1. 2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.6.2. Nghiên cứu nước ngoài
Theo Kamleitner, C.Korunka and E.Kirchler (2010) đã nghiên cứu và xác định có 3 nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ dựa trên nền tảng tâm lý gồm: nhận diện cơ hội, yêu cầu kiến thức và khuôn khổ ra quyết định về thuế.
Nhận diện cơ hội: Những cơ hội ảnh hưởng đến hành vi không tuân thủ thuế bao gồm cả hành vi cố ý lẫn vô ý được phát sinh do đặc điểm của việc tự kê khai, tự nộp thuế. Trường hợp doanh nghiệp không cố ý sử dụng các cơ hội dẫn đến việc không tuân thủ thuế nhưng qua việc vướng phải các lỗi về kê khai, xác định chưa đúng tính chất của các khoản chi phí (được khấu trừ hay không được khấu trừ)
hoặc do lỗi tính toán đều dẫn đến hành vi không tuân thủ thuế. Trường hợp doanh nghiệp cố ý tận dụng các cơ hội dẫn đến hành vi không tuân thủ thuế, họ có thể lợi dụng các đặc điểm của cơ chế tự kê khai để tính toán các chi phí phát sinh, kiểm soát thu nhập để có thể quyết định được số liệu các khoản thuế phải nộp.
Yêu cầu kiến thức: Sự thiếu hụt các kiến thức về thuế của doanh nghiệp nhỏ còn là nguyên nhân dẫn đến sự không tuân thủ thuế. Việc thay đổi thường xuyên và ngày càng đa dạng đã làm cho những qui định của luật thuế trở nên mập mờ đối với doanh nghiệp. Để có được sự hiểu biết rõ ràng và không vi phạm những quy định về thuế đòi hỏi doanh nghiệp phải tốn rất nhiều chi phí về thời gian và tiền bạc (tìm hiểu các qui định mới về thuế, thuê chuyên gia, lưu giữ hồ sơ …), tuy nhiên đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ thì việc bỏ ra chi phí lớn như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ, có thể gây thiếu hụt vốn kinh doanh do đó họ không sẵn sàng chi trả các chi phí trên để thực hiện hành vi tuân thủ thuế.
Khuôn khổ quyết định: trong quá trình xem xét tính tuân thủ của người nộp thuế ngoài việc nhận thức các cơ hội và sự thiếu hụt kiến thức về thuế thì những khuôn khổ để người nộp thuế ra quyết định có thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thuế hay không cũng giữ vai trò hết sức quan trọng. Khi các chủ doanh nghiệp nhỏ xem xét về tình hình tài chính của mình, các chi phí cho việc tuân thủ thuế có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của họ hay không từ đó ra quyết định có nộp thuế hay trốn thuế.
- Theo Jared Onyiego King’oina (2016), đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế GTGT của các công ty xây dựng tại hạt Kisumu, Kenya một quốc gia ở Đông Phi. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tất cả các yếu tố được xác định có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tuân thủ thuế giữa các nhà thầu là: (1) Mức độ hiểu biết và kiến thức về thuế; (2) Chi phí tuân thủ thuế; (3) Tiền phạt và hình phạt; (4) Nhận thức và thái độ của người nộp thuế. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ hiểu biết và kiến thức về thuế có ảnh hưởng đáng kể đến việc tuân thủ thuế. Điều này là do sự hiểu biết tốt hơn về luật thuế GTGT khuyến khích tuân thủ thuế. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng chỉ ra rằng
chi phí tuân thủ Thuế giá trị gia tăng là yếu tố chính được người nộp thuế cân nhắc xem có tuân thủ luật thuế hay không. Áp dụng hiệu quả tiền phạt và hình phạt đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện tuân thủ thuế. Cuối cùng, nghiên cứu kết luận rằng nhận thức và thái độ của người nộp thuế có ảnh hưởng đáng kể đến việc tuân thủ thuế.
- Trong một tài liệu nghiên cứu về vấn đề tuân thủ thuế của Ủy ban các vấn đề về thuế OECD, 2004 [21], khi phân tích về hành vi tuân thủ thuế đã xây dựng một mô hình là một phương pháp tiếp cận dựa trên việc hiểu doanh nghiệp và bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp để phân tích động cơ hành vi của người nộp thuế đối với tuân thủ thuế.
Hình 2.1. Mô hình các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế
Nguồn: Ủy ban các vấn đề về thuế OECD ( 2004) “Quản lý rủi ro tuân thủ - Quản lý và nâng cao tuân thủ thuế”
Mô hình trên được nhiều nước sử dụng trong đánh giá hành vi tuân thủ của người nộp thuế và biện pháp xử lý của cơ quan thuế đối với các hành vi tuân thủ khác nhau. Mô hình bao hàm đặc điểm doanh nghiệp, Ngành nghề, Xã hội học, Kinh tế (bao hàm hệ thống thuế) và Tâm lý học. Năm nhóm này thể hiện những nhìn nhận khác nhau về đối tượng nộp thuế. Khi kết hợp 5 yếu tố sẽ tạo thành các cách thức xác định động cơ hành vi như là một bước để lựa chọn thành công các chiến lược xử lý tuân thủ.
Thật không dễ dàng để biết được những yếu tố nào tác động đến hành vi tuân thủ hoặc không tuân thủ của người nộp thuế. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho
vi người nộp thuế
Chiến lược tuân thủ
Không tuân thủ
Doanh nghiệp Ngành nghề
Sử dụng hết khả năng để ngăn chặn
Người nộp thuế
Yếu tố xã hội Yếu tố kinh tế
Không muốn tuân thủ, sẽ tuân thủ nếu bị chú ý Ngăn chặn bị phát hiện Yếu tố tâm lý Cố gắng tuân thủ nhưng không liên tục Giúp đỡ để tuân thủ Sẵn lòng tuân thủ Mục đích của chiến lược là giảm sức ép Dễ dàng thực hiện 1 2 3 5 4 7 6 9 8 10
thấy các nhân tố được nêu trong mô hình ảnh hưởng của người nộp thuế là nguyên nhân của việc từng người nộp thuế (cả cá nhân và từng doanh nghiệp) áp dụng những giá trị, niềm tin và thái độ, có thể nói gọn là “các động cơ”.
Kết luận chương 2
Chương này trình bày tổng quan các khái niệm hộ kinh doanh cá thể, khái niệm thuế và cơ sở lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế GTGT qua các nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Các nhân tố tác động được nêu ra gồm: hiểu biết về thuế và kiến thức của người nộp thuế; hình phạt và mức phạt; nhận thức và thái độ của người nộp thuế; chi phí tuân thủ thuế. Lược khảo một số tài liệu trước làm tiền đề cho nghiên cứu ở chương 3.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ SA ĐÉC 3.1 Khái quát chung về địa phương
3.1.1 Vị trí địa lí
Thành phố Sa Đéc là một thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Tháp. Năm 2018 thành phố Sa Đéc được công nhận là đô thị loại II, diện tích tự nhiên 59,11km2, dân số 202.000 người (bao gồm dân số quy đổi), có 09 xã, phường (Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, phường An Hòa, phường Tân Quy Đông, xã Tân Phú Đông, xã Tân Khánh Đông, xã Tân Qui Tây). Với hệ thống sông ngòi chằng chịt và địa hình bằng phẳng thì thành phố Sa Đéc có nhiều thuận lợi về giao thông đường bộ và cả đường thủy gồm: Quốc lộ 80, Tỉnh lộ ĐT 848, ĐT 851, ĐT 852, ĐT 853, hệ thống sông Tiền, sông Sa Đéc).
Với hệ thống giao thông thuận lợi, Sa Đéc có điều kiện để liên kết và hợp tác phát triển với các huyện của tỉnh như Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành vì có vị trí địa lý là:
Phía Bắc giáp với huyện Lấp Vò.
Phía Tây giáp với huyện Lai Vung, có tuyến giao thông đường bộ (Quốc lộ 80 nối dài) đi huyện Lai Vung, huyện Lấp Vò, thành phố Long Xuyên và các tỉnh.
Phía Nam giáp với huyện Châu Thành, có tuyến giao thông đường bộ (Quốc lộ 80 nối dài) đi thành phố Vĩnh Long, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh.
Phía Đông giáp với sông Tiền và huyện Cao Lãnh, đây là tuyến giao thông đường thủy huyết mạch của Đồng bằng sông Cửu Long.
Hình 3.1 Bản đồ vị trí thành phố Sa Đéc
(Nguồn Trang thông tin điện tử thành phố Sa Đéc)
Với lịch sử hình thành gần 300 năm, có hệ thống giao thông thuận lợi về cả đường bộ lẫn đường thủy, Thành phố Sa Đéc được xem là vùng chuyển tiếp, đầu mối giao thông quan trọng từ thành phố Hồ Chí Minh đi đến các tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long với Campuchia (minh chứng là sông Sa Đéc là hệ thống giao thông đường thủy nối liền thành phố Hồ Chí Minh đi Kiên Lương và Campuchia). Chính vì vậy thành phố Sa Đéc đã được Thủ tướng chính phủ công nhận là một trong bốn đô thị trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Bảng 3.1 Các đơn vị hành chính của thành phố Sa Đéc Phường, xã Diện tích (Km2 ) Phường 1 2,12 Phường 2 1,79 Phường 3 1,45 Phường 4 1,73 Phường An Hòa 6,44
Phường Tân Quy Đông 6,24
Xã Tân Khánh Đông 21,50
Xã Tân Phú Đông 12,40
Xã Tân Quy Tây 5,44
(Nguồn Trang thông tin điện tử thành phố Sa Đéc)
Hình 3.2 Bản đồ hành chính thành phố Sa Đéc
(Nguồn Trang thông tin điện tử thành phố Sa Đéc)
Theo báo cáo tổng kết năm 2018 của UBND thành phố Sa Đéc về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018
Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố đạt trên 28.540 tỷ đồng tăng 13,56% so với năm 2017.
Hoạt động thương mại - dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 14.695,8 tỷ đồng đạt 116,42% kế hoạch và tăng 13,44% so với năm 2017.
Tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản năm 2018 đạt 2.395,926 tỷ đồng đạt 102,30% kế hoạch tăng 2,81% so với năm 2017. Trong đó ngành nông nghiệp giá trị sản xuất đạt 1.913,3 tỷ đồng, tăng 0,8% so với năm 2017; ngành thủy sản đạt 477,2 tỷ đồng tăng 11,73% so với năm 2017; ngành lâm nghiệp đạt 5,4 tỷ đồng, tăng 1,01% so với năm 2017.
Tình hình thu - chi ngân sách:
Thu ngân sách nhà nước tính đến 20/12/2018 được 438,804 tỷ đồng, đạt 139,88% kế hoạch. Cụ thể: thu thuế từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được 117,92 tỷ đồng, đạt 76,6% kế hoạch; thu thuế thu nhập cá nhân được 33,87 tỷ đồng, đạt 123% kế hoạch; thu phí trước bạ được 26,98 tỷ đồng, đạt 79,4% kế hoạch; thu thuế sử dụng đất nông nghiệp được 2,03 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch; thu phí và lệ phí được 10,47 tỷ đồng, đạt 73,9% kế hoạch; thu tiền thuê đất, mặt nước được 73,4 tỷ đồng, đạt 587% kế hoạch; thu tiền sử dụng đất được 108,56 tỷ đồng, đạt 180,9% kế hoạch.
Chi ngân sách được 492,76 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch; trong đó có 112,33 tỷ đồng chi đầu tư phát triển, đạt 86% kế hoạch.
Thành phố Sa Đéc đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 1,41 lần cả nước, tỷ lệ hộ nghèo ở mức 5,5%, mức độ tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất đạt 9,34%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xây dựng giảm dần tỷ trọng các ngành nông lâm thủy sản.
Bên cạnh việc tập trung triển khai thực hiện các công trình xây dựng, nhất là các công trình giao thông trọng điểm, kêu gọi đầu tư, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, huy động mọi nguồn lực để phát triển, thành phố Sa Đéc đang tập trung lập qui hoạch làng hoa Sa Đéc với hình ảnh đặc trưng hướng đến thành phố hoa của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển du lịch.
Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao cũng được thành phố Sa Đéc chú trọng và phát triển. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 8 trường đạt chuẩn quốc gia, có 12 nhà giáo đạt danh hiệu nhà giáo ưu tú. Công tác an sinh xã hội cũng được thực hiện tốt với sự chung tay góp sức từ cộng đồng như các thùng từ thiện ủng hộ bệnh nhân nghèo được đặt tại chợ Sa Đéc, nơi phát bánh mì miễn phí….
Thành phố Sa Đéc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện toàn tỉnh Đồng Tháp nói chung và tại địa phương thành phố Sa Đéc nói riêng còn gặp những khó khăn nhất định: tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra nhiều nơi; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có tăng trưởng nhưng chưa thật sự ổn định và bền vững; du lịch thành phố chưa phát triển; việc ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; tình hình gạo xuất khẩu giảm so năm trước do ảnh hưởng giá cả và nguồn gạo nguyên liệu thường xuyên biến động; tình hình giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng mạnh làm sức mua của người dân bị hạn chế; tình hình vi phạm về an ninh trật tự và an toàn giao thông vẫn còn diễn ra trên địa bàn thành phố. Trước những khó khăn chung của địa phương, cấp Ủy và Ủy ban nhân dân thành phố Sa Đéc đã tập trung công tác chỉ đạo, điều hành đối với các ngành, các cấp và lãnh đạo nhân dân từng bước khắc phục khó khăn, phát huy thế mạnh của địa phương, nên tình hình kinh tế vẫn ổn định và tiếp tục tăng trưởng.
3. 2 Tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc Đéc
Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc được thành lập theo quyết định số 315/QĐ/TC– TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ Tài chính. Trụ sở Văn phòng Chi cục Thuế đặt tại Đường Nguyễn Sinh Sắc, khóm Hòa Khánh, Phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc chịu sự lãnh đạo song trùng của ngành dọc và Ủy ban nhân dân cùng cấp, có trách nhiệm quản lý, khai thác, bồi dưỡng nguồn thu trên địa bàn theo sự phân công của cấp trên và tổ chức thực hiện hoàn thành chỉ tiêu thu hàng năm.
Tính đến năm 2016 Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc có tổng số cán bộ là 51 người gồm 47 biên chế, 04 hợp đồng.
Số lượng cán bộ nữ 18 người chiếm 35,29%, cán bộ nam 33 người chiếm 64,71%. Điều này phù hợp với nhiệm vụ đặc thù của ngành thuế, nhất là ở các bộ phận trực tiếp tiếp xúc với cơ sở kinh doanh, trực tiếp kiểm tra tình hình kinh doanh trên địa bàn.
3.2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy theo mô hình chức năng của Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc: thành phố Sa Đéc:
(Nguồn: Đội Hành chính nhân sự tài vụ ấn chỉ Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc)
3.2.3 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Chi cục thuế
3.2.3.1 Vị trí, chức năng
- Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chi cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí,
Đ ội Q u ản lý t hu t rư ớc b ạ, th u k h á c v à t h u n h ập c á nh â n CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG Đ ội Q u ản lý n ợ và Cư ỡng ch ế thu ế Đ ội K ê kh a i -K ế to á n t hu ế v à T in h ọc Đ ội K iể m t ra t hu ế Đ ội H à nh chính - Nhâ n s ự - T à i v ụ - Ấ n c h ỉ Đ ội Tu y ên T r uy ền H ỗ tr ợ v à Ng hi ệp v ụ - D ự t o á n Đ ội Th u ế L iên x ã ph ư ờng PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Chi cục Thuế là đơn vị hành chính có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, mở tài khoản giao dịch tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
3.2.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn