THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÀNG NÔNG SẢN VIỆT

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản việt nam hiện nay (Trang 28 - 31)

NÔNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

Được đánh giá là thị trường tiềm năng với số dân trên 90 triệu người và mức tăng trưởng GDP cao hàng đầu khu vực và thế giới (Tạp chí The Economist). Tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 2016-2019 (4 năm đầu của kế hoạch 5 năm) đạt trung bình 6,8%, cao hơn hẳn mức trung bình của 5 năm 2011-2015 5,91% Những năm vừa qua, Việt Nam đã tập trung trung huy động nguồn lực nhà nước và xã hội để xây dựng hạ tầng thương mại: chợ, siêu thị,

22

trung tâm thương mại tăng về quy mô, phát triển về số lượng. Cụ thể số lượng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tính đến 31/12 hàng năm:

Bảng 2.2 Tổng hợp số lượng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại có đến 31/12 từ năm 2015-2019 của cả nước

Năm

Chợ truyền thống Siêu thị Trung tâm thương mại

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

2015 8660 89.72 832 8.62 160 1.66 2016 8591 89.27 865 8.99 168 1.75 2017 8580 88.21 958 9.85 189 1.94 2018 8475 87.43 1007 10.39 212 2.19 2019 8500 86.51 1085 11.04 240 2.44 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Căn cứ vào số liệu niên giám thống kê 2019, số lượng chợ truyền thống lớn hơn rất nhiều so với siêu thị và trung tâm thương mại, chiếm đến hơn 85% từ năm 2015-2019. Chợ là khâu bán lẻ quan trọng bậc nhất thúc đẩy sản xuất lẫn tiêu thụ; đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế mỗi địa phương, là nếp sinh hoạt hằng ngày không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam từ bao lâu nay.

Tuy nhiên, điều này đang dần thay đổi khi năm 2019 chỉ còn 8500 chợ truyền thồng , giảm 160 số lượng chợ truyền thống so với năm 2015. Thay vào đó là sự phát triển của các hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại. Đối với siêu thị, từ số lượng 832 siêu thị (năm 2015), đến 2019 đã tăng 30,4% đạt 1085 siêu thị. Cơ sở bán lẻ đạt mức tăng trưởng ấn tượng 50% là trung tâm thương mại từ 160 cơ sở năm 2015 đã đạt 240 cơ sở vào năm 2019. Những số liệu trên đã cho thấy định hướng phát triển hạ tầng thương mại Việt Nam theo chiều sâu có sự dịch chuyển theo hướng giảm bớt các chợ truyền thống, tăng cường phát triển các chợ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại dù hiện nay, các siêu thị và trung tâm thương mại chỉ chiếm phần nhỏ trong các cơ sở bán lẻ, nhất là trung tâm thương mại chỉ chiếm khoảng 1 đến 2%. Đây cũng phần nào phản ánh thói quen tiêu dùng của người dân thay đổi. Theo kết quả điều tra hàng Việt

23

Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn năm 2017 cho thấy, có tới 53% người tiêu dùng cho biết đang nghi ngờ nông sản tươi khi mua không đảm bảo chất lượng và do đó, họ thấy rằng mua hàng ở những nơi có giấy phép sẽ có độ ATTP cao hơn.

Bảng 2.3 Tổng hợp số lượng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại có đến 31/12 năm 2019 phân theo vùng

Vùng Chợ truyền thống Siêu thị Trung tâm thương mại

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

ĐBSHồng 1896 22.31 302 27.83 57 23.75 Đông Bắc 1146 13.48 83 7.65 23 9.58 Tây Bắc 269 3.16 18 1.66 8 3.33 Bắc Trung Bộ 1318 15.51 153 14.10 25 10.42 Duyên Hải Nam Trung Bộ 813 9.56 122 11.24 24 10 Tây Nguyên 398 0.05 37 3.41 6 2.5 Đông Nam Bộ 983 11.56 269 24.79 72 30 ĐBS Cửu Long 1677 19.73 101 9.31 25 10.42 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nhìn vào bảng 2.3, có thể thấy rằng: hệ thống hạ tầng thương mại phân bố không đồng đều. Phần lớn chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tập trung chủ yếu và phát triển mạnh ở các vùng có nhiều thành phố, thị xã, thị trấn. ĐBSHồng là vùng có tỷ lệ hạ tầng bán lẻ lớn nhất cả nước với 1896 chợ chiếm 22,31%, 57 trung tâm thương mại chiếm 23,31% và 302 siêu thị chiếm 27,83%. Tiếp theo đó là các vùng Bắc Trung Bộ có 1318 chợ chiếm 15,51% , 25 trung

24

tâm thương mại chiếm 10,42% và 153 siêu thị chiếm 14,10%; ĐBS Cứu Long có1677 chợ chiếm 19,73%, 25 trung tâm thương mại chiếm 10,42% và 101 siêu thị chiếm 9,31%... Còn ở nông thôn, miền núi mạng lưới chợ còn thưa thớt; siêu thị, trung tâm thương mại còn ít. Vùng Tây Băc chỉ có 269 chợ chiếm 3,16%, 8 trung tâm thương mại chiếm 3,33% và 18 siêu thị chiếm 1,66%; hay vùng Tây Nguyên có 398 chợ, chiếm 0,05% - thấp nhất trong cả nước và chiếm chưa đến 1% lượng chợ truyền thống ở Việt Nam,ngoài ra vùng này có 6 trung tâm thương mại, chiếm 2,5% và 37 siêu thị, chiếm 3,41%. Thậm chí, ở những tỉnh như Hà Giang còn chưa có siêu thị.

Dưới cái nhìn của các nhà quy hoạch, các nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh doanh chuyên nghiệp, hệ thống phân phối (HTPP) của Việt Nam hiện nay đang ở dưới mức phát triển. HTPP nông sản phần lớn tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, tổ chức kém và thiếu liên kết làm tăng rủi ro, chi phí giao dịch, gây khó khăn cho kiểm soát chất lượng, ATTP và kiểm soát dịch bệnh. Nhưng về mặt tích cực, HTPP hàng nông sản luôn cố gắng thay đổi từng bước để dần dần đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước và quốc tế. Các HTPP hàng nông sản Việt Nam được chia thành 2 nhóm chính là HTPP hàng nông sản truyền thống và HTPP hàng nông sản liên kết dọc. Theo tài liệu tổng hợp

của USDA và Cimigo 2017, kênh truyền thống các thành viên không tham gia

liên kết khoảng 90% lượng nông sản tiêu thụ và kênh liên kết dọc khoảng 9% lượng nông sản tiêu thụ và HTPP hợp nhất dưới 1% lượng nông sản tiêu thụ. Cụ thể:

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản việt nam hiện nay (Trang 28 - 31)