Hệ thống phân phối hàng nông sản truyền thống

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản việt nam hiện nay (Trang 31 - 37)

HTPP hàng nông sản truyền thống đóng vai trò quan trọng trong tiêu thụ nông sản trên thị trường, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các phương thức tiêu thụ. Với khoảng 1,3 triệu điểm bán lẻ (chưa kể địa phương bán hàng rong) có độ phủ sóng lớn, đáp ứng nhu cầu tiện lợi của người tiêu dùng như: nông sản đa dạng, tươi sống “cá đang bơi”, “gà đang gáy”, sự tiện lợi (gần nơi ở, mua sắm khối lượng ít, tần suất mua nhiều), giá hợp lý của đa số người tiêu dùng đặc biệt ở khu vực nông thôn (giá cả của nông sản bán trong hình thức này thường rẻ hơn phương thức có liên kết dao động từ 10% trở nên) (Theo Bộ Công thương).

2.2.1.1 Các thành viên tham gia

HTPP truyền thống có sự tham gia của nhiều thành viên, bao gồm: Nông dân, thương lái địa phương, thương lái ngoại tỉnh, thương lái chuyên cung cấp

25

cho các chợ, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng.Các thành viên tham gia hệ thống phân phối truyền thống (ngoại trừ thương lái cung cấp cho các chợ) chủ yếu có quy mô nhỏ, manh mún, tự phát, phần lớn các liên kết trong chuỗi vẫn rất lỏng lẻo. Mặc dù, giao dịch có thể được lặp lại nhưng quan hệ mua bán giữa các thành viên mang tính ngắn hạn, dựa trên giá cả sẵn có trên thị trường, ít trao đổi thông tin với nhau (thông tin trao đổi chủ yếu giữa các thành viên là thông tin về giá cả, khối lượng). Trong đó, mối gắn kết giữa thương lái với nông dân, nông dân với cơ sở chế biến là lỏng lẻo nhất. Quan hệ giữa thương lái với thương lái và thương lái với người bán buôn có sự gắn kết chặt chẽ, lâu dài hơn. Giao dịch giữa các thành viên tính lặp dài, sử dụng hợp đồng miệng, thường ứng hàng tháng và thanh toán trong đợt lấy hàng sau. Do đó, thường xuyên xảy ra tình trạng “bội tín lẫn nhau” việc doanh nghiệp hoặc nông dân “bẻ kèo” vẫn còn phổ biến, chế tài xử lý vi phạm hợp đồng chưa đủ răn đe (hiện tượng phá vỡ hợp đồng tiêu thụ nông sản của các thành viên kênh thường xảy ra, thực tiễn cho thấy tỷ lệ thành công hợp đồng tiêu thụ nông sản mới chỉ ở mức 20-30%; đối với lúa, cao nhất mới trên 70%).

2.2.1.2 Các nơi phân phối

PHÂN PHỐI QUA CHỢ

Cả nước hiện có 8500 chợ trong quy hoạch, trong đó có 234 chợ hạng I (chiếm 2,75%), 907 chợ hạng II (chiếm 10,67%) và 7147 chợ hạng III (chiếm 84,08%), 212 chợ chưa phân hạng (chiếm 2,49%). Cả nước có 82 chợ đầu mối, chiếm 0,96% (Nguồn: Niêm giám thống kế 2019).

26 a) Chợ đầu mối (chợ bán buôn)

Theo TS Lê Quốc Phương, Cho đến nay, chợ đầu mối phát triển nhanh và chỉ tính trong giai đoạn 2014 - 2017, tốc độ phát triển trung bình đạt 4,5%. Một số chợ đầu mối được xây dựng khá khang trang, bài bản như chợ Bình Điền, chợ Hóc Môn ở Tp Hồ Chí Minh. Về địa bàn phát triển, hầu hết chợ đầu mối tập trung ở vùng nông thôn (15%), vùng đông dân cư, đầu mối giao thông và những vùng sản xuất nông sản tập trung. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có số lượng chợ đầu mối nông sản lớn nhất. Tại Hà Nội là các chợ gồm chợ đầu mối phía Nam (quận Hoàng mai), chợ đầu mối Minh Khai (quận Nam Từ Liêm) và chợ đầu mối Long Biên (quận Long Biên); tại thành phố Hồ Chí Minh là các chợ gồm chợ đầu mối Thủ Đức (quận Thủ Đức), chợ đầu mối Bình Điền (quận 8), chợ đầu mối Hóc Môn (huyện Hóc Môn)...

Mặc dù đã có bước phát triển, song thực tế số lượng chợ đầu mối tại Việt Nam chưa nhiều, chất lượng cũng chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Hầu hết các chợ có quy mô nhỏ, kết cấu của chợ khá lạc hậu, thiếu nhiều dịch vụ đi kèm như: dịch vụ tài chính, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, phòng cháy chữa cháy…Những vấn đề này đều xuất phát từ việc vốn đầu tư xây dựng chợ đầu mối còn hạn chế.

- Điều kiện cơ sở vật chất của chợ đầu mối nông sản:

+) Diện tích mặt bằng: Không kể 2 chợ đầu mối Bình Điền và Thủ Đức ở Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích mặt bằng lớn hơn hẳn (lần lượt là 650 nghìn m2 và 216,7 nghìn m2), các chợ đầu mối còn lại có diện tích trung bình khoảng 15.500 m2 với diện tích trung bình của một điểm kinh doanh là 20 m2. Tuy nhiên, cá biệt một số chợ có diện tích rất nhỏ, chỉ khoảng 3.000 – 3.500 m2, phần lớn các chợ này đều trong diện phải di dời;

+) Diện tích công trình có mái che của chợ đầu mối chỉ chiếm 20,3% so với tổng diện tích mặt bằng. Khoảng 45% số chợ đầu mối có kho hàng hóa thông thường, diện tích kho thông thường chiếm 5,8% diện tích công trình có mái che. Chỉ gần 1/6 số chợ đầu mối có kho lạnh, diện tích các kho lạnh rất nhỏ, chiếm 0,25% diện tích công trình có mái che;

+) Tính chất xây dựng: chợ xây dựng kiên cố chiếm tỉ trọng khá cao, khoảng 68%, chợ bán kiên số chỉ chiếm 16% và chợ lán tạm chiếm 16%. Các chợ lán tạm hầu hết là do chưa ổn định vị trí hoặc mới được di dời;

27

+) Công trình vệ sinh, hệ thống kỹ thuật: 87,5% số chợ đầu mối có công trình vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước; 79,1% có tổ chức thu gom, xử lý rác thải; 75% có hệ thống phòng cháy, chữa cháy, rất ít chợ có hệ thống thông gió và điều hòa không khí. Ngoài một số chợ lán tạm không có công trình vệ sinh, hệ thống kỹ thuật thì vẫn có những chợ mặc dù đã được xây dựng và hoạt động ổn định nhưng chưa chú trọng đến các công trình nêu trên;

+) Nhất là các chợ đầu mối phần lớn được xây dựng lâu năm, cơ sở vật chất đều xuống cấp như: Nền nhà thấp hơn đường giao thông bên ngoài chợ, hệ thống cống rãnh, thoát nước bị vỡ hỏng, nước thải ứ đọng, mái bị vỡ dột, sửa chữa chắp vá. Ngoài ra, hệ thống điện tại các chợ đầu mối cũng đang trong tình trạng quá tải so với thiết kế, lắp đặt ban đầu. Người dân tự ý mắc thêm các đường điện chiếu sáng không đảm bảo tiêu chuẩn.

- Tổ chức quản lý chợ đầu mối nông sản:

+) Mô hình quản lý: Mô hình quản lý phổ biến ở các chợ đầu mối trên địa bàn cả nước là Doanh nghiệp quản lý và Ban quản lý. Chợ đầu mối do Doanh nghiệp quản lý chiếm 47,8% tổng số chợ đầu mối, do Ban quản lý chiếm 43,5%, do Tổ quản lý chỉ chiếm 8,7%. Ngoài ra, ở một số chợ đầu mối, các ngành liên quan khác cũng tham gia quản lý về chuyên môn như công an, thuế, quản lý thị trường…

+) Lao động quản lý: Ngoài một số chợ đầu mối (Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức, Long Biên) có đội ngũ cán bộ quản lý khá đông, từ 150 - 200 người, các chợ còn lại trung bình có khoảng 20-25 người quản lý. Một vài chợ quy mô nhỏ chỉ có 1-2 người quản lý.

- Tình hình hoạt động của các chợ đầu mối nông sản:

+) Phương thức giao dịch: Phương thức mua bán giao ngay được thực hiện ở tất cả các chợ đầu mối trong khi mua bán qua hợp đồng chỉ được 37% số chợ áp dụng. Phương thức mua bán giao sau hay qua internets đã xuất hiện nhưng hầu như không đáng kể;

+) Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh: Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa là hình thức dịch vụ chủ yếu được cung cấp ở các chợ đầu mối. Ở nhiều chợ đây còn là loại hình dịch vụ duy nhất. Các dịch vụ khác như tài chính, thông tin, kiểm tra đo lường còn hạn chế, chỉ khoảng 23% số chợ có thêm một hoặc một vài dịch vụ này. Tuy nhiên, có một số chợ đã hình thành khá đầy đủ các loại dịch vụ hỗ trợ hoạt

28

động mua bán hàng hóa như chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh), đầu mối trái cây Vĩnh Kim (Tiền Giang).

+) Vệ sinh an toàn thực phẩm trên chợ: Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa thực sự được nhiều chợ quan tâm.Thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, có tới 80% trái cây trong chợ đầu mối không rõ nguồn gốc xuất xứ. Điều này cũng đặt ra câu hỏi về chất lượng khi thực tế không ít người bán hàng rong hiện nay cũng lấy nguồn hàng chính từ những chợ đầu mối này.Ngoài ra, Theo bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, lượng hàng hóa từ các tỉnh, thành xung quanh về các chợ đầu mối tại thành phố ngày càng nhiều, đồng nghĩa với việc lượng rác thải phát sinh ngày càng lớn, chủ yếu từ các hoạt động sơ chế, phân loại, đóng gói, như các loại rau, củ, quả bị héo úa, giập nát, hư hỏng; không chỉ gây ô nhiễm môi trường sống mà còn tiềm ẩn lây lan nhiều nguy cơ về an toàn thực phẩm, phát sinh các nguồn bệnh và gây áp lực lớn cho công tác thu gom và xử lý rác. TP. Hồ Chí Minh đang tốn chi phí xử lý rất lớn trong khi rác phát sinh từ hoạt động sơ chế là rác hữu cơ, có thể ủ làm phân xanh, tạo dinh dưỡng cho đất trồng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

b) Chợ bán lẻ

Chợ bán lẻ là các chợ dân sinh, hạng II hoặc hạng III, đặt tại ví trí trung tâm các xã, phường, thị trấn, huyện, trong đó không phân biệt chợ dành riêng cho hàng nông sản và các hàng hóa khác mà bày bán các mặt hàng đa dạng, nhưng chủ yếu là hàng tiêu dùng và đặc biệt là hàng nông sản phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân trên địa bàn.

- Về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất tại nhiều chợ hiện đang rất xuống cấp,

điều kiện vệ sinh không được đảm bảo, đặc biệt là tại các khu giết mổ ngay trong chợ, các khu bày bán hàng thủy hải sản thường xuyên xảy ra tình trạng nước thải đọng trên mặt sàn, gây mất vệ sinh.Tỷ lệ diện tích công trình chợ được xây dựng kiên cố so với diện tích đất chợ nông thôn trên địa bàn cả nước là rất thấp, trung bình chỉ chiếm 15,5%. Nhìn chung, trên địa bàn cả nước các chợ trong tình trạng lều lán còn khá phổ biến. Đặc biệt, ở một số nơi chợ chỉ là bãi đất trống và họp ngoài trời. Những chợ đã được xây dựng kiên cố thì tuổi thọ còn lại cũng không nhiều, có đến 61,54% số chợ có tuổi thọ còn lại dưới 5 năm.

- Về nguồn hàng và giá cả: Hàng nông sản bày bán tại các chợ bán lẻ

29

thu mua trực tiếp từ người sản xuất. Với hình thức phân phối này, hàng nông sản đến tới tay người tiêu dùng trải qua từ 2 đến 3 khâu trung gian và qua mỗi khâu trung gian, giá cả thường bị đội lên từ 5-7%. Bên cạnh đó, giá cả của các mặt hàng nông sản còn thường phụ thuộc vào tương quan cung – cầu tại địa bàn và yếu tố mùa vụ. Do đó, thường vào các dịp lễ, tết hoặc thời điểm nguồn cung nông sản hạn chế do yếu tố thời tiết, giá cả các mặt hàng nông sản tại các chợ đều bị đẩy cao lên và tình trạng này diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là tại các chợ tại địa bàn các phường, quận ở thành phố. Việc kiểm soát chất lượng, nguồn gốc và giá cả các mặt hàng rau, củ quả, gia súc, gia cầm và thủy hải sản ở các chợ này là rất khó khăn, do các lực lượng chức năng còn rất mỏng và các hình thức xử phạt còn thấp, chưa có tính chất dăn đe, ngăn chặn. Cũng chính vì vậy, mặc dù hầu hết các chợ đều có ban quản lý, tuy nhiên các trường hợp khiếu nại của người tiêu dùng về chất lượng, giá cả của hàng hóa mua tại chợ đều không được giải quyết thỏa đáng, quyền lợi của người tiêu dùng không được đảm bảo.

PHÂN PHỐI HÀNG NÔNG SẢN QUA CÁC THƯƠNG LÁI:

Các thương lái thu gom hàng nông sản của các nông hộ, sau đó tập trung bán lại cho các chủ vựa hoặc các nhà chế biến, xuất khẩu hàng hóa để hưởng chênh lệch. Đây là phương thức tiêu thụ khá phổ biến ở nước ta nói chung. Phương thức này trở thành thông lệ tồn tại nhiều đời nay giữa người nông dân với các thương lái bán buôn do khả năng linh động của các lái buôn khi họ có thể đi sâu vào các miệt vườn của người nông dân để thu gom, họ có phương tiện vận chuyển, thực hiện giao dịch nhanh chóng thông qua sự thỏa thuận của đôi bên. Phương thức vẫn sẽ còn tồn tại và phát triển trong những năm tới vì quy mô sản xuất hàng hóa của các hộ nông dân còn nhỏ, hệ thống thu mua của Nhà nước hoặc các doanh nghiệp không đủ khả năng về cả nhân lực lẫn phương tiện phục vụ cho việc thu gom hàng hóa.

Lực lượng thương lái hiện nay cũng góp phần đáng kể trong việc lưu chuyển hàng hóa cho các nhà xuất khẩu và các doanh nghiệp chế biến hàng nông sản. Theo điều tra của các chuyên gia có đến 80% hàng nông sản là cây trái của vùng Đông Nam Bộ được tiêu thụ theo phương thức này (tỷ lệ ở Đồng bằng sông Cửu Long lên đến 90%); với các mặt hàng công nghiệp khác tỷ lệ thu gom qua phương thức này cũng rất cao từ 50 - 70%.

30

Mặc dù có ưu điểm linh hoạt trong việc tiêu thụ hàng hóa cho nông dân, nhưng cách thức tiêu thụ này làm cho giá cả các mặt hàng nông sản không ổn định, thương lái thường ép giá người nông dân, không có được đầu ra ổn định do không thực hiện việc ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản việt nam hiện nay (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)