cáo tài chính.

3.2.6. Một số giải pháp khác

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: công ty cần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ để đề phòng những trường hợp xảy ra những sai sót trong kế toán và báo cáo tài chính. Nhiệm vụ của từng nhân viên phải được phân công một cách rõ ràng và phải được kiểm tra thường xuyên.

Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho phân tích 3.2.6.1. Tăng cường quản lý hàng tồn kho

Hàng tồn kho luôn chiếm một vai trò quan trọng trong cung ứng hàng hóa và sản phẩm của công ty. Công ty còn luôn mức dự trữ hàng tồn kho lớn để cung ứng sản phẩm cho khách hàng. Nhưng nếu luôn dự trữ hàng tồn kho ở mức cao sẽ làm phát sinh ra chi phí quản lý, chi phí lưu kho. Quản lý tốt được hàng tồn kho sẽ làm cho doanh nghiệp luôn giữ được mức cung ứng một cách ổn định.

3.2.6.2. Tiết kiệm tối đa chi phí quản lý doanh nghiệp

Trong 3 năm từu năm 2018 đến năm 2020, chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty tăng ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tiết kiệm chi phí bằng một số giải pháp.

Cần phải giảm thiểu những chi phí dư thừa, không cần thiết trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ, kinh doanh như chi phí về các khoản tiền điện, nước, tiền điện thoại và dịch vụ internet.. Han chế và tiết kiệm các khoản chi phí trực tiếp. Những khoản nào không cần thiết thì sẽ không chi.

87

3.3. Kiến nghị hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính của Công ty

Trong tình hình kinh tế hết sức khó khăn hiện nay, nhất là lại đang bùng lại dịch covid-19 khiến cho các doanh nghiệp hoạt động khó khăn gấp đôi. Việc làm như thế nào để tăng trưởng cho doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng và trong số đó, phân tích báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng. Để đạt được kết quả tốt thì ngoài những chiến lược của công ty thì không thể thiếu được sự hỗ trợ từ phía nhà nước và các ngành có liên quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.1. Đối với cơ quan chức năng

Xây dựng mối liên kết hợp tác của các doanh nghiệp cùng ngành:

Môt thực trạng đáng buồn là các doanh nghiệp ở Việt Nam chứ có sự liên kết chặt chẽ với nhau, chính vì thế, cạnh trang riêng lẻ làm cho các ngành dịch vụ chưa phát triển ở mức vượt bậc mà với thời gian dịch covid này lại càng khó khăn. Trong khi khái niệm về câu lạc bộ, hiệp hội, tổ chức hay tập đoàn đã trở nên quen thuộc đối với các doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế phát triển mà tại Việt Nam, khái niệm này mới chỉ xuất hiện. Chính vì thế, cần thiết phải thành lập nên một tổ chức riêng cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành dịch vụ nhằm giúp đỡ nhau về vốn, kinh nghiệm cũng như định hướng cho ngành phát triển có hiệu quả hơn.

Hoàn thiện chế độ kế toán Bộ, Ngành có liên quan.

Phân tích báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng kết quả kinh doanh của công ty. Chế độ kế toán lại liên quan trực tiếp đến công tác kế toán của công ty và là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Trong những năm gần đây, chế độ kế toán luôn không ngừng được đổi mới và hoàn thiện để phù hợp với xu hướng của thế giới. Tuy nhiên, do việc cải cách chế độ kế toán rất phực tạp và cần nhiều thời gian nên còn nhiều sự bất hợp lý. Do vậy, trong thời gian tới, cơ quan nhà nước nên đẩy mạnh nghiên cứu và hoàn thiện các chế độ kế toán để tạo được sự thống nhất và thuận lợi trong công tác kế toán, nhất là công tác lập báo cáo tài chính.

88 Đối với Nhà nước

Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm toán. Cần có sự nghiên cứu sửa đổi và hoàn thiện chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam theo hướng phù hợp với nề kinh tế thị trường, phù hợp với đặc điểm của mọi thành phần kinh tế.

Cần có sự ổn định trong việc ban hành chế độ quản lý tài chính và hạch toán trong kinh doanh, tránh tình trạng thường xuyên thay đổi. Đồng thời, cũng cần thường xuyên kiểm tra. Điều chỉnh những quy định bất hợp lý bà bổ sung thêm những quy định để phù hợp hơn với các doanh nghiệp.3.3.2. Đối

với công ty

Xây dựng chiến lược kinh doanh mới:

Tình hình kinh doanh trong những năm qua mặc dù có lãi nhưng tỷ lệ lãi quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực của công ty. Do đó, công ty cần những chiến lược kinh doanh mới nhằm khai thác hết năng lực của mình, nếu không công ty sẽ bị bỏ lại trong thời gian này.

Thường xuyên phân tích và cân đối tình hình tài chính:

Phân tích tình hình tài chính nhất thiết phải là hoạt động thường xuyên và liên tục đối với doanh nghiệp. Không những thế, nó phải trở thành một hệ thống phân tích chung cho từng ngành nghề, từng lĩnh vực riêng lẻ để các doanh nghiệp căn cứ vào đó mà điều chỉnh sao cho tình hình tài chính của mình ngày càng vững chắc và phù hợp với quy mô chung từng ngành nghề kinh doanh của công ty.

Nhiều bài học đắt giá cho sự sụp đổ của nhiều công ty không phải xuất phát từ hoạt động kinh doanh không hiệu quả mà là sự bất ổn do tình hình tài chính. Chính vì vậy, tình hình tài chính ổn định và lành mạnh sẽ tạo ra được một nền móng vững chắc cho công ty hiện tại cũng như tương lai.

89

Phân tích báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng kết quả kinh doanh của công ty. Chế độ kế toán lại liên quan trực tiếp đến công tác kế toán của công ty và là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Trong những năm gần đây, chế độ kế toán luôn không ngừng được đổi mới và hoàn thiện để phù hợp với xu hướng của thế giới. Tuy nhiên, do việc cải cách chế độ kế toán rất phực tạp và cần nhiều thời gian nên còn nhiều sự bất hợp lý. Do vậy, trong thời gian tới, cơ quan nhà nước nên đẩy mạnh nghiên cứu và hoàn thiện các chế độ kế toán để tạo được sự thống nhất và thuận lợi trong công tác kế toán, nhất là công tác lập báo cáo tài chính. Đối với Nhà nước

Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm toán. Cần có sự nghiên cứu sửa đổi và hoàn thiện chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam theo hướng phù hợp với nề kinh tế thị trường, phù hợp với đặc điểm của mọi thành phần kinh tế.

Cần có sự ổn định trong việc ban hành chế độ quản lý tài chính và hạch toán trong kinh doanh, tránh tình trạng thường xuyên thay đổi. Đồng thời, cũng cần thường xuyên kiểm tra. Điều chỉnh những quy định bất hợp lý bà bổ sung thêm những quy định để phù hợp hơn với các doanh nghiệp.

90

KẾT LUẬN

Dựa vào những cơ sở lý luận ở phần mở đầu và những phân tích báo tài chính doanh nghiệp ở chương 2, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cho doanh nghiệp để hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Sở hữu Trí tuệ Davilaw. Những giải pháp và kiến nghị đưa ra phù hợp với điều điện tài chính của công ty cũng như nền kinh tế Việt Nam hiện tại.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích báo cáo tài chính tại công ty đã đạt được được các kết quả cụ thể sau:

Về mặt lý luận, đề tài đã góp phần hệ thống hóa về mặt lý luận, cơ sở phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Về mặt thực tiễn, đề tài đã đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của công ty, từ đó phản ánh thực trạng đánh giá những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại trong công tác quản lý tài chính tại công ty.

Căn cứ lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp cho các điều kiện thực hiện giải pháp nhằm nâng cao quản lý tài chính tại công ty.

Do thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên đề tài khó tránh khỏi những sai sót. Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy cô để bài được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Công ( 2010), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội

2. PGS.TS.Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Khoa Kế toán

3. Nguyễn Năng Phúc ( 2013), Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đại học Kinh tế Quốc Dân

4. ThS. Ngô Kim Phượng, TS.Lê Thị Thanh Hà, ThS Lê Mạnh Hưng, ThS.Lê Hoàng Vinh, Phân tích tài chính doanh nghiệp, Trường đại học ngân hàng TP.Hồ Chí Minh.

5. TS.Lê Thị Xuân ( 2010), Phân tích và sử dụng báo cáo tài chính, Nhà

xuất bản Tài chính, Hà Nội

6. Báo cáo tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Sở hữu trí tuệ Davilaw năm 2018.

7. Báo cáo tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Sở hữu trí tuệ Davilaw năm

2019.

8. Báo cáo tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Sở hữu trí tuệ Davilaw năm

2020.

9. Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Sở hữu trí tuệ Davilaw năm 2018. 10. Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Sở hữu trí tuệ Davilaw năm 2019. 11. Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Sở hữu trí tuệ Davilaw năm 2020. 12. Hồ sơ năng lực của Công ty Cổ phần Sở hữu trí tuệ Davilaw.

13. Website:

http://cophieu68.com http://vietstock.vn http://cafef.vn

https //www.dvlgroup.vn https //www.baodauthau.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần sở hữu trí tuệ davilaw (Trang 92)