5. Kết cấu của đề tài
1.3.2.2. Phân tích cân bằng tài chính dưới góc độ ổn định nguồn tài trợ
Xét theo góc độ ổn định về nguồn tài trợ tài sản, toàn bộ nguồn tài trợ tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp được chia thành nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời .
-Nguồn tài trợ thường xuyên: là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh. Nguồn tài trợ thường xuyên bao gồm VCSH và nguồn vốn vay – nợ dài hạn trung hạn ( trừ vay, nợ quá hạn ).
-Nguồn tài trợ tạm thời: là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong khoảng thời gian ngắn. Nguồn tài trợ tạm thời bao gồm các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản vay – nợ quá hạn kể cả chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, của người lao động...
Dưới góc độ này, cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức: TSNH + TSDH = Nguồn tài trợ thường xuyên + Nguồn tài trợ tạm thời. Các nguồn vốn bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh ( nguồn tài trợ tài sản ) của doanh nghiệp.
Biến đổi cân bằng tài chính trên, ta được:
TSNH – Nguồn tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ thường xuyên – TSDH Khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, người phân tích cũng cần chú trọng đến vốn hoạt động thuần ( còn gọi là vốn ngắn hạn thường xuyên ) là số vốn mà doanh nghiệp không cần phải vay mượn hay đi chiếm dụng, được sử dụng để duy trì các hoạt động bình thường, diễn ra
22
thường xuyên tại doanh nghiệp. Vốn hoạt động thuần có thể tính theo một trong hai cách sau:
Vốn hoạt động thuần = TSNH – Nợ ngắn hạn Hoặc :
Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ thường xuyên – TSDH
Nếu vốn hoạt động thuần lớn hơn 0 thì đây là dấu hiện tài chính bình thường hay khả quan, thể hiện sự cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn hoặc cân đối giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn. Cân bằng tài chính trong trường hợp này gọi là cân bằng tốt.
Ngược lại nhỏ hơn 0 sẽ thể hiện một sự mất cân đối giữa TSNH và nợ ngắn hạn và mất cân đối giữa nguồn tài trợ thường xuyên với tài sản dài hạn. Điều này chỉ ra rằng doanh nghiệp dùng nguồn tài trợ tạm thời cho cả tài sản dài hạn và nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp có thể dần mất đi và dẫn đến bờ vực phá sản. Và tất nhiên, cân bằng tài chính trong trường hợp này là cân bằng xấu.
Ngoài ra, khi phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, để có các nhận xét các đáng và chính xác về tình hình đảm bảo vốn, các nhà phân tích còn tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:
-Hệ số tài trợ thường xuyên : Hệ số này cho biết so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần. Trị số này càng lớn chứng tỏ tính ổn định về tài chính càng cao và ngược lại.
-Hệ số tài trợ tạm thời : Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một thời gian ngắn. Nguồn vốn này bao gồm: vay nợ ngắn hạn, vay nợ quá hạn và các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, người lao động ( mua hàng mà không có thanh toán, bán hàng mà không giao được hàng, thuê công nhân mà không trả lương ...).
23
Tương tự như hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tạm thời cho biết so với tổng nguồn tài trợ, nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tính ổn định về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại.
- Hệ số VCSH so với nguồn tài trợ thường xuyên
Thông qua chỉ tiêu này, nhà phân tích thấy được trong tổng số nguồn tài trợ thường xuyên, VCSH chiếm bao nhiêu. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì tính tự chủ và độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
- Hệ số TSNH so với nợ ngắn hạn
Với chỉ tiêu này, người phân tích biết được mức độ tài trợ ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn là cao hay thấp. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 thì tính ổn định, bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.