ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÀNG NÔNG SẢN VIỆT

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản việt nam hiện nay (Trang 66 - 68)

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM NÔNG SẢN VIỆT NAM

Nhà nước giữ vai trò kiến tạo, hỗ trợ, ban hành khung pháp lý, cơ chế, chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch và công bằng để khuyến khích các thành viên tham gia hệ thống tiêu thụ nông sản, xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất-chế biến- tiêu thụ nông sản an toàn bền vững; hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng nông sản ATTP.

Để đổi mới và phát triển các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản hiệu quả, cần tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, đúng quy hoạch và yêu cầu của thị trường, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, truy xuất nguồn gốc nông sản; gắn với đó là tổ chức thương mại trong nước, ngoài nước theo hướng hiện đại. Phải gắn kết các thành viên: nông dân sản xuất, HTX, doanh nghiệp (cung ứng vật tư đầu vào, khoa học công nghệ, sản xuất, chế biến, phân phối, ngân hàng) trong một “chuỗi” liên kết chặt chẽ, đảm bảo lợi ích hài hòa, chia sẻ rủi ro giữa các thành viên trong kênh; Tạo ra mối liên kết dọc cho từng sản phẩm, từ khâu giống- bảo quản- chế biến đến tiêu thụ (trong và ngoài nước), trong đó doanh nghiệp có vai trò quyết định, định hướng thị trường ngay từ khâu đầu để người nuôi, trồng lựa chọn giống, quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ (như VietGAP, GlobalGAP) và các giải gháp khoa học công nghệ, truy xuất nguồn gốc nông sản nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa sản xuất ra đap sứng vật tư phục vụ trong quá trình sản xuất và cuối cùng là tổ chức tiêu thụ sản phẩm.

Củng cố và phát triển mô hình HTX thương mại và dịch vụ như là một trung gian cần thiết giữa người nuôi, trồng với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối và ngân hàng, để tổ chức cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho nông dân.

Xây dựng cơ chế ràng buộc, gắn kết giữa các chủ thể chính trong hê thống tiêu thụ nông sản; thiết kế các chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các chủ

60

thể liên kết hữu cơ với nhau từ khâu cung ứng vật tư, sản xuất, đến tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Chú trọng xây dựng các loại hình chợ dân sinh (tiêu thụ nông sản thông qua phục vụ trực tiếp người tiêu dùng trên địa bàn nông thôn cũng như chuyên bán cho khu vực thành thị), chợ đầu mối, chợ bán buôn chuyên doanh ở vùng sản xuất nông sản tập trung (tiêu thụ nông sản thông qua bán buôn để chuyển bán cho khu vực khác, cho cơ sở chế biến và cho xuất khẩu), phát triển hạ tầng thương mại hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại,) phù hợp tại các khu đô thị và mở rộng về các khu vực nông thôn, miền núi; các kho hàng, trung tâm logistics, trung tâm cung ứng nông sản vùng (để bảo quản, sơ chế, bao gói, dự trữ làm tăng giá trị sản phẩm đồng thời chủ động thị trường và giá bán nông sản).

Kiểm soát quá trình sản xuất nông sản có chất lượng, bảo đảm ATTP theo tiêu chuẩn cụ thể: Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP cho các sản phẩm đặc sản, chủ lực (theo 3 trúc sản phẩm) và có giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường làm căn cứ cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Áp dụng việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo chuỗi: ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động truy xuất nguồn gốc của nông sản, quá trình truy xuất nguồn gốc phải bao gồm cả truy xuất để kiểm soát được vật tư đầu vào, quy trình nuôi, trồng, thu hoạch, dự trữ, chế biến, bao gói và phân phối nông sản.

Từng bước chính thức hóa kinh doanh nông sản của hộ gia đình thông qua việc khuyến khích các hộ kinh doanh nông sản chuyển thành doanh nghiệp.

Khuyến khích xây dựng các chuỗi cung ứng, gắn kết giữa ngườu sản xuất và doanh nghiệp phân phối thông qua các công cụ công nghệ hiện đại, công nghệ số hóa.

61

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản việt nam hiện nay (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)