Nâng cao trình độ chuyên môn của công chức làm công tác chống buôn lậu,

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trường hợp Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp (Trang 66 - 68)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.3. Nâng cao trình độ chuyên môn của công chức làm công tác chống buôn lậu,

buôn lậu, gian lận thương mại

“Như đã phân tích trên, đội ngũ công chức làm công tác CBL, GLTM còn bộc lộ một số hạn chế như: xét.theo từng mặt thì chất lượng không đều, vẫn còn bất cập so với yêu cầu; số cán bộ trẻ tuy được đào tạo:cơ bản nhưng chưa có kinh nghiệm, thái độ phấn đấu về nghề nghiệp chưa cao, chưa chịu khó học:hỏi kinh

nghiệm thực tiễn hoặc chuyên môn, nghiệp vụ của ngành, thiếu chủ động trong tự nghiên cứu tham mưu, đề xuất. Do đó, trong thời gian tới:”

“- Cần phải chú trọng và có kế hoạch, chương trình cụ thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nhằm:bố trí, sử dụng cán bộ cho các chức danh, vị trí công tác phù hợp. Tăng:cường và nâng cao hiệu quả đào tạo tại chỗ cho những công chức chưa có đủ kiến thức, kinh nghiệm hoặc không có điều kiện tham gia các khóa tập huấn của ngành. Những công chức thuộc diện quy hoạch hoặc đang đương chức nhưng chưa đáp ứng về yêu cầu bằng cấp, cần có kế hoạch và chính sách để đưa đi đào tạo tập trung hoặc không tập trung về nghiệp vụ. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ nhằm thu hút cán bộ có kinh nghiệm, có năng lực tốt tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu về làm công tác công tác CBL, GLTM để đạt được yêu cầu về nhiệm vụ chính trị của Cục cũng như thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện hoàn thiện hệ thông quan tự động VNACCS/VCIS.”

“- Cùng với việc hội nhập kinh tế, phát triển hiện nay, đạo đức của cán bộ công chức hải quan là thật sự đáng quan tâm; Để:đảm bảo công chức hải quan thực hiện công tác CBL, GLTM luôn giữ được tính liêm chính, cần tăng cường giáo dục ý thức, đạo đức nghề nghiệp của công chức ở Cục Hải quan Đồng Tháp nói riêng, và ngành Hải quan nói chung. Áp dụng các chế độ đãi ngộ phù hợp cho công chức lĩnh vực công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại để thu hút công chức giỏi, động viên công chức làm công tác công tác CBL, GLTM yên tâm phục vụ công tác lâu dài. Thường xuyên:rèn luyện giáo dục ý thức và trách nhiệm chính trị, đạo đức nghề nghiệp tới từng công chức thuộc lực lượng công tác CBL, GLTM để đảm bảo đội ngũ này chấp hành nghiêm chỉnh quy định, không gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp trong quá trình thực hành công vụ, nhiệm vụ được giao. “

“- Công chức làm công tác CBL, GLTM phải nắm vững các quy định, quy trình và có khả năng hệ thống được các văn bản quy định, các văn bản pháp luật áp dụng điều chỉnh trong phạm vi đối:tượng kiểm tra có liên quan đến buôn lậu và gian lận thương mại; Trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử đang là một xu thế phổ biến, vì vậy công chức làm công tác CBL,

GLTM phải am hiểu và sử dụng thành thạo máy tính, có khả năng khai thác các phần mềm, chương trình kinh doanh mà doanh nghiệp đang sử dụng để khai thác thông tin. Khi hệ thống thông quan tự động một cửa quốc gia vận hành chính thức thì tất cả các thông tin sẽ được thu thập và xử lý thông qua hệ thống mạng điện tử, kéo theo yêu cầu mỗi cán bộ công tác CBL, GLTM phải đáp ứng với đòi hỏi này nhằm khai thác thông tin ngay tại cơ quan hải quan và trụ sở doanh nghiệp. Công chức công tác CBL, GLTM còn phải là người có trình độ ngoại ngữ nhất định như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc bởi phần lớn các họat động thương mại đều được giao dịch bằng tiếng nước ngoài, từ đơn đặt hàng cho đến hợp đồng, chứng từ thanh toán quốc tế mà doanh nghiệp đã thỏa thuận, ký kết, các thư tín dụng, hối phiếu, packing list, hóa đơn thương mại quốc tế….… và đối với các Chi cục giáp biên giới Campuchia đòi hỏi công chức phải biết và nói được tiếng Campuchia.”

“Đào tạo, tập huấn cho công chức tại cửa khẩu về cách phát hiện và nhận biết các chất tiền chất, ma túy.”

Tóm lại, trước những đòi hỏi mới của quá trình hội nhập, mục tiêu về xây dựng lực lượng Hải quan được xác định tại Chiến lược phát triển ngành hải quan đến năm 2020 là: “Xây dựng lực lượng Hải quan có trình độ chuyên nghiệp, hoạt động minh bạch, liêm chính, có hiệu lực, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường, công nghệ và yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế"; "Lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. (Nguồn Báo Hải quan)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trường hợp Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp (Trang 66 - 68)