Cơ chế chính sách phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản việt nam hiện nay (Trang 51 - 59)

Nhà nước luôn dành nhiều sự quan tâm, hỗ trợ đối với ngành Nông nghiệp trong đó phải kể đến là những chính sách phát triển thương mại và hệ thống phân phối hàng hóa giúp cho tiêu thụ nông sản nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung phát triển một cách tích cực hơn. Có thể kể đến như là:

- Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 phê duyệt Đề án phát

triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Đề

án đã xác định rõ hướng đi cho sự phát triển ngành nông nghiệp:

+) Thiết lập và phát triển mối liên kết trực tiếp, ổn định và lâu dài giữa các doanh nghiệp thương mại (lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu) với cơ sở

45

công nghiệp chế biến, hợp tác xã thương mại và dịch vụ, công ty cổ phần và với hộ nông dân, trang trại, cơ sở nuôi trồng nông lâm thủy sản. Tạo ra mối liên kết dọc theo từng sản phẩm, từ khâu giống, kỹ thuật, vật tư đầu vào, sản xuất, thu mua, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ (trong và ngoài nước);

+) Củng cố và phát triển mô hình hợp tác xã thương mại và dịch vụ ở nông thôn làm cầu nối giữa người nuôi, trồng với các doanh nghiệp thương mại và cơ sở chế biến, thực hiện việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho nông dân. Khuyến khích việc hình thành các mối liên kết (hợp tác) trực tiếp giữa các hộ nuôi trồng thủy sản, sản xuất tập trung, các hợp tác xã thương mại- dịch vụ và các cơ sở chế biến.

+) Chú trọng xây dựng các loại hình chợ dân sinh (bán lẻ tổng hợp, phục vụ sản xuất và đời sống tại chỗ của nông dân), chợ đầu mối, chợ chuyên doanh phát luồng bán buôn, trung tâm đấu giá, sàn giao dịch ở vùng sản xuất nông sản tập trung (tiêu thụ nông sản thông qua bán buôn để chuyển bán cho thị trường khu vực khác, cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu); các tổng kho bán buôn, trung tâm logistics (để bảo quản, sơ chế, phân loại, bao gói, vận chuyển làm tăng giá trị sản phẩm và cung ứng cho mạng lưới bán buôn, bán lẻ trong nước và xuất khẩu).

- Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 6/1/2010 phê duyệt Đề án: “Phát triển

thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020”. Đối

với phát triển mạng lưới kinh doanh hàng nông sản, đề án xác định rõ:

+) Tại những vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, hình thành các kênh tiêu thụ cấp độ lớn với sự tham gia của các doanh nghiệp nòng cốt (doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa); doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thương mại, hộ kinh doanh, hệ thống đại lý, chợ đầu mối nông sản cấp vùng và cấp tỉnh. Gắn tổ chức kênh này với việc xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ một số nông sản chủ yếu (thóc gạo, lạc, rau, quả, thủy sản, muối) thông qua các hợp tác xã với phương thức ký hợp đồng ngay từ đầu vụ sản xuất;

+) Tại những vùng sản xuất nông sản hàng hóa chưa phát triển, phân tán, tạo lập kênh lưu thông ở cấp độ vừa và nhỏ, phù hợp với nhu cầu thị trường, với sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã thương mại, hộ kinh doanh,…Hàng nông sản được tiêu thụ chủ yếu thông qua mạng lưới chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh tại các thị trấn, thị tứ; chợ dân sinh và cửa hàng tạp hóa ở địa bàn xã. Gắn với kênh này là việc xây dựng mô hình thí điểm tiêu

46

thụ một số nông sản (thóc gạo, lạc, rau, quả, thủy sản và muối) thông qua các hộ kinh doanh với hợp đồng kinh tế được ký vào thời điểm thu hoạch;

+) Tại các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xây dựng mối liên kết kinh tế bền vững giữa hộ nông dân, hợp tác xã thương mại với cơ sở sản xuất- chế biến, giữa cơ sở sản xuất – chế biến với doanh nghiệp thương mại; xây dựng cơ chế để các hộ sản xuất và xã viên Hợp tác xã được mua cổ phần trong các công ty cổ phần hoặc doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa”.

- Quyết định số 964/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo

giai đoạn 2015 – 2020. Từ 2016 đến nay, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp

với các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan triển khai được 60 đề án, nhiệm vụ. Kết quả đạt được:

+) Kết nối và thu hút được các doanh nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua quảng bá sản phẩm hàng hóa nông lâm thủy sản của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, hình thành chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện đại, bền vững;

+) Tạo điều kiện cho sản phẩm nông sản thế mạnh của địa phương cung ứng vào hệ thống phân phối cả nước và xuất khẩu;

+) Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành hàng có lợi thế tại các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo;

+) Xây dựng mô hình phân phối đặc thù cho sản xuất và tiêu dùng tại một số địa phương nhằm tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn huyện đảo sản xuất, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm đặc trưng của huyện đảo,…

+) Tuy nhiên, các hoạt động của chương trình chủ yếu từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế, không có đầu tư cho cơ sở hạ tầng thương mại, đồng thời Trung ương mới cấp được khoảng 39% kinh phí so với nguồn ngân sách Trung ương đã phê duyệt tại chương trình 964. Vì vậy, việc triển khai còn hạn chế, chưa mở rộng được khắp các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Mà theo

Quyết định 40/2015/QĐ-CP, ngành thương mại chỉ có các đổi tượng là dự án chợ dân sinh, chợ đầu mối, trung tâm logistics, trung tâm hội chợ triển lãm, kết cấu hạ tầng xuất khẩu, nhập khẩu ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn thì mới được sử dụng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020, mà những vùng này thực chất rất khó thu hút đầu tư từ tư nhân.

47

- Để thực hiện các Nghị định và Quyết định của Chính phủ về phát triển thương mại, Bộ Công Thương đã ban hành một số Quyết định phê duyệt các quy hoạch phát triển thương mại. Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát

triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến 2030;

Quyết định số 6184/QĐ-BCT ngày 19/10/ 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm

thương mại cả nước đến 2020 và tầm nhìn đến 2030; Quyết định số 9428/QĐ-

BCT ngày 13/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm hội chợ triển lãm trên địa bàn cả nước đến 2020

và định hướng đến 2030. Quyết định 6481/QĐ-BCT ngày 26/6/2015 phê

duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025,

tầm nhìn đến năm 2035. Nội dung chủ yếu của các quyết định trên tập trung

vào xác định quan điểm, mục tiêu, định hướng và phân bố quy hoạch hạ tầng thương mại theo không gian lãnh thổ cả nước và các tỉnh/thành phố. Các giải pháp phát triển vẫn chủ yếu dựa vào các quy định hiện hành của nhà nước. Dù vậy, công tác quy hoạch vẫn còn nhiều thiếu sót:

+) Công tác quy hoạch chưa theo kịp với thực tiễn và tốc độ phát triển kinh tế xã hội. Tại một số địa phương, một số quy hoạch còn mang tính định hướng hoặc chưa đồng bộ với các quy hoạch ban hành sau này, dẫn đến triển khai còn lúng túng, khó thực hiện. Sự phối hợp giữa các ngành có liên quan tại địa phương trong triển khai quy hoạch đôi khi còn hạn chế, bị động;

+) Việc bố trí quỹ đất cho phát triển hạ tầng thương mại tại địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Quy hoạch chợ đầu mối chưa gắn với quy hoạch vùng lãnh thổ nên thiếu mặt bằng thuận lợi cho đầu tư xây dựng và phát triển chợ đầu mối trong khi các công trình xây dựng chợ đầu mối đòi hỏi những yêu cầu đặc biệt về vị trí xây dựng như có diện tích đất lớn, thuận lợi giao thông thủy, bộ. Hầu hết các quy hoạch chợ đầu mối còn thiếu tầm nhìn, chủ yếu mang tính định hướng hoặc chưa đồng bộ dẫn đến triển khai còn lúng túng, khó thực hiện;

+) Quyết định 6481/QĐ-BCT chưa theo kịp thực tiễn phát triển đặc biệt là các chợ đầu mối theo tiêu chuẩn quốc tế (về quy mô, diện tích, vị trí). Bên cạnh đó,

Luật Quy hoạch 21/2017/QH14 có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 cũng có thể ảnh hưởng đên tính liên tục, thống nhất của việc phát triển chợ đầu mối trên toàn quốc.

48

- Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam

đến năm 2025 cùng với việc ban hành Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày

30/12/ 2017 quy định về kinh doanh dịch vụ logisticsChỉ thị số 21/CT-TTg

ngày 18/7/2018 về Đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí

logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông. Kế hoạch hành động,

những quy định về kinh doanh dịch vụ logistics và Chỉ thị quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ này mang tính đột phá tạo hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh thúc đẩy hoạt động logistics của nước ta ngày càng phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong triển khai thực tiễn, các cơ quan quản lý cấp Sở, ngành, địa phương và các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.

+) Một số các quy định vẫn còn chồng chéo, phát sinh nhiều thủ tục hành chính và kiểm tra chuyên ngành chưa phù hợp. Mặc dù, các cơ quan chủ quản đã ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn khắc phục nhưng chưa có sự đánh giá tình hình thực hiện các chính sách quản lý, phát triển ngành logistics một cách tổng thể để kịp thời sửa đổi cho phù hợp với đặc thù của hoạt động logistics trong thực tiễn;

+) Công tác phối hợp nghiên cứu, xây dựng quy hoạch của các Bộ, ngành, địa phương chưa thực sự phát huy hiệu quả, hiệu lực; một số tỉnh, thành phố có tiềm năng nhưng cơ sở hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông chưa được đầu tư tương xứng nên các hoạt động dịch vụ logistics nhìn chung chưa phát triển được. Đặc biệt cho đến nay, nước ta vẫn chưa có một Chiến lược tổng thể phát triển ngành logistics của Việt Nam.

- Từ Nghị định 61/2010/NĐ-CP về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, sau đó Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định 61/2010/NĐ-CP. Tuy nhiên, tổng kết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho thấy còn bất cập.

+) Thủ tục hành chính triển khai dự án đầu tư và nhận hỗ trợ của doanh nghiệp còn phức tạp (16 bước với khoảng 40 văn bản có liên quan, tùy theo từng địa phương và loại dự án);

+) Tiếp cận đất đai khó khăn, quy hoạch sử sử dụng đất thường xuyên thay đổi. Theo Luật Đất đai 2013 quy định: cấm nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức quy định (Điều 12) và khi Nhà nước thu hồi đất Nhà nước sẽ không

49

bồi thường về đất đối với diện tích đất ngoài hạn mức (Có bồi thường tài sản đầu tư trên đất). Chính sách này làm giảm động lực tích tụ đất đai ở nông thôn. Mặt khác, Luật Đất đai 2013 (Điều 13) quy định theo hướng hạn chế các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư phát triển KTXH, mặc dù cơ chế tự thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư nhưng nhiều trường hợp khó đạt được sự đồng thuận cao của người sử dụng đất nên không thể tích tụ, tập trung được đất đai. Ngoài ra, chưa có quy định rõ ràng vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ thuê lại hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp của nông dân nên việc triển khai các dự án đầu tư của doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp quy mô lớn gặp khó khăn;

+) Các điều kiện hỗ trợ còn khó đáp ứng. Đặc biệt là khó khăn về nguồn vốn, phần lớn các địa phương trông chờ hỗ trợ từ Trung ương, trong khi nguồn ngân sách Trung ương cũng rất hạn chế;

+) Hầu như không có chính sách ưu đãi (Thuế, đất đai, tín dụng,..) đầu tư phát triển riêng cho ngành phân phối bán lẻ và cho hệ thống hạ tầng thương mại nói riêng. Ngoài ra, theo Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/02/2012 về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước

công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 không có chính sách riêng nên

không bố trí nguồn lực riêng để tập trung phát triển . Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại được lồng ghép trong mục tiêu phát triển thương mại nói chung vì vậy việc tập trung đầu tư bị hạn chế. Còn có sự không thống nhất giữa các văn bản khác nhau trong chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư, danh mục loại hình, ngành nghề kinh doanh. Theo Nghị định số 114/2009/NĐ-CP : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003

của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ có nêu các thành phần kinh tế đầu

tư xây dựng chợ được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư, tuy nhiên theo Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về tín dụng

đầu tư Nhà nước thì các nhà đầu tư xây dựng chợ không được hưởng chính

sách này.

- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ (thay thế cho Nghị định 61/2010/NĐ-CP và Nghị định 210/2013/NĐ-CP) đã khắc phục phần nào vấn

đề :Về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,

nông thôn. Nghị định mới đã giảm thiểu các hỗ trợ trực tiếp (bằng tiền), điều

chỉnh các mức hỗ trợ đủ sức hấp dẫn đối với doanh nghiệp nhưng phù hợp khả năng cân đối ngân sách nhà nước và cơ chế thị trường, chỉ hỗ trợ một phần trong tổng mức đầu tư nhằm tạo trách nhiệm đầu tư hiệu quả của đồng vốn,

50

ngăn ngừa trục lời ngăn sách. Các hỗ trợ trực tiếp chỉ còn tập trung vaò một số sản phẩm tiềm năng, lợi thế cần khuyến khích phát triển. Về cơ chế hỗ trợ gián tiếp, Nghị định đã bổ sung các hỗ trợ theo thẩm quyền của Chính phủ được giao tại các luật chuyên ngành: mức miễn giảm tiền sử dụng đất; miễn giảm một số thủ tục theo pháp luật về xây dựng; cho phép chủ đầu tư dự án thực hiện song song hoặc lồng ghép các thủ tục về đất đai, môi trường, xây dựng và nhận hỗ trợ…Đặc biệt, dự án thuộc danh mục khuyến khích đầu tư nông nghiệp nông thôn sẽ không phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo Điều 32 Luật Đầu tư), thủ tục này sẽ do cơ quan Nhà nước thực hiện và trình UBND tỉnh phê duyệt quyết định đầu tư cho toàn danh mục. Những cơ chế ưu đãi trong Nghị định số 57/2018/NĐ-CP đã được quy định ở mức tối đa trong thẩm quyền của Chính phủ. Đối tượng hỗ trợ đã được mở rộng, điều kiện hỗ trợ cũng thấp hơn rất nhiều so với các Nghị định trước đây.

- Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển liên kết sản xuất được

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản việt nam hiện nay (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)