Những nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trường hợp Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp (Trang 61 - 64)

6. Kết cấu của đề tài

2.5.2.2. Những nguyên nhân

*Nguyên nhân khách quan:

“Các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương một số nơi có lúc chưa thật sự quan tâm đến nhiệm vụ chống buôn lậu; công tác:tuyên truyền, giáo dục của:các cấp, các ngành và chính quyền địa phương còn chưa được đồng bộ, thường xuyên, chưa tạo công ăn việc làm cho người dân nên họ lấy việc:mang vác, vận:chuyển thuê hàng lậu làm kế sinh nhai; cơ quan chức năng chưa làm tốt công tác quản lý cư trú, để người dân nhiều địa phương khác đến cư trú bất hợp pháp nơi khu vực cửa khẩu biên giới để làm cửu vạn và gây mất an ninh trật tự nơi khu:vực biên giới.””

Hành lang pháp lý về công tác phòng, CBL, GLTM và vận:chuyển trái phép:hàng hóa qua biên giới còn hạn chế, chưa đầy đủ và đồng bộ, do đó chưa đủ tính răn đe với đối tượng BL, GLTM.

“Thẩm quyền trong công tác điều tra xử lý của lực lượng Hải quan còn nhiều hạn chế, chưa thật sự tương ứng với nhiệm vụ được giao. Trong khi đó, lực lượng Hải:quan phải thường xuyên:đấu tranh với các loại tội phạm về ma túy, trốn thuế, hàng giả, sở hữu trí tuệ,...qua biên giới.”

“Lực lượng làm công tác phòng, chống tội:phạm ma túy ở các cửa khẩu, các địa bàn:trọng điểm còn quá mỏng, đối tượng BL sử dụng thủ đoạn ngày càng tinh:vi, cảnh giác và chặt chẽ hơn; trang thiết bị, kỹ:thuật, phương tiện chưa đủ mạnh.”

“Đối với công tác KTSTQ, kể từ khi Luật Hải quan 2001 ra đời, đặt nền móng đầu tiên cho hoạt động KTSTQ và áp dụng phương pháp quản lý nhà nước về hải quan cơ bản dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro hải quan. Đến nay đã trải qua hơn 18 năm, nhưng hoạt động nghiệp vụ KTSTQ vẫn chưa đi vào bài bản, chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ quản lý hải quan hiện đại dựa trên trụ cột quản lý rủi ro và quản lý tuân thủ. Hoạt động kiểm tra sau thông quan thật sự chưa đáp ứng vai trò chức năng hỗ trợ cho khâu “tiền kiểm” trong việc đánh:giá mức độ tuân thủ của

doanh:nghiệp, cũng như chưa thật sự tạo nền tảng cho khâu “tiền kiểm” được đẩy nhanh tiến độ thông thoáng hơn.”

* Nguyên nhân chủ quan:

“Lực lượng làm công tác tham mưu chỉ:đạo, hướng dẫn:nghiệp vụ CBL còn hạn chế trong việc nắm bắt thông tin về tình hình BL, GLTM và công tác:đấu tranh của lực lượng Hải quan ở địa phương. Chủ yếu thông qua các nguồn thông tin thường xuyên để làm công tác tổng hợp, cán bộ làm công tác tham mưu còn thiếu thực tế, vì vậy công tác tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ chưa đạt yêu cầu.”

“Năng lực trình độ của một bộ phận cán bộ công chức còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cần phải đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung.”

Phương tiện dùng cho công tác CBL còn thiếu, nhất là các đơn vị cửa khẩu, kinh phí CBL còn hạn chế.

Việc đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, điều kiện sinh hoạt cho lực lượng công tác CBL còn hạn hẹp. Đời sống sinh hoạt của hầu hết cán bộ làm công tác CBL gặp khó khăn, nhiều cán bộ công chức sống xa gia đình. Đây:cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tư tưởng công chức không an tâm và dễ dẫn đến tiêu cực, mất cán bộ nếu công:tác giáo dục chính trị tư tưởng không tốt.

Đối với công tác KTSTQ, thời gian qua cơ cấu tổ chức có thời điểm chuyên trách, có thời điểm không chuyên trách. Hiện nay, tại cấp Cục: công chức được giao làm nhiệm vụ KTSTQ được bố trí tại Phòng Nghiệp vụ với số lượng hạn chế, nên khi có phát sinh thì trưng dụng nguồn lực ở các phòng tham mưu, hoặc nguồn lực tại Chi cục nơi có phát sinh doanh nghiệp thuộc đối tượng đưa vào diện kiểm:tra sau thuộc thẩm quyền cấp Cục. Tại các Chi cục: công chức được giao làm công tác KTSTQ thường là công chức được đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán, nhưng do phải phụ trách nhiều công việc, lĩnh vực chuyên môn khác nên để đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên nghiệp thì rất khó khăn trong việc đào:tạo, bồi dưỡng cho công chức, cũng như cá nhân phụ trách tự nghiên cứu sâu lĩnh vực này. Do chưa chuyên sâu, chuyên nghiệp, nên tạo ra tâm lý e ngại khi quyết định KTSTQ thuộc thẩm quyền cấp Chi cục.

« Trong khi đó, Quyết định 448/QĐ-TTg ngày 25/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến:lược phát triển Hải quan đến năm 2020 nêu: “Đến năm 2020, hoạt động kiểm tra sau thông quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả dựa trên phương pháp quản lý rủi ro với quy trình nghiệp vụ được chuẩn hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với các biện pháp chế tài, xử lý nghiêm minhi”.”

“Tóm lại, trong thực tiễn công tác CBL, GLTM còn bất cập, do hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, chồng chéo; Các:chế tài xử lý vi phạm còn chưa đủ mạnh, quy định chưa rõ ràng, cụ thể… khiến việc xử lý các vi phạm cũng như công tác phối hợp đấu tranh giữa các lực lượng còn gặp khó khăn, vướng mắc; Sự:phối hợp giữa các lực lượng chức năng chưa thực sự chặt chẽ, phân công trách nhiệm chưa rõ ràng, cụ thể. Năng lực, trình độ.chuyên môn của các lực lượng chức năng CBL, GLTM… còn tồn tại; Một số”công chức còn biểu hiện thiếu trách nhiệm, thậm chí sai phạm trong thực thi; Phương thức tác nghiệp trong bối:cảnh mới:còn yếu, nhất là trong bối cảnh công nghệ mới, môi trường mạng ngày càng phát triển.””

Tóm tắt chương 2.

“BL, GLTM và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới diễn biến ngày càng phức tạp, đa dạng dưới các hình thức, phương thức ngày càng tinh vi và số lượng càng lớn.”

“Nội dung chương 2 tác giả đi phân tích làm rõ vị trí địa lý, kinh tế - xã hội tỉnh Đồng tháp ảnh hưởng đến tình hình BL, GLTM và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới. Phân tích thực trạng thực công tác CBL, GLTM và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các yếu tố ảnh hưởng dến công tác này; làm rõ thành tựu, hạn chế, nguyên nhân. Từ đó sẽ đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh công tác CBL, GLTM và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.”

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trường hợp Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp (Trang 61 - 64)