6. Kết cấu của đề tài
2.3.1. Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại
Từ năm 2014 đến năm 2018, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, tình hình buôn lậu, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có nhiều diễn biến phức tạp, gia tăng về số lượng và các hình thức, thủ đoạn tinh vi. Các đối tượng vi phạm đã lợi dụng chính sách ưu tiên phát triển kinh tế cửa khẩu, sự điều chỉnh về chính sách quản lý cửa khẩu và quản lý xuất nhập khẩu phía Campuchia đã làm gia tăng các hoạt động buôn lậu, vận chuyển buôn bán hàng cấm, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Về mặt hàng vi phạm: Hàng hóa vi phạm bị bắt giữ, xử lý tập trung vào các hàng hóa thuộc diện cấm XK, NK; các hàng hóa nhập khẩu có điều kiện về hạng ngạch, tiêu chuẩn, chất lượng của cơ quan quản lý chuyên ngành ; các mặt hàng có thuế suất cao ; các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế quan qua xuất xứ hàng hóa ; các mặt hàng tiêu dùng «bách hóa » như : thuốc lá điếu ngoại, rượu bia, nước ngọt, phụ tùng xe gắn máy; xe môtô, sản phẩm gỗ, đường kết tinh (Thái lan), máy xe ô tô, gỗ xẻ, xe đạp đã qua sử dụng...
- Về tuyến và địa bàn thường xuyên xảy ra tình trạng buôn lậu: + Trên tuyến đường sông (Sông Tiền) giáp với Campuchia.
“Tuyến này điểm nóng của buôn lậu, thời gian qua hàng nhập lậu chủ yếu là đường kết tinh, thuốc lá ngoại, gỗ xẻ, nông sản, máy xe ôtô, xe môtô, đồ điện lạnh…; đây là tuyến đường thiết yếu diễn ra trên các tàu, ghe, sà lan, vận chuyển hàng hóa xuất cảnh, nhập cảnh qua lại Việt nam-Campuchia.”
“+ Trên tuyến biên giới đất liền: Hoạt động BL, vận;chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới diễn ra phức tạp, tập trung tại các địa bàn trọng điểm là khu vực cánh gà cửa khẩu Thường Phước, cửa khẩu Dinh Bà và các cửa khẩu phụ khác trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
+ Tuyến Sông Sở Thượng - Thị xã Hồng Ngự.
+ Tuyến Dinh Bà: Cửa khẩu Dinh Bà là cửa khẩu Quốc Tế đường bộ, việc kiểm soát phương tiện qua lại 24/24 nên tình hình buôn lậu diễn ra ở mức độ nhỏ lẻ, không có dấu hiệu buôn lậu lớn.
+Tuyến trọng điểm từ Cửa khẩu đến trạm Biên phòng Bình Phú (Sông Sở hạ) nối dài đến Quốc lộ 30 đi vào nội địa.
- Về đối tượng vi phạm: Đối tượng chủ yếu là cư dân biên giới các xã Thường Phước 1 và 2, Thường Lạc, Thường Thới Hậu A và B, Tân Hội, Bình Thạnh, Thị trấn Hồng Ngự, Tân Hộ Cơ, Bình Phú, Thông Bình và một số cư dân ở xã Kok Sampok tỉnh Prayveng Campuchia vận chuyển thuê cho đối tượng buôn lậu nhằm kiếm thêm thu nhập và một số ít trong đó vận chuyển hàng lậu để kiếm sống.
- Về phương thức, thủ đoạn buôn lậu:
+Lợi dụng vào ban đêm, trời tối dùng xuồng, ghe khoảng 50-100 tấn di chuyển tứ phía Campuchia hướng về Việt Nam. Các đối tượng sử’dụng’các’phương tiện thông tin hiện đại để liên lạc và theo dõi chặt chẽ các lực lượng chức năng chống buôn lậu. Khi bị các lực lượng kiểm tra phát hiện, bắt giữ, các đối tượng này sẵn sàng vứt hàng xuống sông để phi tang tang vật và chống trả quyết liệt. Ngoài các mặt hàng trọng yếu nói trên, thì việc nhập lậu các mặt hàng như: Thuốc lá điếu, gỗ tròn, gỗ xẻ khai thác từ rừng tự nhiên, đặc biệt là gỗ trắc, động, thực vật hoang dã quý hiếm (có loại thuộc “sách đỏ”, thuộc diện cấm khai thác), di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên tuyến cũng diễn ra khá phức tạp, lợi dụng những kẻ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục hải quan, đặc biệt là chính sách ưu đãi trong đầu tư gia công, sản xuất hàng XK, ưu đãi về tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, thông quan hàng hóa các đối tượng thực hiện việc “tạm nhập”, rồi “tái xuất” sang
nước thứ 3, nhưng thực tế chỉ “tái xuất trên hồ sơ” còn hàng hóa thì “tuồn” vào thị trường nội địa để tiêu thụ...””
+Đai vác bộ hàng hóa qua cánh gà cửa khẩu, gửi vào nhà dân khu vực biên giới, tổ chức giám sát các’lực’lượng.chức năng và chờ khi có thời cơ thuận lợi thì sử dụng xe gắn máy vận chuyển hàng hóa về Tân Châu, Hồng Ngự tiêu thụ; trên đường vận chuyển các đối tượng chia làm nhiều chặng đường và cảng vác, canh dò đường rất cẩn thận, khi phát hiện lực lượng kiểm soát thì thông báo cho nhau để dừng lại giấu hàng hay tẩu tán hàng vào nhà dân dọc theo hai bên tỉnh lộ.
+ Đối tượng buôn”lậu tập kết hàng hóa phía Campuchia bên kia Sông Sở hạ, lợi dụng đến đêm khuya, canh gác các lượng chức năng vắng mặt, dùng xuồng sang sông, sau đó vận chuyển lên xe gắn máy di chuyển vào nội địa tiêu thụ.”
Đăc biệt, hoạt động buôn lậu có phần tăng do vào mùa lũ nước dâng cao, địa bàn trãi rộng, các đối tượng có điều kiện đi ngang về tắt, nhằm trốn’tránh’sự kiểm soát của lực lượng chức năng; một số nông dân sau khi thu họach vụ lúa hè thu xong, nhàn rổi, tham gia vận chuyển’thuê hàng lậu kiếm thêm thu;nhập cho gia đình.
Hình thức BL và GLTM thủ đoạn tinh vi lợi dụng kẽ hở của cơ chế, chính sách để trục lợi như: gian lận về thuế, lợi dụng khai báo không trung thực, chính xác về trị giá, mã số, thuế suất, chủng loại, chất lượng, số lượng, trọng lượng nhằm trốn thuế như: khi nhập nguyên, phụ‘liệu để gia công hàng hóa cho nước ngoài, các đối tượng thường lợi dụng điều chỉnh tăng mức tiêu hao nguyên, phụ liệu để bán nguyên phụ liệu dư thừa hoặc bán cả sản phẩm đã hoàn chỉnh ra thị trường trong nước nhưng không làm thủ tục khai báo xuất ;nhập’khẩu theo đúng quy định về Hải quan để thu lời bất chính. Lợi dụng quy trình thủ tục Hải quan để gian lận trốn thuế như: khai báo sai mã hàng, mã số, số lượng, chủng loại hàng hóa và lợi dụng sự thông thoáng của Hải quan để gian lận thương mại.
Tình hình GLTM đối với cá nhân, tổ’chức đã xuất hiện và gia tăng với các phương thức NK để gia công sản xuất XK, các doanh nghiệp này gian lận định mức gia công sản xuất XK, nhằm trốn thuế đối với nguyên liệu NK. Lợi dụng chính sách
XNK hàng quá cảnh miễn kiểm tra thực tế hàng hóa khai báo, vận chuyển không đúng hàng hóa, tên hàng, chủng loại nhằm buôn’lậu, vận’chuyển trái phép hàng hóa quan biên giới.
Lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước cho phép cư dân ở khu vực biên giới được mua, bán, trao đổi hàng hóa miễn thuế nhập khẩu với định mức quy định (những năm trước đây không quá 500.000 đồng/người/ngày, từ năm 2006 tới nay là 2.000.000 đồng/người/ngày). Các đối tượng buôn lậu đã tìm mọi cách thu gom hàng của cư dân hoặc thuê cư dân vận chuyển qua cửa khẩu để buôn bán trốn thuế. Chính sách ưu đãi quy định như trên cũng chỉ áp dụng đối với cư dân ở khu vực biên giới và chỉ miễn thuế đối với một số mặt hàng quy định trong định mức. Song trên thực tế, người dân đã qua biên giới nhiều lần trong ngày để mua hàng miễn thuế, rồi bán lại kiếm lời hoặc xách thuê cho các đối tượng buôn lậu. (Nguồn từ Báo cáo năm của Cục)
Sau khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, việc giám sát hải quan tại các cửa khẩu thông thoáng hơn. Lợi dụng sự thông thoáng này, các đối tượng làm ăn gian dối đã tìm mọi cách gian lận khi làm thủ tục hải quan, như kê khai sai số lượng, chủng loại, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý và giá cả hàng hóa khai thấp hơn nhiều để trốn thuế, tránh thuế... (Nguồn từ Báo cáo năm của Cục)