Giải pháp phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản việt nam hiện nay (Trang 68 - 81)

3.2.1.1 Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại

Hoàn thiện hệ thống các văn bản Luật về quy hoạch, đất đai, xây dựng,

đầu tư, thương mại... tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng các văn bản hướng dẫn và quy định chi tiết việc thi hành Luật như Nghị định, Thông tư. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi, phát triển hạ tầng thương mại theo hướng tạo đồng bộ, thuận lợi cho phát triển các loại hình kết cấu thương mại, đặc biệt là khu vực nông thôn. Thường xuyên phối hợp giữa các Bộ có liên quan đề rà soát, kiểm tra đối chiếu các văn bản Pháp luật, tránh chồng chéo trong quản lý, giám sát cũng như sự thiếu thống nhất giữa các chính sách của Nhà nước. Và thực hiện tốt nguyên tắc công khai, minh bạch hóa cơ chế, chính sách và lộ trình cam kết về mở cửa thị trường đối với lĩnh vực dịch vụ phân phối theo quy định của các FTA mà Việt Nam đã ký kết.

Để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh thu hút vốn đầu tư tư nhân từ

doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự nỗ lực cải cách mạnh mẽ, toàn diện cả về quy mô và cường độ trên tất cả các lĩnh vực. Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục bám sát các tiêu chí đánh giá về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, về năng lực cạnh tranh của Diễn Đàn Kinh tế Thế giới, về năng lực đổi mới sáng tạo của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, về Chính phủ điện tử của Liên hợp Quốc. Kiên định các mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết 19- 2016/NĐ-CP và Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về cải tạo môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; các Bộ tiếp tục rà soát, bãi bỏ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư, kinh doanh, đồng thời đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công nghệ trực tuyến. Xây dựng hệ thống theo dõi giám sát chặt chẽ việc hỗ trợ doanh nghiệp và xử lý các vấn đề vướng mắc doanh nghiệp công khai, minh bạch. Có chính sách thu hút các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư: cơ chế cho vay kích cầu, cơ chế lãi suất ưu đãi trong đầu tư hạ tầng thương mại để bù đắp thiếu hụt ngân sách đầu tư tại một số tỉnh có nền kinh tế thấp. a) Quy hoạch kết cấu hạ tầng

Theo dõi việc thực hiện các chính sách quy hoạch thường xuyên và định kì về phát triển hệ thống phân phối hàng hóa gồm: Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

62

2030 được phê duyệt tại Quyết định số 6184/QĐ-BCT ngày 19/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương; Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, giám sát thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới Chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được phê duyệt tại Quyết định số 6481/QĐ-BCT ngày 26/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương: đảm bảo việc thực hiện quy hoạch một cách nghiêm túc, xử lý nghiêm các vi phạm quy hoạch.

Rà soát lại quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng và các quy hoạch khác có liên quan để tạo quỹ đất cho thương mại.

+) Loại bỏ các dự án treo, các quy hoạch đã bất cập, lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình thực tế. Ví dụ: trụ sở của cơ quan hành chính hoặc do các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành khác có ví trị lợi thế cho thương mại đang sử dụng không hiệu quả, các tỉnh cần có kế hoạch, phương án bố trí lại một cách hợp lý, dành đất cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng hiệu quả, thiết thực;

+) Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc về đất đai, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đối với những dự án đang triển khai.

Dành ưu tiên bố trí quỹ đất cho việc phát triển kết cấu hạ tầng thương mại như hệ thống chợ đầu mối, chợ chuyên doanh phát luồng bán buôn, siêu thị, trung tâm thương mại, sàn giao dịch ở vùng sản xuất nông sản tập trung (tiêu thụ nông sản thông qua bán buôn để chuyển bán cho thị trường khu vực khác, cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu); các tổng kho bán buôn, trung tâm logistics (để bảo quản, sơ chế, phân loại, bao gói, vận chuyển làm tăng giá trị sản phẩm và cung ứng cho mạng lưới bán buôn, bán lẻ trong nước và cho xuất khẩu).

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục xây dựng và điều chỉnh Quy hoạch phát triển thương mại của từng địa phương , trong đó có danh mục các dự án đầu tư hạ tầng thương mại, hạ tầng chợ đầu mối, chợ bán buôn, bán lẻ, kho thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm,..Đồng thời, Các cấp chính quyền cần quy hoạch hệ thống hạ tầng nông thôn gắn với hệ thống hạ tầng thương mại, xây dựng chính sách khuyến khích xã hội hóa nhằm thu hút nguồn lực của mọi thành phần kinh tế... bao gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư vào phát triển hệ thống phân phối đáp ứng được đúng nhu cầu thực tiễn tại địa phương. b) Các chính sách phát triển chợ, siêu thị

63

Đối với các DN/HTX kinh doanh siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trọng tâm phát

triển là vấn đề vị trí tại các đô thị, tỉnh, thành phố, kiểm soát sự phát triển (về quy mô và số lượng) cho phù hợp, vốn sẽ được huy động từ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Vì vậy, Nhà nước cần:

- Ưu tiên khuyến khích các DN/HTX phân phối, DN kinh doanh bất động sản, kể cả DN đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm và cung cấp mặt bằng bán lẻ cho các DN phân phối dưới hình thức bán lại, cho thuê đặc biệt là khu vùng nông thôn, miền núi trên cơ sở vận dụng chính sách ưu đãi đầu tư theo các Nghị định của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư.

- Tiếp tục khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc xây dựng các kết cấu hạ tầng thương mại và vận hành những mô hình thương mại hiện đại ở những trung tâm công nghiệp, đô thị mới mở phù hợp với chính sách và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đất nước, chính sách phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ... Đẩy mạnh các quan hệ hợp tác, các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại.

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được khuyến khích đầu tư phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại theo chính sách ưu đãi hiện hành quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế, hộ gia đình hình thành cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini... phân phối hàng nông sản thiết yếu ở các khu vực dân cư đông người, khu công nghiệp, nhằm hạn chế tình trạng “chợ tự phát”.

- Giám sát công tác quản lý chất lượng nguồn hàng, thông tin giá cả thị trường để hạn chế tác động của giá cả cũng như phòng tránh việc đầu cơ tích trữ khi có sự thiếu hụt nguồn cung cục bộ.

Đối với các doanh nghiệp/HTX kinh doanh chợ

- Tập trung nguồn lực phát triển mạng lưới chợ trên toàn quốc với quy mô, cơ cấu, tính chất và công năng phù hợp với nhu cầu lưu thông hàng hóa và thị trường từng địa bàn, vùng lãnh thổ. Các địa phương cần tập trung nâng cấp cải tạo các chợ hiện có đã xuống cấp, mở chợ mới ở các phường/xã có mật độ dân số cao, có nhu cầu mở chợ, từng bước xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm, chợ không có

64

tổ chức,…Đối với các dự án đầu tư cải tạo và nâng cấp chợ: ngân sách tỉnh/thành phố hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí cải tạo, nâng cấp đối với những chợ do Ủy ban nhân dân quận/huyện là chủ đầu tư, trên cơ sở đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Với các dự án xây dựng mới, khi xác định địa điểm mở chợ dân sinh, cần nghiên cứu, xem xét các chợ tạm, chợ cóc đang hoạt động (có đủ diện tích) ở các thôn, làng truyền thống hoặc mở chợ gắn với quy hoạch các khu dân cư mới, khu nhà ở thương mại theo hướng:

+) Tại địa bàn nông thôn: Phát triển mạng lưới chợ dân sinh hạng III cấp xã, phù hợp nhu cầu trao đổi mua bán hàng hóa của người dân; phát triển tại mỗi huyện tối thiểu một chợ trung tâm huyện (hạng I hoặc hạng II) vừa bán buôn vừa bán lẻ, trong đó bán lẻ là chủ yếu, phục vụ nhu cầu tại chỗ và nhu cầu chung trên địa bàn huyện;

+) Tại địa bàn đô thị: Phát triển có chọn lọc mạng lưới chợ dân sinh hạng III cấp phường, chú trọng ở những khu đô thị tập trung mới hình thành; tập trung phát triển mạng lưới chợ tổng hợp hạng I ở khu vực trung tâm; cần lựa chọn một số chợ để cải tạo, nâng cấp thành chợ văn minh, hiện đại, có phạm vi lan tỏa rộng, làm hạt nhân để hình thành các khu thương mại - dịch vụ trên địa bàn, nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ của các thị trường lớn, trọng điểm và đảm bảo sự ổn định chung của thị trường vùng, cả nước;

+) Riêng với các chợ đầu mối: phát triển mạng lưới chợ đầu mối tại những nơi thuận tiện cho giao dịch nông sản, tốt nhất là cạnh các đầu mối giao thông như các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, có tính chuyên canh, quy mô lớn và ổn định, là nơi hội tụ, tập kết hàng hóa và khởi đầu cho lưu thông hàng hóa tại vùng ngoại vi các thành phố, thị xã (đô thị loại III trở lên) để cung ứng phát triển luồng hàng hóa cho mạng lưới bán lẻ (chủ yếu là chợ dân sinh hạng III) ở khu vực nội thị. Đối với các dự án có vai trò tạo sức lan tỏa như vậy, tùy vào điều kiện, ngân sách địa phương cũng như Nhà nước ưu tiên tập trung vốn đầu tư chợ đầu mối tại các địa bàn kinh tế trọng điểm làm tiền đề để từng bước phát triển thành các sàn giao dịch hàng hóa. Có thể thực hiện theo các phương thức sau: (i) Nhà nước hỗ trợ bằng cách cấp đất và miễn thuế kinh doanh chợ đầu mối trong 3-5 năm để doanh nghiệp tư nhân mạnh dạn đầu tư vốn và trực tiếp quản lý và khai thác. (ii) Nhà nước đầu tư xây dựng chợ đầu mối, sau đó tổ chức đấu thầu chuyển giao cho doanh nghiệp quản lý và khai thác. (iii) Nhà nước chủ động đầu tư, đồng thời huy động nguồn vốn (doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh) cùng tham gia xây dựng chợ đầu mối.

65

- Kết hợp với nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chợ cần phải đồng bộ các khâu từ tiếp nhận hàng hóa tại nơi sản xuất (hoặc từ người sản xuất), các công đoạn vận chuyển, sơ chế đến bảo quản và tiêu thụ hàng hóa. Đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị như: hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện, đường giao thông và chiếu sáng, hạ tầng kỹ thuật trong tường rào như tôn nền, san nền, xây tường rào. Bổ sung các dịch vụ đóng gói, phân loại và kiểm định chất lượng hàng hóa, nhất là đối với một số loại sản phẩm chủ lực của địa phương, góp phần tích cực trong việc tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển dịch vụ cung cấp thông tin thị trường, bao gồm các thông tin về giá cả hàng hóa tại chợ, giá cả trên thị trường; cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của nhà nước, các thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế,...

- Từng bước chuyển đổi mô hình Ban quản lý thành mô hình công ty quản lý chợ, trước hết là ở những chợ hạng I mô hình nhất thể hóa chợ hạng I với trung tâm mua sắm/trung tâm thương mại, nguyên tắc là chợ vẫn phải đáp ứng đầy đủ các công năng, không làm mất đi hoặc thay đổi các giá trị cốt lõi của chợ, bảo đảm lợi ích của người kinh doanh trong chợ, tạo thêm khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Tiếp theo, hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ, từ ban quản lý hoặc tổ quản lý sang doanh nghiệp chợ hoặc hợp tác xã (HTX) chợ. Theo đó, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15/8/2004 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của ban quản lý chợ và một số văn bản pháp luật khác có liên quan;... nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc chuyển đổi. Đồng thời, ban hành một số văn bản nhằm hướng dẫn cụ thể quá trình chuyển đổi mô hình quản lý chợ là doanh nghiệp và HTX như các thông tư hướng dẫn về trình tự thủ tục chuyển đổi; hoặc hướng dẫn chi tiết về việc chuyển đổi ban quản lý chợ thành công ty cổ phần (theo mô hình doanh nghiệp đầu tư chợ, quản lý chợ hay đấu thầu quản lý chợ,) theo Quyết định số 31/2017/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi.

3.2.1.2 Phát triển liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản

66

Nhanh chóng triển khai Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đề xuất Chính phủ và Quốc hội về việc xây dựng một số văn bản Luật chuyên ngành như Luật phân phối trong đó bao gồm phân phối bán buôn, phân phối bán lẻ, đại lý hoa hồng...Đồng thời, phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan rà soát, kiểm tra các văn bản pháp luật có liên quan đảm bảo tính đồng bộ giữa các chính sách trong quá trình thực thi.

+) Điều tra, khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh doanh nông sản; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng kinh doanh nông nghiệp cho các chủ thể tham gia HTPP; thông tin và dự báo thị trường nông sản trong nước và quốc tế; thông tin, tuyên truyền về các mô hình kinh doanh nông sản hiệu quả để phổ biến và nhân rộng. Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp phải luôn sâu sát với nông dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sản xuất của nông dân để có cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn và bao tiêu sản phẩm hàng hóa của nông dân. Từ đó giúp nông dân đầu tư phát triển đúng hướng, đáp ứng yêu cầu của thị trường và doanh nghiệp;

+) Tăng cường và nâng cao hiệu quả các hoạt động kết nối giữa thị trường với vùng sản xuất, tổ chức tốt các hội chợ, hội thảo để trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội, tạo mối liên doanh liên kết, hỗ trợ cho các nhà cung ứng và khách hàng gặp gỡ ký kết các hợp đồng dài hạn, hợp đồng tương lai. Chú trọng và ưu tiên các tập đoàn lớn, có khả năng thu mua trên quy mô vùng hoặc quốc gia và đảm

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản việt nam hiện nay (Trang 68 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)