Các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trường hợp Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp (Trang 31)

6. Kết cấu của đề tài

1.5. Các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài

“Ở nước ta, trong thời gian qua đã có một số nhà khoa học nghiên cứu về lĩnh’vực quản’lý nhà nước về Hải;quan, trong đó các tác giả nghiên cứu rất nhiều lĩnh vực thuộc về nghiệp vụ cơ bản của Ngành Hải quan như: lĩnh vực kiểm tra giám sát quản lý hàng hoá XK, NK; lĩnh vực điều tra CBL và GLTM; lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, lĩnh vực thuế XK, NK, lĩnh vực KTSTQ,... Qua thời gian nghiên cứu, tham khảo các đề tài có liên quan và trong điều kiện khả năng có hạn, do vậy trong luận văn này tác giả xin đề cập một số luận văn của các nhà khoa học đã nghiên cứu về lĩnh vực Hải quan như sau:”

Thứ nhất, sách chuyên khảo (1998), “Chống buôn lậu và gian lận thương mại” của PGS.TS Lê Thanh Bình, NXB Chính trị quốc gia.

Thứ hai, Luận án tiến sĩ (2005) “ Đấu tranh phòng chống tội phạm buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” Nguyễn Đức Bình, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Thứ ba, Luận án tiến sĩ (2019) “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước của Hải quan Việt Nam trong đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại” Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục Hải quan.

Thứ tư, Đề tài khoa học cấp Ngành (2015) “Cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất giải pháp kiểm soát chống buôn lậu hàng giả có nguồn gốc nhập khẩu đến năm 2020”, Nguyễn Văn Thọ, Tổng cục Hải quan

Thứ năm, Luận văn Thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải quan Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, của tác giả Nguyễn Viết Hồng (2002), trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Thứ sáu, Luận văn Thạc sỹ “Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan Việt Nam – Thực trạng và giải pháp“, của tác giả Dương Minh Đức (2008), trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

”* Nhận xét chung

“Nhìn chung, ưu điểm của các đề tài đã nghiên cứu là các tác giả đều đề cập đến rất nhiều vấn đề tổng quát cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, từ’đó’đề’xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề đặt ra. Tuy nhiên nội’dung phân tích mà tác giả đưa chưa phản ánh cụ thể trong thực tiễn về công tác chuyên môn của từng lĩnh’vực trong quản lý nhà nước về Hải quan, đặc biệt là công tác chống buôn lậu qua biên giới, mới dừng lại ở mức độ tổng hợp, phân tích và giải quyết vấn đề một cách bao quát chứ chưa có điều kiện để đào sâu và nghiên cứu chi tiết từng nội dung cụ thể.”

Qua tham khảo, nghiên cứu các đề tài nhận thấy hầu hết các tác giả tập trung phân tích, đánh giá về tình hình hoạt động CBL ở góc độ tổng quát, bao trùm toàn cục mà chưa đi sâu phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động cụ thể ở cấp cơ sở (địa phương). Mặt khác, những giải pháp trong hoạt động CBL thời gian tới mang quan điểm chung nhất, chưa đi sâu chỉ rõ cụ thể nội dung cần làm. Chẳng hạn như trong công tác giáo dục, tuyên truyền quần chúng nhân dân có nhận thức đầy đủ về BL, thì cần phải định hướng trong thực hiện công tác này ngành nào là chủ trì, ngành nào tham gia, đối tượng được tuyên truyền giáo dục là thành phần nào, cách thức gì thực hiện mang lại hiệu quả,…thì chưa được đề cập.

Tóm lại, nhìn tổng thể các đề tài đã nghiên cứu được các tác giả đề cập ở tầm vĩ mô, mang tính chiến lược tổng thể, mà chưa đi sâu khai thác và xây dựng các phương pháp, biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống buôn lậu tại Cục Hải quan nhất là phương pháp đối phó với buôn lậu và gian lận thương mại trong tình hình mới, khi mà hành vi buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng tinh vi trong giai đoạn công nghệ cao ngày càng phát triển.

Tóm tắt chương 1

Trong nội dung chương 1, tác giả đã trình bày các khái niệm về BL, GLTM; phân biệt giữa BL và GLTM đồng thời nêu ra mối quan hệ giữa BL và GLTM; những tác động của BL và GLTM, các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác CBL và GLTM.

Cách tiếp cận này theo tác giả sẽ làm cơ sở cho việc phân tích về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác CBL và GLTM tại Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN

TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1. Vài nét về tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long với tổng diện tích 3.374 km2, có nhiều quốc lộ đi qua địa bàn, hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện để Đồng Tháp kết nối chặt chẽ với TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, và các tỉnh lân cận, kể cả sang nước bạn Campuchia. Ngoài ra, Đồng Tháp cũng là tỉnh duy nhất trong khu vực có đến hai con sông lớn đi qua là sông Tiền và sông Hậu, cung cấp nguồn nước ngọt dồi dào đem lại sự trù phú và tạo thuận lợi cho việc lưu thông vận chuyển hàng hóa. Đồng Tháp nằm trong giới hạn tọa độ 10°07’ - 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ - 105°56’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với tỉnh Prey Veng thuộc Campuchia, phía Nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ, phía Tây giáp với tỉnh An Giang, phía Đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.

Đồng Tháp có”đường biên giới quốc gia giáp với Campuchia với chiều dài khoảng 52 km từ huyện Hồng Ngự đến huyện Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Sở Thượng và Thường Phước. Trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà. Đặc biệt, mùa nước nổi các tuyến kênh rạch và đồng ruộng khu vực biên giới tràn ngập nước, thuận lợi cho các ghe, xuồng qua lại khu vực biên giới, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng quản lý khu vực biên giới trong việc giám sát phương tiện, hàng hóa XNK và người xuất, nhập cảnh.

(Nguồn: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp)

2.2. Vài nét về Cục Hải quan Đồng Tháp

“Cục Hải quan Đồng Tháp được thành lập theo Quyết định số 215/TCHQ- TCCB ngày 05/12/1985 của Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải quan. Căn cứ vào tổ chức bộ máy trong Quyết định thành lập, Hải quan Đồng Tháp tiến hành xây dựng chức năng, nhiệm vụ các đơn vị thuộc và trực thuộc; xây dựng cơ sở vật chất, tuyển chọn nhân sự, phân công bố trí công việc, thành lập Tổ chức Đảng, Đoàn thể, tập

huấn nghiệp vụ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/1986. Bộ máy Hải quan Đồng Tháp lúc này chỉ có 02 đơn vị cấp phòng, 03 đơn vị HQCK và 01 Đội kiểm soát chống buôn lậu với tổng biên chế là 29 người.

Theo Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016 của Bộ Tài chính, Cục Hải quan Đồng Tháp gồm có 04 phòng chuyên môn gồm: Phòng Nghiệp vụ; Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm; Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra và Văn phòng [27].; Có 05 Chi cục Hải quan và 01 Đội kiểm soát Hải quan. Cụ thể như sau:”

Khối phòng tham mưu:

+ Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra. + Phòng Nghiệp vụ.

+ Phòng Tham mưu chống buôn lậu và xử lý vi phạm. + Văn Phòng.

Khối chi cục, Đội kiểm soát:

+ Chi cục HQCK Thường Phước (Cửa khẩu Quốc tế). + Chi cục HQCK Cảng Đồng Tháp (Cảng đường sông): + Chi nhánh Cao Lãnh.

+ Chi nhánh Sa Đéc.

+ Chi cục HQCK Dinh Bà (Cửa khẩu Quốc tế). + Chi cục Hải quan Sở Thượng (Cửa khẩu Phụ). + Chi cục Hải quan Thông Bình (Cửa khẩu Phụ). + Đội Kiểm soát Hải quan.

Bộ máy Tổ chức của Hải quan Đồng Tháp lúc này có 04 đơn vị cấp phòng, 05 Chi cục Hải quan cửa khẩu, 01 Đội kiểm soát Hải quan với tổng biên chế công chức là 132 người.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Cục Hải quan Đồng Tháp

Nguồn: Website Cục Hải quan Đồng Tháp

Về biên chế tổ chức và trình độ cán bộ công chức

- Số lượng công chức: tính đến 31/12/2018 tổng số cán bộ, công chức là 132 người, trong đó:

+ Chuyên viên cao cấp và tương đương: 0 người, chiếm tỷ lệ 0 %; + Chuyên viên chính và tương đương: 15 người, chiếm tỷ lệ 1,3%; + Chuyên viên và tương đương: 02 người, chiếm tỷ lệ 0.15. %; + Kiểm tra viên hải quan: 94 người, chiếm tỷ lệ 71,2%;

+ Kiểm tra viên Trung cấp: 7 người, chiếm tỷ lệ 5,3%;

+ Hợp đồng lao động theo Nghị định số 68 là 14 người, tỷ lệ 10,6%.

- Theo trình độ đào tạo: Thạc sĩ: 10 người, chiếm tỷ lệ 8,4 %; Đại học: 95 người, chiếm tỷ lệ 80,5.%;

- Theo trình độ lý luận chính trị: Cao cấp và cử nhân: 14 người, chiếm tỷ lệ 11,8.%; Trung cấp: 46 người, chiếm tỷ lệ 38,9%; .

- Trình độ tin học: Trình độ đại học, cao đẳng: 10 người, chiếm tỷ lệ 8,4..%; Chứng chỉ trình độ A: 53 người, chiếm tỷ lệ 44,9.%; Chứng chỉ trình độ B: 42 người, chiếm tỷ lệ 35,5%; Chứng chỉ trình độ C: 0 người, chiếm tỷ lệ 0%

- Trình độ ngoại ngữ: Trình độ đại học, cao đẳng: 7 người, chiếm tỷ lệ 5,9%; Chứng chỉ trình độ A: 0 người, chiếm tỷ lệ 0.%; Chứng chỉ trình độ B: 96 người, chiếm tỷ lệ 81,3%; Chứng chỉ trình độ C: 2 .người, chiếm tỷ lệ 1,6%

- Theo độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 12 người, chiếm tỷ lệ 9,1%; Từ 31 đến 50 tuổi: 88 người, chiếm tỷ lệ 66,8%; Từ 51 đến 60 tuổi: 32 người, chiếm tỷ lệ 24,3% .

- Là Đảng viên: 104 người, chiếm tỷ lệ 96,1%

- Theo giới tính: Nam: 90 người, chiếm tỷ lệ 68,1 %; Nữ: 42 người, chiếm tỷ lệ 32%. -(Nguồn:Báo cáo của Phòng Tổ chức - Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp)

* Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Hải quan Đồng Tháp:

- Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan, thống kê Nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cửa khẩu; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện kiểm soát Hải quan, thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan, phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

- Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của Pháp luật đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; phúc tập hồ sơ Hải quan, đảm bảo thu đúng thu đủ, nộp kịp thời vào Ngân sách Nhà nước.

- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan theo thẩm quyền được pháp luật quy định.

- Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền về những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cách quản lý Nhà nước về Hải quan.

- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

- Thực hiện hợp tác Quốc tế về Hải quan theo phân cấp.

- Thực hiện chế độ báo cáo và cung cấp thông tin về hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của Tổng cục Hải quan.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp trên giao. (Nguồn: Quyết định 1919/QĐ-BTC của Bộ Tài chính)

2.3. Thực trạng công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp

2.3.1. Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại

Từ năm 2014 đến năm 2018, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, tình hình buôn lậu, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có nhiều diễn biến phức tạp, gia tăng về số lượng và các hình thức, thủ đoạn tinh vi. Các đối tượng vi phạm đã lợi dụng chính sách ưu tiên phát triển kinh tế cửa khẩu, sự điều chỉnh về chính sách quản lý cửa khẩu và quản lý xuất nhập khẩu phía Campuchia đã làm gia tăng các hoạt động buôn lậu, vận chuyển buôn bán hàng cấm, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Về mặt hàng vi phạm: Hàng hóa vi phạm bị bắt giữ, xử lý tập trung vào các hàng hóa thuộc diện cấm XK, NK; các hàng hóa nhập khẩu có điều kiện về hạng ngạch, tiêu chuẩn, chất lượng của cơ quan quản lý chuyên ngành ; các mặt hàng có thuế suất cao ; các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế quan qua xuất xứ hàng hóa ; các mặt hàng tiêu dùng «bách hóa » như : thuốc lá điếu ngoại, rượu bia, nước ngọt, phụ tùng xe gắn máy; xe môtô, sản phẩm gỗ, đường kết tinh (Thái lan), máy xe ô tô, gỗ xẻ, xe đạp đã qua sử dụng...

- Về tuyến và địa bàn thường xuyên xảy ra tình trạng buôn lậu: + Trên tuyến đường sông (Sông Tiền) giáp với Campuchia.

“Tuyến này điểm nóng của buôn lậu, thời gian qua hàng nhập lậu chủ yếu là đường kết tinh, thuốc lá ngoại, gỗ xẻ, nông sản, máy xe ôtô, xe môtô, đồ điện lạnh…; đây là tuyến đường thiết yếu diễn ra trên các tàu, ghe, sà lan, vận chuyển hàng hóa xuất cảnh, nhập cảnh qua lại Việt nam-Campuchia.”

“+ Trên tuyến biên giới đất liền: Hoạt động BL, vận;chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới diễn ra phức tạp, tập trung tại các địa bàn trọng điểm là khu vực cánh gà cửa khẩu Thường Phước, cửa khẩu Dinh Bà và các cửa khẩu phụ khác trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

+ Tuyến Sông Sở Thượng - Thị xã Hồng Ngự.

+ Tuyến Dinh Bà: Cửa khẩu Dinh Bà là cửa khẩu Quốc Tế đường bộ, việc kiểm soát phương tiện qua lại 24/24 nên tình hình buôn lậu diễn ra ở mức độ nhỏ lẻ, không có dấu hiệu buôn lậu lớn.

+Tuyến trọng điểm từ Cửa khẩu đến trạm Biên phòng Bình Phú (Sông Sở hạ) nối dài đến Quốc lộ 30 đi vào nội địa.

- Về đối tượng vi phạm: Đối tượng chủ yếu là cư dân biên giới các xã Thường Phước 1 và 2, Thường Lạc, Thường Thới Hậu A và B, Tân Hội, Bình Thạnh, Thị trấn Hồng Ngự, Tân Hộ Cơ, Bình Phú, Thông Bình và một số cư dân ở xã Kok Sampok tỉnh Prayveng Campuchia vận chuyển thuê cho đối tượng buôn lậu nhằm kiếm thêm thu nhập và một số ít trong đó vận chuyển hàng lậu để kiếm sống.

- Về phương thức, thủ đoạn buôn lậu:

+Lợi dụng vào ban đêm, trời tối dùng xuồng, ghe khoảng 50-100 tấn di chuyển tứ phía Campuchia hướng về Việt Nam. Các đối tượng sử’dụng’các’phương tiện thông tin hiện đại để liên lạc và theo dõi chặt chẽ các lực lượng chức năng chống buôn lậu. Khi bị các lực lượng kiểm tra phát hiện, bắt giữ, các đối tượng này sẵn sàng vứt hàng xuống sông để phi tang tang vật và chống trả quyết liệt. Ngoài các mặt hàng trọng yếu nói trên, thì việc nhập lậu các mặt hàng như: Thuốc lá điếu, gỗ tròn, gỗ xẻ khai thác từ rừng tự nhiên, đặc biệt là gỗ trắc, động, thực vật hoang dã quý hiếm (có loại thuộc “sách đỏ”, thuộc diện cấm khai thác), di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên tuyến cũng diễn ra khá phức tạp, lợi dụng những kẻ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục hải quan, đặc biệt là chính sách ưu đãi trong đầu tư gia công, sản xuất hàng XK, ưu đãi về tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, thông quan hàng hóa các đối tượng thực hiện việc “tạm nhập”, rồi “tái xuất” sang

nước thứ 3, nhưng thực tế chỉ “tái xuất trên hồ sơ” còn hàng hóa thì “tuồn” vào thị trường nội địa để tiêu thụ...””

+Đai vác bộ hàng hóa qua cánh gà cửa khẩu, gửi vào nhà dân khu vực biên giới, tổ chức giám sát các’lực’lượng.chức năng và chờ khi có thời cơ thuận lợi thì sử dụng xe gắn máy vận chuyển hàng hóa về Tân Châu, Hồng Ngự tiêu thụ; trên đường vận chuyển các đối tượng chia làm nhiều chặng đường và cảng vác, canh dò

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trường hợp Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp (Trang 31)