Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản việt nam hiện nay (Trang 63 - 66)

Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại: Nhận thức chưa đúng, chưa đủ và chưa thống nhất về vị trí, vai trò của các loại hình hạ tầng thương mại, dẫn đến việc đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại còn nhiều hạn chế. +) Việc kêu gọi và thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng thương mại còn yếu. Thủ tục hành chính triển khai dự án đầu tư và nhận hỗ trợ của doanh nghiệp còn phức tạp. Tiếp cận đất đai khó khăn, quy hoạch sử sử dụng đất thường xuyên thay đổi.Hầu như không có chính sách ưu đãi (Thuế, đất đai, tín dụng,..) đầu tư phát triển riêng cho ngành phân phối bán lẻ và cho hệ thống hạ tầng thương mại nói riêng. Ngoài ra, có sự không thống nhất giữa các văn bản khác nhau trong chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư;

+) Các điều kiện hỗ trợ còn khó đáp ứng. Đặc biệt là khó khăn về nguồn vốn, phần lớn các địa phương trông chờ hỗ trợ từ Trung ương, trong khi nguồn ngân sách Trung ương cũng rất hạn hẹp. Các dự án chợ dân sinh, chợ đầu mối, trung tâm logistics, kết cấu hạ tầng xuất khẩu, nhập khẩu ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn thì mới được sử dụng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016- 2020, mà những vùng này thực chất rất khó thu hút đầu tư từ tư nhân;

+) Với cơ chế như hiện nay, việc phát triển chợ đầu mối tại địa phương còn mang tính cục bộ,chưa phù hợp với thực tiễn, chưa gắn kết và chưa có cơ hội để phát triển chợ đầu mối theo tiêu chuẩn quốc tế. Quy hoạch chợ đầu mối chưa gắn với quy hoạch vùng lãnh thổ nên thiếu mặt bằng thuận lợi cho đầu tư xây dựng và phát triển chợ đầu mối trong khi các công trình xây dựng có diện tích đất lớn, thuận lợi giao thông thủy bộ. Hầu hết các quy hoạch chợ đầu mối còn thiếu tầm nhìn, chủ yếu mang tính định hướng hoặc chưa đồng bộ dẫn đến triển khai còn lúng túng, khó thực hiện. Việc bố trí quỹ đất cho phát triển hạ tầng thương mại tại địa phương chưa được quan tâm đúng mức;

+) Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics có một số bất cập. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động logistics cũng như sự kết nối giữa hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin,…cả trong nước và với khu vực

57

còn chưa cao nên hiệu quả hoạt động logistics còn thấp. Một số quy định còn chồng chéo, tồn tại những thủ tục hành chính và kiểm tra chuyên ngành chưa phù hợp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chưa có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về việc xây dựng và hiện đại hóa hệ thống kho thương mại, ngoài ra thiếu vốn và khả năng tiếp cận vốn cũng là nguyên nhân dẫn tới việc thiếu các cơ sở hỗ trợ cho hệ thống phân phối hàng nông sản.

Tập quán tiêu dùng của đại bộ phận người dân, đa số ở nông thôn và ở nhiều khu vực thành thị vẫn ưa thích mua sắm hàng nông sản tại các chợ truyền thống, chợ cóc, gánh hàng rong,…do giá cả cạnh tranh hơn, thuận tiện hơn và tiết kiệm về thời gian so với mua sắm tại các siêu thị, cửa hàng chuyên doanh về nông sản. Tuy nhiên, thói quen này đang dần thay đổi khi người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và những người xung quanh, nhất là trong mùa dịch COVID 19 như hiện nay.

Đặc điểm sản xuất nông nghiệp nước ta có quy mô nhỏ, manh mún, phân tán trên diện rộng. Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển dần từ hộ sản xuất sang hình thức hợp tác xã, doanh nghiệp với tốc độ chậm, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu hiện nay vẫn ở dạng hộ sản xuất do nhiều chính sách chưa thực sự ưu đãi HTX nông nghiệp; nông dân chủ yếu mua bán với thương lái với hình thức giao hàng và nhận tiền ngay, hàng hóa không cần phải kiểm định chất lượng như khi buôn bán trên sở giao dịch, đồng thời người nông dân cũng không có kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin để giao dịch trên sàn; nông sản sản xuất ra không theo tín hiệu thị trường, thường xuyên xảy ra tình trạng “được mùa mất giá”; khâu chế biến, dự trữ, bảo quản nông sản kém,…Vì thế, tỉ lệ HTPP hàng nông sản hiện đại chiếm tỉ lệ thấp, chi phí trung gian cao và thiếu bình ổn giá.

Việc phân chia giá trị gia tăng thu được giữa các khâu trong chuỗi không hợp lý khiến cho không chỉ người sản xuất mà cả các nhà phân phối cũng phải rút bỏ khỏi chuỗi. Mặt khác, chế tài xử lý các tranh chấp hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa được thực hiện đầy đủ nên không xử lý được các tranh chấp hợp đồng dẫn đến rủi ro cho cả doanh nghiệp và nông dân. Ngoài ra, các quy định liên quan đến trách nhiệm của các cấp ngành địa phương, cơ chế lồng ghép dự án, chính sách trên địa bàn thực hiện liên kết theo cánh đồng lớn cũng chưa rõ ràng dẫn đến liên kết giũa các thành viên trong HTPP theo chuôi cung ứng nông sản còn lỏng lẻo.

Thị trường tiêu thụ nông sản chưa bền vững, quá lệ thuộc vào một số thị trường, Trung Quốc là thị trường lớn nhất xuất khẩu nông sản của Việt Nam

58

do thủ tục đơn giản, chi phí thấp. Một mặt, không khuyến khích sản xuất nông sản theo đúng các tiêu chuẩn (VietGap, Global) đảm bảo truy xuất nguồn gốc, ATTP và do “kinh doanh dưới chuẩn” nên không chỉ rủi ro cao, hiện tượng bị ép giá, ép cần, ùn ứ nông sản tải các cửa khẩu xảy ra khá phổ biến mà còn không khuyến khích các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị bền vững phát triển.

Hiện nay, tình trạng kinh doanh, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng công khai trên các trang wesite TMĐT, sàn giao dịch TMĐT, mạng xã hội gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội, niềm tin của người tiêu dùng. Các quy định pháp luật được xây dựng ở giai đoạn đầu của thương mại điện tử, rất nhiều vấn đề chưa được đề cập hoặc được quy định rất chung chung, chỉ mang tính nguyên tắc nên đang gây không ít khó khăn trong quá trình áp dụng. Hơn nữa, do thực tiễn hoạt động thương mại điện tử trên internet phát triển quá nhanh nên nhiều quy định đã trở nên lạc hậu.

59

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản việt nam hiện nay (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)