Phân tích cân bằng tài chính dưới góc độ luân chuyển vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần sở hữu trí tuệ davilaw (Trang 28 - 30)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.2.1. Phân tích cân bằng tài chính dưới góc độ luân chuyển vốn

Xét theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản ban đầu ( gồm tài sản ngắn hạn ban đầu và tài sản dài hạn ban đầu ) của doanh nghiệp được hình thành trước hết bằng nguồn vốn chủ sở hữu; nghĩa là doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu của mình để tài trợ tài sản ban đầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Số tài sản ban đầu được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu này không bao gồm số tài sản trong thanh toán ( khoản bị chiếm dụng ). Mối quan hệ này thể hiện qua đẳng thức:

Vốn CSH = TSNH ban đầu + TSDH ban đầu

Cân đối này chỉ mang tính lý thuyết, nghĩa là với nguồn VCSH, doanh nghiệp đủ trang trài các loại tài sản ban đầu phục vụ cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Trong thực tế thường xảy ra các trường hợp sau:

-Vế trái > Vế phải: Với số VCSH của doanh nghiệp lớn hơn tài sản ban đầu. Do vậy, số VCSH của doanh nghiệp dư thừa, không sử dụng hết nên sẽ bị chiếm dụng.

-Vế trái < Vế phải: Với số VCSH của doanh nghiệp nhỏ hơn tài sản ban đầu. Do vậy, để có số tài sản ban đầu phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi VCSH khôgn đáp ứng đủ nhu cầu về vốn kinh doanh, doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinh doanh. Do đó, ta có quan hệ cân đối sau:

20

Trên thực tế hầu như cân đối không xảy ra mà thường xảy ra các trường hợp sau:

-Vế trái > Vế phải: Với số VCSH và vốn vay hợp pháp hiện có của doanh nghiệp lớn hơn số tài sản ban đầu, tức là không sử dụng hết số vốn hiện có. Do vậy, số vốn dư thừa của doanh nghiệp sẽ bị chiếm dụng.

-Vế trái < Vế phải : Lượng tài sản ban đầu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lớn hơn số VCSH và vốn vay hợp pháp. Do vậy, để có đủ tài sản phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải đi chiếm dụng trong thanh toán ( chiếm dụng hợp pháp và bất hợp pháp ).

Mặt khác, do tính chất cân bằng của Bảng cân đối kế toán, tổng số tài sản luôn luôn bằng tổng số nguồn vốn nên từ cân đối trên chúng ta có cân đối sau đây:

Vốn CSH + Vốn vay hợp pháp + Nguồn vốn thanh toán = TSNH ban đầu + TSDH ban đầu + tài sản thanh toán.

Trong đó, nguồn vốn thanh toán là toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng của các đối tác trong thanh toán ( kể cả chiếm dụng bất hợp pháp) ; Tài sản thanh toán về thực chất là số tài sản của doanh nghiệp nhưng bị các đối tác chiếm dụng, doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi.

Cân đối trên có thể biến đổi về cân đối như sau:

Vốn CSH + Vốn vay hợp pháp – Tài sản ban đầu ( TSNH ban đầu và TSDH ban đầu ) = Tài sản thanh toán – Nguồn vốn thanh toán

Cân đối trên cho thấy: số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng ( phần chênh lệch giữa VCSH và vốn vay hợp pháp lớn hơn số tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn tương ứng ) đúng bằng số chêch lệch giữa số tài sản phát sinh trong quá trình thanh toán ( nợ phải thu ngắn hạn và dài hạn ) với nguồn vốn chiếm dụng trong thanh toán ( nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn ) và ngược lại, số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng ( phần chêch lệch giữa số tài sản ngắn

21

hạn và dài hạn lớn hơn số VCSH và vốn vay hợp pháp ) đúng bằng số chêch lệch giữa nguồn vốn chiếm dụng trong thanh toán ( công nợ phải trả) với số tài sản phát sinh trong quá trình thanh toán ( nợ phải thu ngắn hạn và dài hạn ). Cân đối trên đây thể hiện cân bằng tài chính hay cân đối giữa tài sản và nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần sở hữu trí tuệ davilaw (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)