Cơ cấu tài sản – nguồn vốn từ năm 2018 – 2020
Trong hoạt động kinh doanh, vốn là điều kiện là cơ sở vật chất cần thiết cho doanh nghiệp để có thể thực hiện được các phương án kinh doanh. Với bất kỳ công ty nào cũng vậy và để có thể hoạt động phải có vốn đầu tư.
Bảng 2. 1:Tình hình tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2018 – 2020
(Đơn vị tính: Đồng Việt Nam) Chi tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch 2019 - 2018 Chênh lệch 2020 - 2019 Tài sản A. TS ngắn hạn 3.590.121.203 4.200.314.112 7.103.451.257 610.192.909 2.903.137.145 B. TS dài hạn 6.528.109.920 6.805.410.364 3.917.482.892 277.300.444 2.887.927.466 Tổng tài sản 10.118.231.123 11.005.724.476 11.020.934.149 887.493.353 15.209.673 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 183.989.359 1.003.956.053 1.119.811.004 819.966.664 115.854.951 B. Vốn CSH 9.934.241.765 10.001.768.423 7.901.123.145 67.526.658 2.100.645.278 Tổng NV 10.118.231.123 11.005.724.476 11.020.934.149 887.493.353 15.209.673
34
Về tài sản
Trong cả 2 năm 2018 - 2019 cơ cấu của tài sản dài hạn chiếm ưu thế so với tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản. Đây là một điều hợp lý do đặc thù công ty trong giai đoạn này chủ yếu cung cấp dịch vụ phòng tập Fitness nên phần lớn là tài sản cố định cùng với đó là hoạt động phân phối setup thiết bị phòng tập. Vào năm 2020 tài sản ngắn hạn chiếm ưu thế hơn so với tài sản dài hạn do công ty thực hiện thanh lý 2 phòng tập và tập chung chuyển sang setup, phân phối thiết bị gym.
Tổng tài sản của công ty tăng qua các năm, cụ thể từ 10.118.231.123 đồng năm 2018 đến 11.005.724.476 đồng năm 2019 và đạt 11.020.934.149 đồng năm 2020. Nhìn chung, trong giai đoạn 2018 – 2020, tài sản của công ty đã tăng lên đáng kể cho thấy công ty có xu hướng phát triển, từ 2019 – 2020 do ảnh hưởng của covid -19 công ty gặp khó khăn và có định hướng tập chung nhiều hơn về mảng setup phòng tập. Việc ổn định về tài sản đem lại rất nhiều lợi ích cho công ty trong các hoạt động kinh doanh. Khi có khối lượng tài sản vững chắc thì công ty sẽ yên tâm hơn trong việc phát triển ngành nghề, dịch vụ của mình.
Về nguồn vốn
Nhìn tổng quan, ta thấy rằng có sự gia tăng về nguồn vốn của công ty trong 3 năm từ 2019 đến năm 2020. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nợ phải trả trên tổng nguồn vốn. Năm 2019 tổng nguồn vốn tăng 887.493.353 đồng so với năm 20120. Năm 2020, tổng nguồn vốn tăng thêm 15.209.673 đồng so với năm 2019. Mức tăng nguồn vốn do sự gia tăng của nợ phải trả, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn, khách hàng ứng tiền trước và sự gia tăng của nguồn vốn chủ sở hữu.
35
Nhận xét
Nhìn chung, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty Cổ phần Ruby Fitness đều gia tăng cho thấy quy mô về tài sản và nguồn vốn của công ty đã đạt tăng trưởng. Tuy khối lượng tài sản và nguồn vốn của công ty còn chưa lớn nhưng việc gia trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 là tín hiệu đáng mừng đối với công ty trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay. So với các doanh nghiệp cùng ngành khác trên thị trường, khối lượng nguồn vốn của công ty Cổ phần Ruby Fitness còn nhỏ, tiềm lực tài chính chưa lớn mạnh, do vậy, như sự quan tâm đầu tư cũng như kinh phí cho các hoạt động Marketing các sản phẩm cũng như thương hiệu của công ty chưa nhiều. Chính vì các hoạt động Marketing quảng bá thương hiệu và sản phẩm còn ít nên công ty cũng như các sản phẩm chưa được biết đến, gây khó khăn trong việc huy động, gia tăng nguồn vốn.