Giải pháp phía Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản việt nam hiện nay (Trang 81 - 92)

3.2.2.1. Tăng cường liên kết giữa các Doanh nghiệp, HTX

Hệ thống phân phối muốn phát triển nhanh và mạnh phải được xây dựng và phát triển từ các chủ thể riêng lẻ. Vốn nhỏ và thiếu là vấn đề nổi cộm đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp phân phối hàng nông sản nói riêng. Để có đủ vốn với quy mô lớn không thể chỉ trông chờ vào chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ mà các doanh nghiệp phải chủ động tạo ra các liên kết trong và ngoài chuỗi. Mạng lưới bao phủ kém thì phải sử dụng hệ thống nhiều kênh, trong đó phải sử dụng tốt hệ thống đại lý. Trong bối cảnh các Tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài đang chi phối thị trường hàng nông sản thì các doanh nghiệp trong nước có điểm mạnh ở khâu nào (chẳng hạn là ở khâu sản xuất) thì tham gia vào khâu đó trước tiên, sau đó thì tiếp tục mở rộng và nâng cấp chuỗi của mình. Nói đến nâng cao năng lực cạnh tranh cũng cần phải xác định một trong những giải pháp quan trọng đó là nâng cao trình độ quản trị ở các khâu và toàn bộ hệ thống. Phải nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các nhà phân phối và toàn bộ hệ thống.

75

Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp có thể phát triển phương thức đại lý mua bán, hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa đại lý và doanh nghiệp trong tiêu thụ nông sản. Tổ chức mạng lưới đại lý của doanh nghiệp, trong đó thành phần chủ yếu là các hợp tác xã, các cá nhân và hộ kinh doanh. Từng bước thu hút và sử dụng những người buôn chuyến, thương lái, chủ vựa tham gia vào mạng lưới đại lý, đảm nhiệm việc mua bán, ủy thác cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp thông qua mô hình hợp tác xã thương mại và dịch vụ ở nông thôn làm cầu nối giữa người sản xuất nông sản với các doanh nghiệp thương mại và cơ sở chế biến, thực hiện việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho nông dân.

Trong mối liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến - bảo quản với các hộ nông dân/tổ hợp tác hay hợp tác xã và chủ trang trại, doanh nghiệp đóng vai trò lãnh đạo, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo quy trình GAP và thực hiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, giải quyết tốt 03 vấn đề mà nhà nông không tự làm được là (i) Thương hiệu và thị trường; (ii) Áp dụng công nghệ mới và (iii) Vốn kinh doanh. Các doanh nghiệp chế biến - bảo quản nông sản không chỉ bảo đảm việc tiêu thụ nông sản cho nông dân hay hợp tác xã, mà còn hướng dẫn nông dân thực hiện GAP, thông qua việc cung ứng giống, vật tư nông nghiệp và dịch vụ khuyến nông (trực tiếp cho các trang trại hay thông qua hợp tác xã). Nhờ đó, các doanh nghiệp này mới có nông sản nguyên liệu để chế biến, vừa bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo HACCP, vừa đáp ứng đủ khối lượng và thời gian cung ứng sản phẩm theo yêu cầu của thị trường (thông qua xuất khẩu hay các siêu thị trong nước). Nhờ đó, thương hiệu nông sản gắn với từng doanh nghiệp mới được xác lập trên thị trường trong và ngoài nước, làm gia tăng giá trị của hàng nông sản.

Sự liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế với nhau dưới nhiều hình thức theo cả chiều dọc (giữa các khâu, các công đoạn của quá trình lưu thông hàng hóa) lẫn chiều ngang (giữa các khu vực, các địa bàn của thị trường) như thành lập các tập đoàn thương mại, các tổng công ty kinh doanh thương mại, - phát triển mạnh các hợp tác xã thương mại - dịch vụ trên các địa bàn, trọng tâm là địa bàn nông thôn, để từng bước tạo ra sức mạnh cho toàn bộ hệ thống phân phối hàng nông sản.

76

Muốn quản trị tốt hệ thống phân phối hàng nông sản cần:

+) Xây dựng hệ thống thông tin hoàn chỉnh trong hệ thống, đảm bảo thông tin thông suốt từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Doanh nghiệp phải xác định rõ các thông tin cần trao đổi giữa các thành viên trong hệ thống và nhanh chóng sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại trong quản lý các dòng chảy của HTPP. Những phương tiện thông tin này sẽ làm giảm chi phí của các dòng chảy marketing, xác định lại phạm vi thị trường, thay đổi những nguyên tắc và cơ sở cạnh tranh, xác định lại phạm vi kinh doanh và tạo ra các công cụ cạnh tranh mới. Mỗi thành viên của HTPP có thể liên hệ mật thiết với các nhà cung ứng ở phía trên hoặc khách hàng ở phía dưới. Hoàn thiện dòng thông tin trong hệ thống tác động lớn đến sự phối hợp trong hệ thống và chi phí điều hành hệ thống, và là cơ sở để hoàn thiện các dòng chảy khác;

+) Quản lý dòng phân phối vật chất dựa trên dòng thông tin tiên tiến và các phương tiện vận tải, lưu kho hiện đại. Doanh nghiệp cần chuyển dần sang sử dụng các phương tiện vận tải có năng suất cao, chi phí thấp và tính toán phối hợp giữa vận tải và lưu kho sao cho có tổng chi phí phân phối vật chất tối ưu. Hệ thống thông tin trong HTPP tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện dự trữ hàng hóa trong hệ thống. Các phương thức phân phối “ngay lập tức”, “đáp ứng khách hàng hiệu quả” có thể làm giảm dự trữ tồn kho, giảm chi phí đặt hàng và tránh được những rủi ro, tổn thất cho doanh nghiệp;

+) Tăng cường dòng xúc tiến. Doanh nghiệp cần xác định hoạt động xúc tiến thương mại không chỉ là hoạt động của bộ phận quản trị HTPP mà là trách nhiệm chung của mọi thành viên trong hệ thống;

+) Đổi mới dòng đàm phán. Do sử dụng các kỹ thuật thông tin khác nhau nên đàm phán giữa các thành viên trong kênh cần có sự thay đổi. Để thiết lập các quan hệ hợp tác hiệu quả, các thành viên trong kênh phải nâng cao năng lực đàm phán để phân chia công việc phân phối hợp lý, tiến đến chuyển từ đàm phán theo từng thương vụ buôn bán sang đàm phán nhằm đảm bảo quan hệ kinh doanh lặp lại của cả hệ thống;

+) Hoàn thiện dòng thanh toán. Các doanh nghiệp khi tham gia vào HTPP phải thiết lập một cơ chế thanh toán với phương thức và thời gian hợp lý, cần có thông tin đầy đủ về tình hình tài chính của các thành viên chủ yếu trong kênh. Chi phí và rủi ro trong hoạt động thanh toán sẽ giảm nhờ sử dụng hệ thống đặt hàng và thanh toán điện tử trong hệ thống;

77

+) Tối ưu hóa dòng đặt hàng. Để thực hiện tốt hoạt động phân phối, các doanh nghiệp cần phải xây dựng được quy trình thu thập, tập hợp, giải quyết đơn đặt hàng tối ưu. Vận dụng công nghệ thông tin tiên tiến sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng các hệ thống đặt hàng tự động và quản lý tồn kho bằng máy tính, thời gian đặt hàng, chờ đợi và giao hàng cần được rút ngắn;

+) Dòng chuyển quyền sở hữu. Trên cơ sở đánh giá các thành viên hiện tại trong HTPP, doanh nghiệp cần điều khiển được quá trình mua và bán mặt hàng của mình trên thị trường, tránh buôn bán lòng vòng;

+) Cải thiện dòng tài chính. Doanh nghiệp cần phát triển các cơ chế tạo vốn trong HTPP. Mỗi thành viên trong kênh đều tham gia vào quá trình tập trung và phân bổ vốn hoạt động. Các doanh nghiệp có tiềm lực giữ vai trò lãnh đạo hệ thống cần phát triển một chương trình giúp đỡ tài chính cho các thành viên khác có quy mô nhỏ hơn trong hệ thống;

+) Dòng san sẻ rủi ro. Khi rủi ro được san sẻ giữa các thành viên trong HTPP, trách nhiệm của mỗi thành viên trước những rủi ro đó sẽ được xác định rõ, giúp cho việc thực hiện trách nhiệm được diễn ra nhanh chóng và tránh gây mâu thuẫn;

+) Dòng thu hồi bao gói. Phối hợp giữa dòng vận động vật chất và dòng thu hồi bao gói để giảm chi phí vận tải và lưu kho. Cần điều hành quá trình thu hồi hợp lý về thời gian và không gian.

Liên quan đến quản trị hiện đại đó là việc đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử B2B và B2C để phát triển phương thức hiện đại trong tiêu thụ nông sản qua. Ứng dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản có rất nhiều ưu điểm và tiềm năng phát triển vì vậy các doanh nghiệp trong nước và các trang trại sản xuất lớn, các hợp tác xã cần chú trọng hơn nữa loại hình này vì vừa tiết kiệm được chi phí giao dịch, chi phí xúc tiến thương mại, vừa mang lại hiệu quả cao. Doanh nghiệp có thể tận dụng các hỗ trợ của Nhà nước trong quảng bá sản phẩm, phát triển các giao dịch thương mại hàng nông sản qua mạng Nut Trade để tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các doanh nghiệp phải chủ động trong bảo mật thông tin và bảo đảm an toàn trong giao dịch thương mại điện tử, không để các hậu quả xấu diễn ra.

3.2.2.3 Giám sát việc thực hiện quy trình sản xuất, các quy định về quy cách, chất lượng sản phẩm

78

Để chất lượng hàng hóa ổn định, đảm bảo tính bền vững của thương hiệu nông sản thì việc định hướng sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBAL GAP, VIETGAP là cần thiết, hướng tới quy cách, chất lượng sản phẩm ổn định.

Hiệp hội cần phối hợp với Cục trồng trọt, Cục Chăn nuôi và Cục Chế biến Nông lâm Thủy sản và Nghề muối xây dựng quy chuẩn quốc gia cho ngành nông sản để tạo khung pháp lý kiểm soát chất lượng từ nguồn nguyên liệu thô để từ đó có cơ sở đề xuất hệ thống quản lý chất lượng hàng nông sản phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Trên cơ sở đó, Hiệp hội cần xây dựng những hàng rào kỹ thuật trong thương mại và các biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của kênh phân phối, đề xuất xử lý trường hợp sản xuất không đáp ứng được quy chuẩn/tiêu chuẩn kỹ thuật đối với nguyên liệu và sản phẩm nông sản.

3.2.2.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng

Do hệ thống phân phối nông sản liên quan đến cả 3 lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến và thương mại, do vậy, nguồn nhân lực đòi hỏi phải được trang bị kiến thức tương đối toàn diện trên cả 3 lĩnh vực. Đây cũng là một áp lực không nhỏ đối với các nhà tuyển dụng cũng như đối với nhân lực của thị trường phân phối nông sản. Hiệp hội cần phối hợp, đề nghị các đơn vị có chuyên môn hỗ trợ phát triển Nguồn nhân lực ngành phân phối đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại của vùng và từng tỉnh thông qua các hoạt động: +) Tập trung đào tạo đủ nguồn nhân lực cho ngành thương mại để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, thúc đẩy nâng cao trình độ công nghệ kinh doanh; đủ khả năng nắm bắt và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Tổ chức đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý, nâng chất lượng đào tạo lên ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới;

+) Khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà quản trị doanh nghiệp được tham quan, học tập kinh nghiệm ở các cơ sở trong nước và nước ngoài;

+) Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề, cũng cố và đầu tư phát triển các trường dạy nghề của các địa phương trong vùng;

+) Có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp và các địa phương tổ chức đào tạo nguồn nhân lực bằng các hình thức đào tạo theo địa chỉ, đào tạo tại chỗ, tổ chức dạy nghề cho cán bộ, nhân viên tại doanh nghiệp kinh doanh thương mại;

79

+) Thu hút nguồn nhân lực quản trị chất lượng cao tại các doanh nghiệp thương mại có quy mô lớn thông qua cơ chế đãi ngộ phù hợp;

80

KẾT LUẬN

Hệ thống phân phối là một trong những yếu tố tổ chức quan trọng giúp cho sự phát triển hàng nông sản Việt Nam. Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, hệ thống phân phối hàng nông sản ở Việt Nam cũng được định hình và từng bước phát triển, tạo nên một phương thức kinh doanh theo nhu cầu phù hợp với cơ chế thị trường, góp phần đáng kể vào quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên, hệ thống phân phối hàng nông sản ở Việt Nam phát triển chưa bền vững, còn mang tính tự phát, HTPP truyền thống chiếm đa số, thiếu tính liên kết, hoặc liên kết lỏng lẻo. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “ Phát triển

hệ thống phân phối hàng nông sản Việt Nam hiện nay” sẽ góp phần giải quyết

những vướng mắc trong quá trình phát triển của hệ thống phân phối hàng nông sản của nước ta. Nội dung chủ yếu của khóa luận tập trung vào các vấn đề:

(1) Làm rõ cơ sở lý luận về hệ thống phân phối hàng hóa nói chung và hê thống phân phối hàng nông sản nói riêng.

(2) Khóa luận đã phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống phân phối hàng nông sản giai đoạn 2010-2019 gồm các yếu tố nội tại nền kinh tế nước ta, đặc biệt là vấn đề về cơ chế, chính sách hệ thống phân phối hàng hóa và các văn bản luật liên quan như Đất đai, quy hoạch, cùng các yếu tố tác động từ bên ngoài thông qua các hiệp định tự do hóa thương mại mà Việt Nam đã ký kết. Trên cơ sở phân tích các số liệu về tình hình phát triển hệ thống phân phối truyền thống và liên kết dọc đối với mặt hàng nông sản giai đoạn 2010-2019, đề tài đã chỉ ra những thành tựu đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản thời gian qua.

(3) Đồng thời đã chỉ ra các định hướng phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản trong thời gian tới. Các giải pháp của khóa luận chú trọng tới việc khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản thời gian qua gồm sửa đổi cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới lĩnh vực phân phối và đầu tư. Cũng như các giải pháp Doanh nghiệp tham gia hệ thống phân phối hàng nông sản Việt Nam hiện nay. Vì thời gian có hạn, khóa luận còn nhiều sai sót, kính mong sự đóng góp của thầy cô giáo và các bạn để đề tài nghiên cứu này ngày càng được hoàn thiện hơn.

81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Các văn bản hành chính Nhà nước

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2012), Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành trung ương đảng khóa xi về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

2. Bộ Chính trị (2013), Kết luận số 56-KL/TW Về đẩy mạnh thực hiện nghị quyết trung ương 5 khóa ix về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

3. Bộ Công Thương (2011), Quyết định số 3098/QĐ-BCT Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại việt nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến 2030.

4. Bộ Công Thương (2012), Quyết định số 6184/QĐ-BCT Phê duyệt “quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước đến 2020 và tầm nhìn đến 2030”.

5. Bộ Công Thương (2013), Quyết định số 9428/QĐ-BCT Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm hội chợ triển lãm trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

6. Bộ Công Thương (2015), Quyết định 6481/QĐ-BCT Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

7. Chính phủ (2009), Nghị định số 114/2009/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản việt nam hiện nay (Trang 81 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)