Phương pháp-Biện pháp

Một phần của tài liệu giao an ban than 1718 (Trang 88 - 91)

PP: Dùng lời, trực quan, trò chơi,tích cực.

HĐ tích hợp: Toán- Âm nhạc- Thể dục- Văn học. IV- Cách tiến hành

Hoạt động của cô HĐ của trẻ

* Hoạt động 1

- Cho trẻ hát bài "Càng lớn càng ngoan” và đến xem tranh vẽ 1 số hoạt động của cô đầu bếp.

- Cô cùng trẻ đàm thoại về tranh vẽ.

- Để có được sức khỏe tốt cần những chất dinh dưỡng nào. Hôm nay cô cùng lớp mình trò chuyện về các món ăn nhé.

* Hoạt động 2

- Cho trẻ chia thành 2 nhóm, quan sát tranh một số món ăn và thực phẩm để trẻ thảo luận nhóm.

+ Nhóm 1: Món cá + Nhóm 2: Rau luộc + Nhóm 3: Món thịt

- Đại diện trẻ lên nhận xét tranh vừa được thảo luận trong nhóm và cho nhóm khác lên bổ sung.

Cô khái quát lại: Cá, rau, thịt có rất nhiều chất dinh dưỡng và vị ngon của từng món rất cần cho cơ thể chúng ta

- Cô kể tên các món ăn mà cô thích: Món rau luộc, cá , thịt, món canh chua, cá kho…Cô ăn các chất có nhiều chất dinh dưỡng nên cơ thể cô rất khỏe mạnh

- Cho cháu gọi tên các món ăn mà trẻ thích, đối với trẻ gặp khó cô gợi hỏi

- Con thích món ăn nào?

- Con biết được những món ăn gì?

- Các con nên ăn những món ăn có nhiều chất dinh dưỡng để cơ thể mau lớn và khỏe mạnh

- Cô giới thiệu các nhóm thực phẩm. Thực phẩm thì được chia thành 4 nhóm:

+ Như gạo, ngô, khoai lang,… là nhóm tinh bột + Như đậu nành, trứng cá, thịt, tôm, ..là nhóm đạm. + Mỡ, lạc, vừng,....là nhóm chứa nhiều chất béo.

+ Rau, củ, quả, ...là nhóm có nhiều vitamin và chất khoáng.

- Khi ăn ta chọn các thực phẩm tươi, không nên ăn những thực phẩm dập nát, thối sẽ bị bệnh. Mỗi một người đều thích món ăn hợp với khẩu vị của mình. Nhưng phải đầy đủ chất dinh dưỡng thì cơ thể mới khỏe mạnh được.

- Trẻ hát và xem tranh vẽ - Đàm thoại cùng cô - Lắng nghe - Trẻ thảo luận - Trẻ nhận xét - Lắng nghe -Trẻ lắng nghe - Trẻ kể - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Lắng nghe -Trẻ lắng nghe.

* Hoạt động 3: Trò chơi

Trò chơi 1: Hãy kể tên 2 món ăn.

C Cô nói: Các cháu hãy kể cho cô nghe 2 món ăn mà cháu thích.

- Cho trẻ kể, cô theo dõi, nhận xét.

Trò chơi 2: “Chiếc túi kì lạ” -Cô hướng dẫn cách chơi.

- Cho trẻ chơi cô theo dõi động viên - Cô nhận xét

* Kết thúc.

- Cho trẻ đọc bài thơ “Bé ơi”

- Trẻ chơi - Chú ý lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc. D/ CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC

Tổ chức các góc chơi: Góc xây dựng- Góc phân vai- Góc học tập- Góc nghệ thuật I. Mục đích- Yêu cầu:

- Phản ánh được cuộc sống của người lớn trong khi chơi. - Biết chơi thành nhóm và thỏa thuận được với nhau. - Tích cực trò chuyện với nhau trong khi chơi.

- Thể hiện được vai chơi: Xây dựng, bán hàng, bác sỹ,… - Phát triển tư duy và ngôn ngữ.

- Quan tâm giúp đỡ bạn cùng chơi, lấy và cất đồ đồ chơi đúng nơi quy định. Trẻ biết vẽ, xé dán, nặn đồ dùng đồ chơi đơn giản về chủ đề Bản thân

Trẻ cố gắn thực hiện công việc đơn giản được giao ( Chia giấy vẽ, xếp đồ chơi

II. Chuẩn bị:

1. Phòng học: Thoáng mát, sạch sẽ, giá đồ chơi, bố trí góc chơi hợp lý. 2. Đồ chơi: Đồ dùng đồ chơi ở các góc.

- Xây dựng: Khối gỗ, cây xanh, hoa, cầu trươt, xích đu, bập bênh - Bán hàng: Rau, quả, 1 số thực phẩm,, gạch cây...

- Nấu ăn: Xoong, thau, bát, thìa,…

- Bác sỹ: Dụng cụ ống nghe, áo pờ lu, mũ, kim tiêm, thuốc, - Góc nghệ thuật: Tô màu bé trai bé gái

- Góc học tập: Đếm số lượng 2

III. Định hướng chủ đề chơi và các nhóm chơi

1. Chủ đề chơi: Xây dựng khu vui chơi

2. Nhóm chơi: -Xây dựng: Xây dựng khu vui chơi (Nhóm chính) - Phân vai: Bán hàng, nấu ăn, bác sỹ. cô giáo - Góc nghệ thuật: Tô màu bé trai bé gái - Góc học tập: Chữ cái, hột hạt

3.Cách tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của cô

HOẠT ĐỘNG1

1/Thỏa thuận trước khi chơi.

b / Nội dung:

- Chủ đề chơi, nhóm chơi, vai chơi của trẻ, các hành động chơi, bác trưởng công trình,

c/ Định hướng thỏa thuận chơi:

- Cho trẻ đọc bài thơ “ Đôi mắt của em” - Đàm thoại về bài thơ

- Hôm nay lớp mình chơi các nhóm: Bác sĩ, nấu ăn, bán hàng…

-Trò chơi nấu ăn làm những gì? -Trò chơi chữa bệnh làm gì? - Chú họa làm gì?

-Trò chơi xây dựng làm gì?

- Trong khi chơi các bạn phải như thế nào?

Giáo dục: Chơi phải biết đoàn kết thương yêu,nhường nhịn, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau Không la hét, không tranh dành đồ chơi với bạn. phải biết tôn trọng và yêu quí các nghề

- Chơi xong các bạn làm gì? - Cô giới thiệu vị trí nhóm chơi. - Cho trẻ về nhóm chơi mà trẻ thích. HOẠT ĐỘNGII

2/ Quá trình chơi

- Trẻ tự thỏa thuận vai chơi.

-Trẻ tự lấy đồ chơi cho nhóm của mình. - Trẻ tự chơi

- Cô cùng đóng vai chơi với trẻ.Cô quan sát và xử lí tình huống.

-Cô tạo tình huống cho trẻ có mối quan hệ qua lại.

HOẠT ĐỘNG III

3/ Nhận xét sau khi chơi

- Hình thức: Cuốn chiếu

- Nội dung: Làm rõ chủ đề chơi nhóm chơi. - Nhận xét từng nhóm

- Cô tạo tình huống cho trẻ tự giới thiệu sản phẩm của trẻ làm ra.

- Cô nhận xét và giáo dục trẻ.

- Cho lớp thu dọn đồ chơi để vào đúng nơi qui định - Cho trẻ đi vệ sinh cá nhân

- Kết thúc: Cho trẻ nghỉ

- Trẻ đọc - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời

- Xây khu vui chơi - Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Cất đồ chơi

- Về về nhóm chơi - Trẻ tự phân vai chơi - Trẻ tự lấy đồ chơi. Trẻ tích cực trong khi chơi - Trẻ thuyết trình. - Trẻ lắng nghe - Trẻ thu dọn đồ chơi. - Trẻ vệ sinh - Trẻ nghỉ E/VỆ SINH-ĂN NGỦ *Vệ sinh:

- Trẻ tháo tất,cởi quần áo

-Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định

-Trẻ làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống ( nhà vệ sinh , ca uống nước, khăn lau mặt, tủ đồ( MT11)

*Ăn ngủ:

-Trẻ biết ăn để chóng lớn khỏe mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau

-Trẻ biết sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách

-Trẻ tập trung khi ngũ, ngũ nhanh.

-Vệ sinh- ăn xế

F/CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH

LQ bài hát: Rửa mặt như mèo I.Mục đích yêu cầu

1.Kiến thức : Trẻ biết thể hiện và hát đúng giọng bài hát “Rửa mặt như mèo ”. 2.Kỷ năng : Dạy trẻ kỹ năng hát diễn cảmvà đúng giọng

3.Phát triển : Vốn từ cho trẻ từ .

4.Giáo dục : Thông qua bài hát giáo dục cháu biết giữ gìn thân thể sạch sẽ như rửa mặt ,tay chân .

II.Chuẩn bị :

Cô : Tranh minh họa bài hát.

III.Phương pháp, biện pháp:

- Hát diễn cảm – đàm thoại – trò chơi.

Một phần của tài liệu giao an ban than 1718 (Trang 88 - 91)