Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động marketing mix của công ty cổ phần ruby fitness (Trang 27 - 29)

Môi trường kinh tế: Các yếu tốảnh hưởng thuộc môi trường này chủ yếu là lạm phát, cơ cấu kinh tế, tỷ giá hối đoái, GDP, chính sách tài chính… cùng với đó là các xu hướng vận động tác động đến việc thu hẹp hay mở rộng mô hình kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp.

Môi trường chính trị pháp luật: Bao gồm các chính sách, đường lối của nhà nước ban hành tuỳ thuộc vào vị trí địa lý và khu vực. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thương mại và mục tiêu phát triển của bất kỳ doanh nghiệp như quan điểm phát triển mục tiêu kinh tế xã hội, kế hoạch triển khai mục tiêu chính phủ, mức ổn định chính trị hay hệ thống pháp luật hiện hành.

Môi trường văn hoá xã hội: Điển hình như dân số để xác định nhu cầu của thị trường, xu hướng vận động dân số về tỷ lệ sinh tử hay độ tuổi trung bình qua đó nghiên cứu và xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, xu hướng dịch chuyển dân cư, thu nhập và sự phân bố thu nhập, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo…

Môi trường khoa học công nghệ: Doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi và phát triển về khoa học công nghệđề không thụt lùi so với đối thủ. Ngoài ra, đây cũng chính là cách để nghiên cứu và thực hiện tung ra thị trường các sản phẩm mới nhằm chiếm lĩnh thị trường.

Môi trường tự nhiên: Bao gồm các biến động của thiên nhiên như lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, ô nhiễm… tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là hệ thống phân phối.

24

Khách hàng: Là đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến liên quan đến nhu cầu, hành vi tiêu dung hay những quyết định lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi đã tiếp cận được khách hàng, cách bạn cần làm là giữ chân họ lại hoặc giới thiệu khách quen cho doanh nghiệp.

Nhà cung cấp: Là đối tác cung cấp hàng hoá cho doanh nghiệp, tuy nhiên phải đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ, độ uy tín và có những chính sách hoa hồng xứng đáng kích thích hợp tác.

Đối thủ cạnh tranh: Phân tích đối thủ cạnh tranh nhằm xác định điểm mạnh điểm yếu của đối thủ trên thị trường. Dựa trên các căn cứđể xây dựng kế hoạch cho doanh nghiệp và tạo cơ hội vượt qua.

Sản phẩm: Hiểu rõ về đặc điểm cũng như tính chất của sản phẩm, dịch vụ chính là vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp. Bởi lẽ tất cả các khâu đều được tổ chức trên một quy trình chuẩn thì khi sản phẩm dịch vụđến tay người tiêu dùng sẽđảm bảo chất lượng và độ tin cậy cao từ đó gia tăng doanh số bán hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tóm lại, Marketing 7P gồm các yếu tố như: Sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến, con người, quy trình và trải nghiệm thực tế.

Để xây dựng một chiến lược Marketing thành công, các doanh nghiệp cần phải kết hợp 7 yếu tố trên đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn cùng đặc thù sản phẩm, thị trường hiện tại của doanh nghiệp.

Trên đây là những lý thuyết cơ bản về Marketing Mix 7P, nội dung của chương 1 là cơ sở để phân tích thực trạng Marketing của doanh nghiệp.

25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RUBY FITNESS

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động marketing mix của công ty cổ phần ruby fitness (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)