Hệ thống phân phối hàng nông sản liên kết dọc

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản việt nam hiện nay (Trang 37 - 46)

Hiện nay, trong hệ thống phân phối theo liên kết dọc, hàng hóa nông sản được bản lẻ tại các chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên biệt về thực phẩm an toàn, khách sạn, nhà hàng; và được bán buôn với số lượng lớn cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến để xuất khẩu hoặc đầu vào cho sản xuất (mía, đường, chè, thủy sản, trái cây, rau quả, gia súc, gia cầm,…

2.2.2.1 Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản

Hình thành các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo mô hình liên kết chuỗi giá trị, gắn kết giữa các thành viên tham gia: doanh nhiệp- hợp tác xã- hộ nông dân, góp phần nâng cao giá trị, sức cạnh tranh cho nông sản cũng như thu nhập cho người dân. Có thể kể đếnHTX Nông nghiệp Tân Thành từ Năm 2015 (khi còn là tổ hợp tác), doanh thu chỉ khoảng 300 triệu đồng thì đến năm 2017 thành lập HTX, doanh thu đã tăng lên hơn hai tỷ đồng và đến năm 2019 đạt khoảng bảy tỷ đồng.Tuy có sự tăng trưởng, số hợp tác xã, trang trại có liên kết tiêu thụ nông sản vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất nông nghiệp.

+) Theo kết quả Tổng điều tra năm 2016, cả nước có 781 doanh nghiệp thực hiện liên kết, chiếm 20,3% tổng số doanh nghiệp nông, lầm nghiệp và thủy sản. Trong đó, liên kết tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra 250 doanh nghiệp, chiếm 32% tổng số doanh nghiệp liên kết. Liên kết góp vốn đầu tư sản xuất có 186 doanh nghiệp, chiếm 23,8%. Liên kết cung ứng sản phẩm, dịch vụ đầu vào cho sản xuất 257 doanh nghiệp, chiếm 32,9%. Liên kết theo hình thức khác 88 doanh nghiệp, chiếm 11,3%;

+) Hợp tác xã nông, lâm nghiệp và thủy sản đã mở rộng hoạt động liên kết giữa các hợp tác xã và giữa các đơn vị khác. Đến 1/7/2016 có 2469 hợp tác xã thực hiện liên kết, chiếm 35,5% tổng số hợp tác xã nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trong đó, liên kết góp vốn đầu tư sản xuất 333 hợp tác xã, chiếm 13,5% số hợp tác xã liên kết. Liên kết cung ứng sản phẩm, dịch vụ đầu vào 1343 hợp tác xã,

31

chiếm 54,4%. Liên kết tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra 528 hợp tác xã chiếm 21,4%. Liên kết theo các hình thức khác 265 hợp tác xã, chiếm 10,7%;

+) Trong kinh tế hộ, liên kết được thực hiện rộng rãi nhất ở loại hình trang trại. Năm 2016, cả nước có 7324 trang trại có liên kết sản xuất, chiếm 21,9% tổng số trang trại. Trong đó, trồng trọt 1270 trang trại, chiếm 17,3% số trang trại liên kết. Chăn nuôi 5416 trang trại, chiếm 73,9%. Lâm nghiệp 17 trang trại, chiếm 0,2 %. Thủy sản 546 trang trại, chiếm 7,5%. Loại hình tổng hợp 75 trang trại, chiếm 1%.

Bên cạnh đó, phương thức tổ chức tiêu thụ theo HTPP liên kết dọc có mức độ quan hệ và kiểm soát giữa bên cung và bên cầu cao hơn so với phương thức tổ chức tiêu thụ theo HTPP truyền thống. Các thành viên tham gia có mối liên kết dọc theo chuỗi cung ứng vì mục tiêu chung thông qua hợp đồng miệng hoặc hợp đồng bằng văn bản; có quan hệ dài hạn; có sự chia sẻ thông tin; chia sẻ lợi nhuận và mang tính ổn định hơn so với phương thức tiêu thụ truyền thống. Dù vậy, vẫn gặp không ít khó khăn do việc liên kết chủ yếu trên lĩnh vực trồng lúa, còn các lĩnh vực thế mạnh khác như chăn nuôi chưa được "đề cập" đến; chế tài xử lý các tranh chấp hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở Việt Nam không được quy định cụ thể nên không xử lý được các tranh chấp hợp đồng dẫn đến rủi ro cho cả doanh nghiệp và nông dân; nhiều mô hình doanh nghiệp đầu tư và có hợp đồng bao tiêu sản phẩm nhưng không ít người dân khi được thương lái trả giá cao hơn tự ý phá hợp đồng, khiến cho doanh nghiệp mất niềm tin không muốn đầu tư vào sản xuất; hợp tác xã còn lúng túng trong việc lập dự án liên kết, xây dựng kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh; vai trò cầu nối của hợp tác xã còn mờ nhạt trong thực hiện liên kết.

2.2.2.2 Các nơi phân phối

PHÂN PHỐI QUA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN

Hệ thống công nghiệp chế biến nông sản đã được hình thành và phát triển với hơn 7.500 doanh nghiệp, công suất thiết kế đảm bảo chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản/năm. Một số ngành hàng có công nghệ và thiết bị chế biến hiện đại mang tầm khu vực và thế giới, như: Chế biến hạt điều, cà phê, lúa gạo, tôm, cá tra... Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã quan tâm và triển khai dự án đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam, như Tập đoàn TH, MASAN, NAFOODS, DOVECO, LAVIFOOD... Ngoài ra, hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ,

32

hộ gia đình phân bố khắp cả nước. Các cơ sở này thực hiện sơ chế và chế biến phục vụ chủ yếu cho tiêu dùng nội địa (Theo Con số và sự kiện).

Công nghệ chế biến: hiện đã có một số ngành hàng có công nghệ và thiết

bị chế biến hiện đại mang tầm khu vực và thế giới, như: Chế biến hạt điều, cà phê, lúa gạo, tôm, cá tra... Nhưng nhìn chung, trình độ công nghệ chế biến của các doanh nghiệp mới ở mức trung bình. việc đầu tư cho công nghệ thu hoạch, bảo quản còn thấp dẫn đến sản phẩm không đồng đều cả về quy cách lẫn chất lượng, kỹ thuật bảo quản mới dừng lại ở việc đóng gói bao bì và lưu giữ tại cảng bằng các kho mát chuyên dùng, kỹ thuật lạc hậu nên đã ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chế biến nông nghiệp có giá trị gia tăng thấp, chiếm khoảng 70-85%; sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao, chỉ chiếm khoảng 15-30% (trong đó, thủy sản khoảng 30%, các loại nông sản khác chiếm khoảng 10-20%); sản phẩm bao gói nhỏ cung cấp cho bán lẻ chỉ chiếm khoảng 10%. Theo các chuyên gia, phần lớn các sản phẩm nông - lâm - thủy sản chế biến được xuất khẩu ở dạng sơ chế thô (tính chung khoảng 70%); chủng loại sản phẩm chế biến chưa phong phú, nên giá trị nông sản của nước ta thường thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại ở các nước khác.

Đầu tư : Trong năm 2019, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp

phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án đạt 12.093,1 triệu USD, chiếm 72,2% tổng vốn đăng ký cấp mới. Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong năm đạt 17.475,1 triệu USD, chiếm 77,5% tổng vốn đăng ký. Trong số những dự án được doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư có thể kể đến dự án khánh thành Nhà máy Chế biến cà phê hòa tan của Tập đoàn Intimex. Nhà máy có dây chuyền công nghệ tiên tiến của thế giới với giá trị đầu tư 30 triệu USD, công suất 550kg/giờ, ước đạt 4.000 tấn/năm; dự án xây dựng dây chuyền sản xuất nước hoa quả với công suất 36.000 chai/giờ và sản xuất dòng sản phẩm mới là nước gạo rang, nước gạo lức đỏ và nước ép trái cây của Tập đoàn TH; có mặt tại thị trường miền Bắc, Công ty CP Masan MEATLife (thịt mát MEATDeli) đang xây dựng tổ hợp chế biến thịt heo sạch tại tỉnh Long An để phục vụ thị trường miền Nam, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 1.300 tỷ đồng, dự kiến hoạt động vào tháng 8/2020.

Quản lý và giám sát thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất ra sản phẩm.

Xây dựng nguồn lao động trẻ, dồi dào dễ tiếp thu khoa học - kỹ thuật thế giới, đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, ngoại ngữ, năng động, sáng tạo và đã

33

có nhiều năm kinh nghiệm trên thương trường thế giới. Hiện, ngành công nghiệp chế biến nông sản giải quyết việc làm trực tiếp cho khoảng 1,6 triệu lao động, mức thu nhập bình quân 5-7 triệu đồng/tháng.

PHÂN PHỐI QUA SIÊU THỊ

Trong những năm trở lại đây, hệ thống siêu thị của Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, hoạt động với nhiều quy mô khác nhau, nhất là góp phần đáng kể vào những thành tựu của thương mại nội địa, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, theo hướng văn minh hiện đại. Siêu thị cũng là nơi hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ nông sản, đặc biệt là khi hàng nông sản cần được “Giải cứu”, các hệ thống phân phối lớn tại phía Bắc như Central Group (chuỗi siêu thị BigC và Go!); Saigon Co.op; Vincommerce (chuỗi Vinmart và Vinmart+), BRG Retail (Chuỗi siêu thị BRG Mart), Chuỗi siêu thị MM Mega Market, Saigon Co.op... đã vào cuộc, thu mua nông sản bảo đảm an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh hiện đang vào mùa thu hoạch từ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp.

Thực trạng hoạt động kinh doanh hàng nông sản của các siêu thị:

- Tình hình khai thác nguồn hàng: Nguồn hàng kinh doanh tại các siêu thị

chủ yếu là các nguồn hàng hóa được sản xuất từ các cơ sở sản xuất trong nước, tiếp đến là các nguồn hàng thu mua từ các tỉnh lân cận thông qua các đại lý ủy thác. Tỉ trọng hàng hóa sản xuất trong nước chiếm tỉ lệ khoảng 87% tổng nguồn hàng kinh doanh của các siêu thị. Hàng nông sản cũng không phải là ngoại lệ.

34

Mặc dù vậy, các siêu thị hiện nay cũng đã mở rộng kinh doanh các mặt hàng nông sản nhập khẩu như khẩu như trái cây nhập khẩu (táo, lê, cam, cherry từ Mỹ, Úc, Nhật), các loại thịt đông lạnh (bò Mỹ, bò Úc nhập khẩu) để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các mặt hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc Việt Nam tham gia vào các hiệp định tự do hóa thương mại song phương và đa phương với nhiều đối tác cũng khiến cho hàng nông sản nhập khẩu vào nước ta trở nên rẻ hơn và dễ dàng cạnh tranh với hàng sản xuất trong nước. Qua khảo sát tại các siêu thị nội địa như Coopmart, Fivimart hay các siêu thị nước ngoài như Big C, Lotte mart thì lượng trái cây nhập khẩu đã chiếm khoảng 40-50% tổng lượng trái cây được bày bán; đối với rau xanh và thủy/hải sản thì gần như 100% được sản xuất trong nước, chỉ có 1 vài loại hải sản được nhập khẩu như cá hồi Na Uy…

- Vệ sinh an toàn thực phẩm:

+) Các Siêu thị luôn ưu tiên cho các sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao, có chứng nhận của Bộ Y tế về đảm bảo vệ sinh ATTP, có chứng chỉ ISO hoặc HACCP (là hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn để đảm bảo ATTP và duy trì những tiêu chuẩn vệ sinh)…Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng sản phẩm chưa đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số siêu thị. Điển hình, HĐND TP Hà Nội đã có báo cáo vi phạm về ATTP từ năm 2017. Trong gần 334.000 lượt cơ sở về ATTP, lực lượng đã phạt tiền hơn 21.000 cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, tổng số tiền phạt gần 90 tỷ đồng; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+) Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội Ngô Đình Loát cho biết: Hiện nay tỷ lệ nông sản sạch vào các hệ thống thương mại hiện đại chỉ chiếm từ 7% đến 10%. Nguyên nhân là các hợp tác xã nông nghiệp thiếu thông tin về nhu cầu của các siêu thị. Thêm nữa, nông dân vẫn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún trong khi quy định đầu tiên của siêu thị là phải kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, hồ sơ, chứng từ cũng như các thủ tục pháp nhân để giao dịch, mua bán. Do đó, hai bên chưa tìm được tiếng nói chung trong việc phân phối nông sản sạch.

-Giá cả hàng nông sản trong siêu thị: Đối với người tiêu dùng nước ta thì

giá cả hàng hóa luôn là một trong những yếu tố được ưu tiên khi đưa ra các quyết định mua hàng. Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy, giá cả hàng hoá trong các siêu thị ở Việt Nam luôn cao hơn so với giá của sản phẩm cùng loại bán tại các chợ truyền thống. Về mức độ chênh lệch giá cả cũng rất đa dạng, nhìn chung cao hơn tại các chợ truyền thống là khoảng 10 - 25%. Mặc dù, đối với những khách hàng tại siêu thị - đa số là tại các thành phố lớn và có thu nhập ổn

35

định thì chất lượng và nguồn gốc hàng nông sản lại là yếu tố được quan tâm hơn là giá cả.

PHÂN PHỐI QUA CỬA HÀNG TIỆN LỢI CHUYÊN NÔNG SẢN

Sự góp mặt của những cửa hàng, chuỗi thực phẩm như Sói Biển, Bác Tôm, DaLat Mart, Cleverfood, Tâm Đạt Hữu Cơ…ở Hà Nội cũng như một số các cửa hàng thực phẩm an toàn khác được phân bố ở các tỉnh, thành phố là địa chỉ cung ứng các sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo phương thức an toàn, hữu cơ đáp ứng đúng nhu cầu thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe của người tiêu. Nằm giữa phân khúc siêu thị và chợ truyền thống, song người mua có thể dễ dàng lựa chọn tại chuỗi cửa hàng thực phẩm sản phẩm trái cây từ Mộc Châu, Hà Giang, Tiền Giang; rau an toàn Hà Nội, Hà Nam…

- Giá cả: Nhìn chung, giá của thực phẩm tại các cửa hàng kinh doanh thực

phẩm sạch trên thị trường cao hơn các địa điểm bán hàng tập trung khác như chợ, siêu thị. Tại một cửa hàng thực phẩm sạch trên đường Minh Cầu (T.P Thái Nguyên), măng tây được bán với giá 160.000 đồng /kg, bắp cải 32.000 đồng/kg, rau cải ngọt 20.000 đồng/ kg…cao hơn khá nhiều so với giá thị trường. Bởi vì quy trình trồng trọt và chăm sóc các loại thực phẩm này đòi hỏi người dân phải đầu tư kinh phí nhiều hơn, dành nhiều thời gian và công sức hơn dẫn đến giá thành của thực phẩm cũng cao hơn. Hay nhiều nguồn hàng trong cửa hàng được nhập khẩu từ các nước khác nên giá thành khi bán cũng rất cao , việc liên kết giữa doanh nghiệp và nơi cung cấp chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng giá cả và số lượng thực phẩm không ổn định. Tiền thuê mặt bằng, nhân công, thiết bị bảo quản..., thực phẩm được nhập từ những trang trại trồng rau sạch giá cao hơn so với sản xuất theo quy trình thông thường.

- Chất lượng sản phẩm: Hầu hết các mặt hàng nông sản được bán tại các

cửa hàng thực phẩm an toàn đều có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (VSATTP), có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, một số sản phẩm được dán tem truy xuất nguồn gốc và xác nhận sản phẩm trong chuỗi cung ứng TPAT... Tuy nhiên, theo ghi nhận ở một số cửa hàng trên địa bàn các tỉnh, khó khăn chung thường gặp là nguồn cung cấp sản phẩm chưa ổn định, số lượng và chủng loại các mặt hàng như: Rau, củ, quả,.. còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng... Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều “con sâu làm rầu nồi canh”, gán mác sản phẩm sạch nhưng nhập hàng từ

36

các chợ đầu mối khiến người tiêu dùng hoang mang, nghi ngờ về chất lượng sản phẩm.

+) Chị Lê Mai Phương, 52 Lạc Long Quân, phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa), cho biết: “Ngoài lý do về giá cả thì hiện nay không ít người tiêu dùng còn hoài nghi về độ “sạch” của thực phẩm nên chưa mấy tin dùng. Có một số người đánh đồng với các sản phẩm ở các chợ, thậm chí họ còn cho rằng tem chứng nhận rau an toàn có thể mua được”;

+) Chị Hoàng Bích Huệ, tổ 10, phường Trưng Vương thì cho hay: Hơn một năm nay, hầu hết các loại thực phẩm gia đình tôi sử dụng đều mua từ các cửa

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản việt nam hiện nay (Trang 37 - 46)