Vài nét về Cục Hải quan Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trường hợp Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp (Trang 34 - 38)

6. Kết cấu của đề tài

2.2. Vài nét về Cục Hải quan Đồng Tháp

“Cục Hải quan Đồng Tháp được thành lập theo Quyết định số 215/TCHQ- TCCB ngày 05/12/1985 của Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải quan. Căn cứ vào tổ chức bộ máy trong Quyết định thành lập, Hải quan Đồng Tháp tiến hành xây dựng chức năng, nhiệm vụ các đơn vị thuộc và trực thuộc; xây dựng cơ sở vật chất, tuyển chọn nhân sự, phân công bố trí công việc, thành lập Tổ chức Đảng, Đoàn thể, tập

huấn nghiệp vụ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/1986. Bộ máy Hải quan Đồng Tháp lúc này chỉ có 02 đơn vị cấp phòng, 03 đơn vị HQCK và 01 Đội kiểm soát chống buôn lậu với tổng biên chế là 29 người.

Theo Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016 của Bộ Tài chính, Cục Hải quan Đồng Tháp gồm có 04 phòng chuyên môn gồm: Phòng Nghiệp vụ; Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm; Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra và Văn phòng [27].; Có 05 Chi cục Hải quan và 01 Đội kiểm soát Hải quan. Cụ thể như sau:”

Khối phòng tham mưu:

+ Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra. + Phòng Nghiệp vụ.

+ Phòng Tham mưu chống buôn lậu và xử lý vi phạm. + Văn Phòng.

Khối chi cục, Đội kiểm soát:

+ Chi cục HQCK Thường Phước (Cửa khẩu Quốc tế). + Chi cục HQCK Cảng Đồng Tháp (Cảng đường sông): + Chi nhánh Cao Lãnh.

+ Chi nhánh Sa Đéc.

+ Chi cục HQCK Dinh Bà (Cửa khẩu Quốc tế). + Chi cục Hải quan Sở Thượng (Cửa khẩu Phụ). + Chi cục Hải quan Thông Bình (Cửa khẩu Phụ). + Đội Kiểm soát Hải quan.

Bộ máy Tổ chức của Hải quan Đồng Tháp lúc này có 04 đơn vị cấp phòng, 05 Chi cục Hải quan cửa khẩu, 01 Đội kiểm soát Hải quan với tổng biên chế công chức là 132 người.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Cục Hải quan Đồng Tháp

Nguồn: Website Cục Hải quan Đồng Tháp

Về biên chế tổ chức và trình độ cán bộ công chức

- Số lượng công chức: tính đến 31/12/2018 tổng số cán bộ, công chức là 132 người, trong đó:

+ Chuyên viên cao cấp và tương đương: 0 người, chiếm tỷ lệ 0 %; + Chuyên viên chính và tương đương: 15 người, chiếm tỷ lệ 1,3%; + Chuyên viên và tương đương: 02 người, chiếm tỷ lệ 0.15. %; + Kiểm tra viên hải quan: 94 người, chiếm tỷ lệ 71,2%;

+ Kiểm tra viên Trung cấp: 7 người, chiếm tỷ lệ 5,3%;

+ Hợp đồng lao động theo Nghị định số 68 là 14 người, tỷ lệ 10,6%.

- Theo trình độ đào tạo: Thạc sĩ: 10 người, chiếm tỷ lệ 8,4 %; Đại học: 95 người, chiếm tỷ lệ 80,5.%;

- Theo trình độ lý luận chính trị: Cao cấp và cử nhân: 14 người, chiếm tỷ lệ 11,8.%; Trung cấp: 46 người, chiếm tỷ lệ 38,9%; .

- Trình độ tin học: Trình độ đại học, cao đẳng: 10 người, chiếm tỷ lệ 8,4..%; Chứng chỉ trình độ A: 53 người, chiếm tỷ lệ 44,9.%; Chứng chỉ trình độ B: 42 người, chiếm tỷ lệ 35,5%; Chứng chỉ trình độ C: 0 người, chiếm tỷ lệ 0%

- Trình độ ngoại ngữ: Trình độ đại học, cao đẳng: 7 người, chiếm tỷ lệ 5,9%; Chứng chỉ trình độ A: 0 người, chiếm tỷ lệ 0.%; Chứng chỉ trình độ B: 96 người, chiếm tỷ lệ 81,3%; Chứng chỉ trình độ C: 2 .người, chiếm tỷ lệ 1,6%

- Theo độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 12 người, chiếm tỷ lệ 9,1%; Từ 31 đến 50 tuổi: 88 người, chiếm tỷ lệ 66,8%; Từ 51 đến 60 tuổi: 32 người, chiếm tỷ lệ 24,3% .

- Là Đảng viên: 104 người, chiếm tỷ lệ 96,1%

- Theo giới tính: Nam: 90 người, chiếm tỷ lệ 68,1 %; Nữ: 42 người, chiếm tỷ lệ 32%. -(Nguồn:Báo cáo của Phòng Tổ chức - Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp)

* Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Hải quan Đồng Tháp:

- Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan, thống kê Nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cửa khẩu; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện kiểm soát Hải quan, thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan, phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

- Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của Pháp luật đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; phúc tập hồ sơ Hải quan, đảm bảo thu đúng thu đủ, nộp kịp thời vào Ngân sách Nhà nước.

- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan theo thẩm quyền được pháp luật quy định.

- Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền về những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cách quản lý Nhà nước về Hải quan.

- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

- Thực hiện hợp tác Quốc tế về Hải quan theo phân cấp.

- Thực hiện chế độ báo cáo và cung cấp thông tin về hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của Tổng cục Hải quan.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp trên giao. (Nguồn: Quyết định 1919/QĐ-BTC của Bộ Tài chính)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trường hợp Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp (Trang 34 - 38)