Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, trong tổng kim ngạch 41,3 tỷ USD xuất khẩu nông lâm thủy sản của năm 2019, thì giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 18,5 tỷ USD, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm trước.
+) Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 12 năm 2019 ước đạt 65 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cả năm 2019 lên 710 triệu USD, tăng 10,6% so với năm 2018. Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trở thành điểm sáng nhất trong xuất khẩu nông sản;
+) Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 12/2019 đạt 474 nghìn tấn với giá trị đạt 214 triệu USD. Tổng kết cả năm 2019, nước ta xuất khẩu 6,34 triệu tấn gạo, đem về 2,79 tỷ USD, tăng 3,9% về khối lượng nhưng giảm 9,7% về giá trị so với năm 2018. Ở mặt hàng rau, tháng 12/2019 đã thu về 320 triệu USD kim ngạch xuất khẩu. Tổng giá trị xuất khẩu rau quả năm 2019 đạt 3,74 tỷ USD, giảm 1,9% so với năm 2018. Xuất khẩu cà phê 2019 ước đạt 1,59 triệu tấn và 2,75 tỷ USD, giảm 15,2% về khối lượng và giảm 22,4% về giá trị so với năm 2018.
20
Nguồn: Xuất nhập khẩu Việt Nam
Năm 2019, 5 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chính của Việt Nam là Trung Quốc, Hoa Kì, EU, ASEAN và Nhật Bản chiếm thị phần lần lượt là 27,8% (giá trị giảm 0,6% so với 2018); 21,9% (+10,8%); 11,4% (-5,3%); 9,8% (+2,8%) và 8,7% (+9,1%). Hiện Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam và còn là thị trường đứng thứ 1 về cao su, rau quả và sắn các loại ( các mặt hàng rau củ, trái cây của Việt Nam được xuất khẩu đến 55 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng vẫn đang tồn tại nghịch lý là ngành hàng này còn phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc với hơn 73% tổng giá trị xuất khẩu. Lượng rau củ, trái cây Việt Nam xuất khẩu vào hàng loạt nước còn lại chiếm tỷ lệ rất ít, mỗi nước mới chỉ có vài mặt hàng như: xoài, thanh long, nhãn, vải, sầu riêng... Ngay cả thị trường Trung Quốc, phần lớn nông sản, trái cây Việt Nam cũng xuất khẩu theo đường tiểu ngạch.); đứng thứ 3 về gỗ và các sản phẩm gỗ; đứng thứ 4 về chè; đứng thứ 5 về thủy sản; đứng thứ 9 về cà phê..., đồng thời là thị trường tiềm năng đối với một số mặt hàng nông sản khác. Điều này cho thấy, những năm gần đây, nông sản Việt Nam mặc dù đã xuất khẩu đi nhiều nước trong khu vực và thế giới, nhưng vẫn phụ thuộc khá nhiều vào thị trường Trung Quốc, gây rủi ro lớn đối với thị trường tiêu thụ của Việt Nam. Ngay sau Tết Nguyên đán, dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid - 19) lan rộng, Trung Quốc đã tạm đóng cửa biên giới nên hoạt động XK sang thị trường này phải tạm dừng, nông sản ùn ứ. Cập nhật mới nhất của Bộ Công Thương cho thấy, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) tồn đọng 106 xe vận tải nông sản, trái cây như thanh long, mít, ớt, nhãn,…gây ảnh
21
hưởng nặng nề cho doanh nghiệp; nhiều trường hợp bị thương lái Trung Quốc ép giá, gây thiệt hại cho người nông dân.
Không chỉ vậy, vấn đề “Được mùa mất giá” là một thực tiễn đã kéo dài nhiều năm đối với các mặt hàng nông sản của nước ta, điển hình là đối với các mặt hàng nông sản có thời gian thu hoạh ngắn như vải thiều, nhãn lồng, thanh long, dưa hấu, xoài, cà chua, rau xanh
+) Đối với mặt hàng dưa hấu, vào thời điểm tháng 3/2014, mùa dưa hấu bội thu, giá rớt xuống mức 4.000-5.000 đồng/kg thu mua, đồng thời tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn, hàng ngày có hàng trăm xe chở dưa hấu xếp hàng tại cửa khẩu chờ được làm thủ tục thông quan. Thời gian thông quan kéo dài khiến cho dưa hấu bị giảm chất lượng, thậm chí bị hỏng và phải bỏ đi, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.
+) Rau xanh sau tết năm 2015 – thời điểm mà giá các loại rau xanh thường tăng giá theo mùa vụ thì tại tất cả các chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội lại ngập tràn các loại rau với giá rất rẻ.Những loại rau thường được sử dụng cho bữa ăn hàng ngày như su hào, bắp cải, rau cần, rau muống có giá chỉ bằng 2/3 so với thời điểm trước Tết. Giá bắp cải chỉ còn 3.000 đồng/kg, su hào giá 2.000 đồng/củ, cải chíp chỉ còn lại 5.000 - 7.000 đồng/kg, rau cần 3.000 - 4.000 đồng/mớ, cà chua giảm còn 7.000 đồng/kg, cải cúc chỉ còn 2000 đồng/mớ thậm chí có nơi 1.000 đồng/mớ.
Đặc điểm vùng sản xuất nông sản ở nước ta thường ở rất xa các vùng tiêu thụ chủ yếu, chưa áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, khâu bảo quản hàng hóa không được quan tâm đầu tư khiến cho hàng nông sản dễ bị hỏng nếu như không tiêu thụ được ngay. Chính vì vậy, vai trò của hệ thống phân phối là rất quan trọng trong việc tiêu thụ và phát triển sản xuất hàng nông sản.