Lĩnh vực pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trường hợp Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp (Trang 29 - 30)

6. Kết cấu của đề tài

1.4.3. Lĩnh vực pháp luật

Những năm qua, nước ta đạt được nhưng bước tiến trong hoạt động của hệ thống lập pháp. Nhiều:bộ”luật, luật, pháp lệnh cùng các văn bản pháp quy của Nhà nước đã được ban hành, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp lý, đưa ra được những cơ sở pháp luật cho nhiều lĩnh vực hoạt động đa dạng trong thời kỳ mới mở cửa, đồng thời sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản luật để điều chỉnh phù hợp với thực tiễn xã hội đang biến chuyển hết sức nhanh chóng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng hệ”thống pháp luật của nước ta hiện nay chưa đồng bộ và hoàn thiện, nhiều’văn’bản’luật, dưới luật còn sơ hở, thiết sót.

”Hệ thống các”văn”bản”luật về thuế liên quan hoạt động XK, NK, liên doanh và đầu tư của ta tương đối phức tạp, nhưng cũng còn nhiều thiếu sót. Về định danh hàng hóa, do hoạt động XNK mở ra với nhiều nước trên thế giới nên muốn có được sự thống nhất, chúng ta cần tham;gia vào một số công ước quốc tế, như Công ước HS, sử dụng cách định danh và hệ thống mã hàng hóa chung nhằm xác định chính xác hàng hóa. Quá trình nước ta tham gia Công ước HS nói chung còn chậm. Phổ biến trong tập quán thương mại nước ta là định danh bằng lối mô tả tương đối dài dòng và thường xảy ra sự hiểu lầm, lẫn lộn giữa những loại hàng gần giống nhau, nhưng thuế suất có thể rất khác nhau. Mã số hàng hóa của nước ta chưa đạt được sự thống nhất cao giữa các bộ, ngành, nhất là giữa Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thống kê, nên việc triển khai áp dụng thiếu đồng bộ. Hệ thống mã số này không tương đồng với hệ thống quốc tế, nên định danh hàng hóa trong hoạt động XNK vẫn gặp không ít khó khăn. Trong việc áp dụng phân biệt về thuế, chúng ta thực hiện một số quy định khuyến khích tỷ lệ nội địa hóa trong thành phẩm là hợp lý, tuy nhiên các quy định về thành phẩm và bán thành phẩm của ta nhìn chung không phổ thông trong quan hệ thương mại quốc tế. Chẳng hạn, ta đưa ra những quy định cụ thể về nhập khẩu dạng linh kiện đối với xe ôtô, xe máy, nhưng các công ty nước ngoài sản xuất các hàng hóa này hầu như không biết đến các quy định của phía Việt Nam, nên xung quanh vấn đề này còn có nhiều sơ hở để các đối tượng xấu có thể gian lận trốn thuế, tránh thuế.”

Hệ thống giá tính thuế, cơ chế về giá cả hàng hóa XNK của nước ta cũng còn một số hạn chế. Trong cơ chế thị trường có rất nhiều cách định giá và qua nhiều cách định giá đó, giá bán của hàng hóa có thể rất khác nhau. Hiện nay, ta đang thực hiện hỗn hợp giữa tính thuế theo giá tối thiểu do Bộ Tài chính ban hành và giá căn cứ theo hợp đồng thương mại. Mỗi loại giá như trên đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Giá cả thị trường không bao giờ cố định mà luôn luôn biến đổi, nên việc định một mức giá tối thiểu chỉ là một biện pháp cứng, có ý nghĩa tương đối, chứ không phản ánh đúng bản chất của giá cả thị trường. Giá theo hợp đồng thương mại tuy linh động hơn, nhưng trong điều kiện của nước ta tỏ ra kém tin cậy, vì các doanh nghiệp luôn có khuynh hướng gian lận về giá để trốn một phần thuế để gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Tuy chúng ta đã có nhiều chế định kèm theo, nhưng lĩnh vực này vẫn có nhiều thiếu khuyết và sơ hở có thể bị lợi dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trường hợp Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp (Trang 29 - 30)