Về nhận thức và thái độ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế giá trị gia tăng của hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc (Trang 86 - 98)

1. 2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

4.5 Về nhận thức và thái độ

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về thuế theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người nộp thuế trong việc thực hiện tuân thủ pháp luật thuế. Đồng thời, việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công việc của công chức thuế cần phải tiến hành thường xuyên và chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả công tác và hạn chế các tiêu cực, gian lận từ đó giúp cho người nộp thuế có nhận thực đúng đắn về hình ảnh của người cán bộ làm việc cho dân.

- Nhà nước cần công khai, minh bạch dự toán thu chi ngân sách nhà nước và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống tham nhũng, lãng phí trong bộ máy để người nộp thuế có thể thấy được lợi ích từ những đồng thuế mình nộp mang lại từ đó họ mới có ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế.

Kết luận chương 4

Theo như phân tích ở trên có thể thấy những mặt tích cực và những mặt tồn tại trong công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Sa Đéc. Thông qua đó tác giả có đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế GTGT của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Sa Đéc. Các giải pháp về tăng cường hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế, hoàn thiện chính sách thuế, cải cách thủ tục hành chính về thuế, nâng cao năng lực của cán bộ thuế. Những giải pháp này đều xuất phát từ kết quả nghiên cứu khảo sát và phân tích thực trạng tình hình quản lý thuế trên địa bàn thành phố Sa Đéc.

KẾT LUẬN

Đề tài đã khái quát hóa các khái niệm, đặc điểm hộ kinh doanh cá thể, thuế GTGT và những khái niệm liên quan đến tuân thủ thuế. Trên cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế, các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế GTGT và lược khảo một số nghiên cứu trước đây từ đó xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế GTGT của hộ kinh doanh cá thể gồm: hiểu biết về thuế và kiến thức của người nộp thuế; hình phạt và mức phạt; nhận thức và thái độ của người nộp thuế; chi phí tuân thủ thuế.

Dựa vàophương pháp mô tả, so sánh được tích hợp với thiết kế khảo sát trong việc thu thập dữ liệu. Được thực hiện thông qua hai bước: (1) nghiên cứu và sử dụng kết quả nghiên cứu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế GTGT của các hộ kinh doanh, (2) áp dụng phương pháp thống kê, mô tả tiến hành phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế GTGT của các hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Sa Đéc từ đó có cơ sở để đề xuất các kiến nghị.

Qua kết quả nghiên cứu, Luận văn đã xác định mức độ tuân thủ thuế GTGT của hộ kinh doanh cá thể có ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố hiểu biết và kiến thức về thuế (42,47%) trong số các yếu tố được thiết lập ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế GTGT. Đứng thứ hai là tiền phạt chiếm 30,11% và yếu tố phạt tiếp theo là yếu tố chi phí tuân thủ với 15,59% và cuối cùng là nhận thức và thái độ của người nộp thuế chiếm 11,83%.

Hoạt động nộp thuế của người nộp thuế là hành vi mang tính trực tiếp, cá nhân và cụ thể, còn sự thụ hưởng lợi ích từ chi tiêu của chính phủ mang tính gián tiếp, cộng đồng và trừu tượng. Vì lý do này nên ngoài việc hành thu thuế thật tế nhị mà minh bạch, chính phủ cần phải công bố rõ ràng chương trình hành động của mình và tăng cường nâng cao việc giáo dục ý thức của công dân về quyền và nghĩa vụ nộp thuế ngay từ khi còn nhỏ. Làm như vậy thì người dân mới ý thức được sự quan trọng và cần thiết của thuế, mới xem vấn đề nộp thuế là một việc làm tự nhiên và bắt buộc cho sự gắn bó trong cuộc sống sinh hoạt xã hội.

Nói chung để cho người nộp thuế có ý thức tự giác, tự nguyện chấp hành nghĩa vụ về thuế thì công tác tuyên truyền pháp luật về thuế và các quy định về chế tài xử phạt, hành vi trốn thuế là quan trọng nhất. Trong đó phải quan tâm đến hình thức, nội dung, biện pháp tuyên truyền. Vì trong thời gian tới không chỉ riêng đối với ngành thuế mà các ngành khác cũng phải thật sự quan tâm đối với công tác tuyên truyền, cán bộ tuyên truyền làm tốt nhiệm vụ được giao, thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu Tiếng Việt

Bùi Thị Thủy, 2018. Ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng đến quy mô chính phủ tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Đào Vũ Vân Như, 2018. Giải pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thành Tuân, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế An Giang. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

PGS.TS. Sử Đình Thành và TS. Bùi Thị Mai Hoài, 2009. Tài chính công và Phân tích chính sách thuế. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động xã hội.

Phan Thái Nguyệt, 2011. Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế Quận 8.Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Trần Thị Kim Oanh, 2016. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Long An. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Võ Đức Chín, 2011. Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp - Trường hợp tỉnh Bình Dương. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Ủy ban các vấn đề về thuế, OECD (2004), Quản lý rủi ro tuân thủ, các hệ thống lựa chọn trường hợp thanh tra.

Danh mục tài liệu tiếng Nước ngoài

Ajzen, I. (1991). Theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes.

B. Kamleitner, C.Korunka and E.Kirchler (2010), Tax comliance of small business owner, Emeral, vol.18, pp. 130-135.

Becker, G. (1968). Crime and Punishment: An Economic Approach. Journal of Political Economy, 76, 169-217.

Centre for Tax policy and Administration (2004), Compliance Risk Management: Managing and Improving Tax Compliance, Forum on Tax Administration.

Jared Onyiego King’oina, 2016. Factors influencing value added tax compliance among the construction firms in Kisumu county, Kenya. The University of Nairobi -Kisumu Campus.

Kirchler, E. (2007), The Economic Psychology of Tax Behaviour, Cambridge University Press, Cambridge.

Lewis, A. (1982). The Psychology of Taxation. New York, NY: St. Martin’s Press. 18

M.Slade Kendrick.The ability to pay theory of taxation. The American Economic Review,Vol.29,No.1(Mar.,1939),pp.92-101

Mohd Rizal Palil and Ahmad Fariq Mustapha (2011); Determinants of Tax

Compliance in Asia: A case of Malaysia, European Journal of Social Sciences Vol 24 No 1.

Richardson D (2006). Determinants of Tax Evasion. A cross-country

investigation. International Journal of Accounting, Auditing and Taxation, 150-169. Young A, Danny C, Daniel H (2013). A Study of the Impact of Culture on Tax Compliance in China. International Tax Journal;CCH Incorporated .

PHỤ LỤC

BẢNG KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ GTGT CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SA ĐÉC

Thưa quý anh (chị) chúng tôi, sinh viên cao học ngành Tài chính công của trường Đại học kinh tế TP. HCM, đang nghiên cứu đề tài khoa học về “Phân tích các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế GTGT của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Sa Đéc”. Chúng tôi trân trọng kính mời quý anh/chị dành chút thời gian quý báu của mình tham gia đóng góp ý kiến khảo sát. Chúng tôi xin đảm bảo mọi thông tin cung cấp được tuyệt đối bảo mật .

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG

Đánh dấu (X) vào ô vuông trước thông tin phù hợp với mỗi câu hỏi đánh 1 dấu (X) 1. Giới tính của quý anh/chị

Nam Nữ 2. Độ tuổi của quý anh/chị

18 tuổi – 34 tuổi; 35 tuổi - 50 tuổi; 51 tuổi trở lên 3. Trình độ học vấn của quý anh/chị

Trung học cơ sở Trung học phổ thông Cao đẳng/ Đại học Khác ... 4. Lĩnh vực ngành nghề của quý anh/chị

Dịch vụ;

Thương nghiệp; Sản xuất;

PHẦN II: PHẦN ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ GTGT CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Đánh dấu (X) vào ô vuông trước thông tin phù hợp với mỗi câu hỏi đánh 1 dấu (X) 1. Anh/ chị đã tham gia khóa đào tạo, tập huấn thuế được bao nhiêu lần?

Chưa tham gia lần nào Đã tham gia 1 lần Đã tham gia 2 lần

Đã tham gia nhiều hơn 2 lần

2. Nếu anh/chị cần biết những thông tin bất kỳ nào về thuế, anh/ chị sẽ lấy thông tin ở đâu?

Cơ quan thuế phụ trách

Các hộ kinh doanh cùng ngành nghề Chuyên gia tư vấn

Khác...

3. Anh/chị gặp phải khó khăn nào trong việc cố gắng tìm hiểu thông tin của các vấn đề về thuế ?

Thông tin mẫu thuẫn từ các nguồn khác nhau Hệ thống thuế phức tạp, tài liệu khó hiểu

Tốn quá nhiều thời gian cho việc chờ đợi và phản hồi thông tin từ cơ quan thuế

4. Anh/ chị hãy đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố hiểu biết về thuế và kiến thức của người nộp thuế đến hành vi tuân thủ thuế?

Mức độ thấp Mức độ trung bình Mức độ lớn

5. Anh/chị phải bỏ ra bao nhiêu tiền cho chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế ? Dưới 2 triệu

Từ 2 triệu đến 5 triệu Từ 5 triệu đến 10 triệu Trên 10 triệu

6. Anh/ Chị có sẵn lòng chi trả các chi phí tuân thủ thuế không? Có

Không

7. Anh/ chị hãy đánh giá mức độ ảnh hưởng của chi phí tuân thủ thuế đến hành vi tuân thủ thuế?

Mức độ thấp Mức độ trung bình Mức độ lớn

8. Anh/ Chị có bao giờ bị phạt về hành vi không tuân thủ thuế GTGT không? Có

Không

9. Anh/chị hãy cho biết ý kiến về hình phạt và mức phạt của hành vi không tuân thủ thế hiện nay?

Tỷ lệ phạt rất thấp và tôi đủ khả năng chi trả

Tôi tuân thủ thuế tốt do hình phạt là rất nặng và khả năng bị phát hiện cao. Cơ hội bị cơ quan thuế phát hiện vì không tuân thủ thuế gần bằng 0

10.Theo anh/chị nhân tố hình phạt và mức phạt sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mức độ tuân thủ GTGT.

Mức độ thấp Mức độ trung bình Mức độ lớn

11. Anh/chị có nghĩ rằng nộp thuế là nghĩa vụ của mọi người không? Không đồng ý

Đồng ý

12. Anh/ chị cho biết ý kiến về cách thức sử dụng nguồn thu từ thuế

Nguồn thu từ thuế không mang lại lợi ích cho người nộp thuế Chính sách của chính phủ và hiệu quả của chi tiêu công từ tiền thuế mang lại hiệu quả thấp.

Người nộp thuế nhận được lợi ích từ tiền thuế của mình thông qua dịch vụ công cộng.

13. Anh/chị hãy đánh giá mức độ anh hưởng của thái độ và nhận thức về tuân thủ thuế GTGT?

Mức độ thấp Mức độ trung bình Mức độ lớn

14. Theo anh/chị nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi tuân thủ thuế GTGT của hộ kinh doanh cá thể?

Hiểu biết về thuế và kiến thức của người nộp thuế Hình phạt và mức phạt

Chi phí tuân thủ thuế

Nhận thức và thái độ của người nộp thuế 15. Các ý kiến nhận xét góp ý khác: ... ... ... ... ...

Bảng tổng hợp kết quả khảo sát Nội dung

Kết quả khảo sát Tần số Tỷ lệ (%) Phần I: Thông tin chung

1. Giới tính của quý anh/chị

- Nam 151 81,18

- Nữ 35 18,82

2. Độ tuổi của quý anh/chị

18 tuổi - 34 tuổi 11 5,91

35 tuổi - 50 tuổi 120 64,52

51 tuổi trở lên 55 29,57

3. Trình độ học vấn của quý anh/chị

- Trung học cơ sở 102 54,84

- Trung học phổ thông 30 16,13

- Cao đẳng /Đại học 38 20,43

- Khác... 16 8,60

4. Lĩnh vực ngành nghề của quý anh/chị

- Dịch vụ 9 4,84

- Thương nghiệp 130 69,89

- Sản xuất 47 25,27

Phần II: Đánh giá các nhân tố

Hiểu biết về thuế và kiến thức của người nộp thuế

1. Anh/ chị đã tham gia khóa đào tạo, tập huấn thuế được

bao nhiêu lần?

- Chưa tham gia lần nào 130 69,89

- Đã tham gia 1 lần 37 19,89

- Đã tham gia 2 lần 13 6,99

2. Nếu anh/chị cần biết những thông tin bất kỳ nào về thuế,

anh/ chị sẽ lấy thông tin ở đâu?

- Cơ quan thuế phụ trách 107 57,53

- Các hộ kinh doanh cùng ngành nghề 73 39,25

- Chuyên gia tư vấn 2 1,08

- Kênh thông tin khác 4 2,14

3. Anh/chị gặp phải khó khăn nào trong việc cố gắng tìm

hiểu thông tin của các vấn đề về thuế ?

- Thông tin mẫu thuẫn từ các nguồn khác nhau 9 4,84

- Hệ thống thuế phức tạp, tài liệu khó hiểu 75 40,32

- Tốn quá nhiều thời gian cho việc chờ đợi và phản hồi

thông tin từ cơ quan thuế 102 54,84

4. Anh/ chị hãy đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố hiểu biết về thuế và kiến thức của người nộp thuế đến hành vi tuân thủ thuế?

- Ảnh hưởng lớn 135 72,58

- Ảnh hưởng trung bình 32 17,20

- Ảnh hưởng thấp 19 10,22

Chi phí tuân thủ thuế

5. Chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế

- Dưới 2 triệu 151 81,18

- Từ 2 triệu đến 5 triệu 22 11,83

- Từ 5 triệu đến 10 triệu 8 4,30

- Trên 10 triệu 5 2,69

6. Mức độ sẵn sàng chi trả các chi phí tuân thủ thuế

- Có 11 5,91

- Không 175 94,09

7. Mức độ ảnh hưởng chi phí tuân thủ thuế đến hành vi tuân thủ

- Ảnh hưởng lớn 115 61,83

- Ảnh hưởng trung bình 52 27,96

Hình phạt và mức phạt

8. Bị phạt về hành vi không tuân thủ thuế GTGT

- Đã từng 171 91,94

- Chưa bao giờ 15 8,06

9. Lý do không tuân thủ thuế

- Tỷ lệ phạt rất thấp và tôi đủ khả năng chi trả 125 67,20

- Tôi tuân thủ thuế tốt do hình phạt là rất nặng và khả năng

bị phát hiện cao. 25 13,44

- Cơ hội bị cơ quan thuế phát hiện vì không tuân thủ thuế

gần bằng 0 16 8,60 10. Mức độ ảnh hưởng hình phạt và mức phạt đến hành vi tuân thủ - Ảnh hưởng lớn 120 64,52 - Ảnh hưởng trung bình 43 23,12 - Ảnh hưởng thấp 30 12,37

Nhận thức và thái độ của người nộp thuế

11. Anh/chị có nghĩ rằng nộp thuế là nghĩa vụ của mọi

người không?

- Không đồng ý 12 6,45

- Đồng ý 174 93,55

12. Anh/ chị cho biết ý kiến về cách thức sử dụng nguồn

thu từ thuế

- Nguồn thu từ thuế không mang lại lợi ích cho người nộp

thuế 115 61,83

- Chính sách của chính phủ và hiệu quả của chi tiêu công

từ tiền thuế mang lại hiệu quả thấp. 32 17,20

- Người nộp thuế nhận được lợi ích từ tiền thuế của mình

thông qua dịch vụ công cộng. 39 20,97

13. Ảnh hưởng của nhận thức và thái độ về tuân thủ thuế

GTGT

- Ảnh hưởng lớn 113 60,75

- Ảnh hưởng trung bình 40 21,50

- Ảnh hưởng thấp 33 17,75

14. Theo anh/chị nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi tuân thủ thuế GTGT của hộ kinh doanh cá thể?

- Hiểu biết về thuế và kiến thức của người nộp thuế 79 42,47

- Hình phạt và mức phạt 56 30,11

- Chi phí tuân thủ thuế 29 15,59

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế giá trị gia tăng của hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc (Trang 86 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)