ĐẬP BÓNG XUỐNG SÀN BẰNG HAI TAY VÀ TRUYỀN BÓNG CHO BẠN

Một phần của tài liệu chu de dong vat (Trang 57 - 63)

- Cho trẻ về góc xem động vật săn mồi.

ĐẬP BÓNG XUỐNG SÀN BẰNG HAI TAY VÀ TRUYỀN BÓNG CHO BẠN

BÓNG CHO BẠN

I. Mục đích- Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ 3 tuổi: Biết “đập bóng xuống sàn bằng hai tay và truyền bóng cho bạn” theo hướng dẫn của cô.

- Trẻ 4 tuổi: Biết thực hiện vận động “đập bóng xuống sàn” một cách chính xác, vận động “truyền bóng cho bạn”, không bị rơi bóng.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin cho trẻ. Phát triển cơ chân, cơ tay, kỹ năng kết hợp chân, tay nhịp nhàng.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ thường xuyên chăm luyện tập thể dục, giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh, vận động nhanh nhẹn, có ý thức bảo vệ môi trường. Chăm sóc bảo vệ, không được săn bắn các con vật sống trong rừng .

II. Chuẩn bị:

* Với cô:

- Máy tính, loa, một số bài hát về chủ đề.

- Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng, xắc xô. 10 quả bóng. Dây.

* Với trẻ :

- Trẻ cả lớp đảm bảo sức khoẻ, ăn mặc gọn gàng, vòng thể dục.

* Tích hợp:

- Toán, âm nhạc.

III. Cách tiến hành.

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Vào bài:

- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề.

- Cô cho trẻ kể tên một số con vật sống trong rừng ? (Trẻ 3 + 4 tuổi).

* Giáo dục dinh dưỡng và môi trường. Hướng trẻ vào

- Trò chuyện, Lắng nghe. - Trẻ kể

hoạt động.

2. Nội dung:

a. Khởi động:

- Cô mở nhạc bài hát “ Chú mèo con”. Cô cho trẻ chạy nhanh chạy chậm, đi thường, đi bằng gót chân, đi bằng mũi chân, đi nghiêng bàn chân... về đội hình 2 hàng ngang.

b. Trọng động:

* Bài tập phát triển chung:

- Cô cho trẻ tập với bài “ Gà trống mèo con và cún con”. - ĐT Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao.

- ĐT Lườn: Hai tay lên cao nghiêng người sang 2 bên.

- ĐT Bụng: Hai tay lên cao cúi người xuống. - ĐT Bật: Bật tách khép chân, bật chân trước chân sau.

* Vận động cơ bản: “Đập bóng xuống sàn bằng 2 tay và truyền bóng cho bạn”.

- Cho trẻ xếp thành hai hàng ngang trước vạch kẻ và cách đều nhau, hướng mặt vào nhau.

- Cô tập mẫu lần 1:

- Cô tập mẫu lần 2 kết hợp phân tích:

* Đập bóng xuống sàn bằng 2 tay:

+ TTCB: Khi gõ một tiếng xắc xô: Đứng sát vạch chuẩn. Khi gõ 2 tiếng xắc xô hai chân đứng rộng bằng vai, cầm bóng bằng hai tay. Khi gõ 3 tiếng xắc xô thì “đập bóng” 2 tay cầm quả bóng đập xuống trước mặt và đập hai lần lên tục xuống nền cho bóng nảy lên rồi đón bắt bóng bằng hai tay không làm rơi bóng. Tập xong đi thường về cuối hàng đứng quan sát.

* Truyền bóng cho bạn:

- TTCB: Trẻ đứng xếp theo đội hình hàng dọc, cách nhau khoảng một cánh tay trẻ. Khi có hiệu lệnh: Trẻ đứng đầu hàng chuyền bóng bằng 2 tay đưa qua bên phải ra đằng sau cho bạn đứng sau, bạn đứng sau đón bóng bằng 2 tay và truyền bóng cho bạn kế tiếp cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng.

* Trẻ thực hiện:

- Gọi 2 trẻ khá lên thực hiện cô quan sát, nhận xét.

( Trẻ 3, 4 tuổi).

- Lần 1: Cho hai trẻ khá lên thực hiện. (Trẻ 3, 4 tuổi).

- Lần 2: Lần lượt cho 2 trẻ/ 2 tổ thực hiện.

- Trẻ đi vòng tròn và kết hợp các kiểu đi. - Tập 3 Lần x 4 nhịp - Tập 2 Lần x 4 nhịp - Tập 2 Lần x 4 nhịp. - Tập 2 Lần x 4 nhịp.

- Nghe cô giới thiệu. - Trẻ quan sát cô tập mẫu.

- Quan sát, nhận biết.

- 2 trẻ khá lên tập - Nhận biết.

4 trẻ/ 2 tổ thực hiện. + Tổ thi đua.

- Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ. * Nâng cao:

- Cho trẻ đập bóng xuống sàn bằng 2 tay và truyền bóng cho bạn”.

+ Cho trẻ thực hiện, cô bao quát sửa sai.

* Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên vận động (Trẻ 4 tuổi).

* Giáo dục trẻ chăm rèn luyện cơ thể, tập thể dục đều đặn cho cơ thể khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn điều độ, biết bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, biết sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.

c. Trò chơi: “Kéo co”:

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi: + Luật chơi: Đội nào bước qua sợi dây đỏ trước thì thua cuộc.

+ Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội chơi, số lượng và sức khỏe ngang nhau. Khi có hiệu lệnh trẻ 2 đội sẽ cầm vào sợi dây, 2 đội dùng hết sức để kéo sơi dây về phía đội mình. Nếu đội nào kéo được đội bạn qua khỏi vạch kẻ thì đội đó thắng cuộc.

- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.

- Cô bao quát, sửa sai cho trẻ. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, đổi vai chơi cho trẻ.

3. Kết thúc :

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng.

- Thi đua theo tổ.

- Trẻ thực hiện

- Cá nhân nhắc lại tên bài.

- Lắng nghe

- Hiểu luật chơi, cách chơi.

- Trẻ chơi trò chơi.

- Trẻ đi nhẹ nhàng 2- 3 vòng.

Trò chơi chuyển tiếp: “Nu na nu nống”

=====================******===================

Tiết 2: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.

Truyện: BA CON GẤU I. Mục đích - Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ 3 tuổi nhớ tên truyện, tên tác giả, tên những nhân vật trong truyện. - Trẻ 4 tuổi hiểu được nội dung câu truyện, và trả lời được các câu hỏi của cô, thể hiện được vai các nhân vật trong truyện.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng kể chuyện cho trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ cung cấp vốn từ cho trẻ.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, biết giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, Bảo vệ các con vật….

II. Chuẩn bị:

* Với cô:

- Tranh minh họa cho nội dung câu truyện ba con gấu. - Máy tính, bài kể chuyện trên máy, mũ con vật.

* Tích hợp:

- Âm nhạc, MTXQ

III. Cách tiến hành.

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Vào bài:

- Cho trẻ hát cùng cô bài “Chú voi con ở bản Đôn” – Tác giả Phạm Tuyên.

- Trò chuyện về bài hát, về chủ đề:

+ Các con vừa rồi nói về con gì? (Trẻ 3 tuổi)

+ Voi là động vật sống ở đâu? (Trẻ 3 tuổi) + Con hãy kể những con vật nuôi sống trong rừng mà con biết? (Trẻ 3, 4 tuổi).

- Giáo dục trẻ yêu quý các con vật trong rừng, dẫn dắt trẻ vào bài.

2. Nội dung:

* Cô kể chuyện: “Ba con gấu”.

- Cô kể diễn cảm lần 1.

- Giới thiệu tên truyện ? Tên tác giả ? - Cô kể diễn cảm lần 2: (Qua máy tính)

- Giảng nội dung: Câu chuyện ba con gấu kể về cô bé tóc vàng đi vào rừng dạo chơi bị trời mưa nên tìm vào nhà gấu để trú mưa. Trong nhà gấu có những cái bát chứa thức ăn, cô đã ăn thử cả ba cái bát, thức ăn rất ngon và nhìn xung quanh có ba cái giường cô chọn cái nhỏ nhất để ngủ, gấu bố, gấu mẹ, gấu con về nhà nhìn thấy ngạc nhiên hỏi, cô gái tóc vàng xin lỗi gia đình gấu và kể lại chuyện, gia đình gấu đã đưa cô bé về nhà. Cô được gia đình gấu quý mến.

* Đàm thoại:

(Tổ chức đàm thoại qua trò chơi: Khu vườn bí mật).

+ Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì? (Trẻ 3 tuổi)

+ Trong câu chuyện có những ai? (Trẻ 3 tuổi)

- Hát cùng cô.

- Trẻ trò chuyện cùng cô. - Nói về con voi ạ.

- Động vật trong rừng. - Cháu kể con vật cháu biết. - Trẻ lắng nghe.

- Lắng nghe cô kể - Nhận biết.

- Trẻ chú ý lắng nghe kể. - Nghe giảng và hiểu nội dung câu chuyện.

- Ba con gấu.

- Có gấu bố, gấu mẹ, gấu con, cô bé tóc vàng.

+ Cô bé tóc vàng đi đâu? Gặp chuyện gì? (Trẻ 4 tuổi).

+ Cô bé tóc vàng đã làm gì khi vào nhà của gia đình gấu? (Trẻ 3, 4 tuổi).

+ Khi gia đình gấu trở về điều gì đã xảy ra? (Trẻ 4 tuổi).

+ Biết chuyện nhà gấu đã làm gì? (Trẻ 4 tuổi).

- Tóm tắt ý trẻ. Giảng từ “gần gũi”: Coi cô bé tóc vàng như là người thân thiết trong gia đình gấu. - Cho trẻ nhắc lại từ “gần gũi”.

* Giáo dục trẻ qua câu chuyện phải biết thương đoàn kết giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn nhất là những bạn học cùng lớp, chơi cùng nhau.

* Dạy trẻ kể chuyện:

- Cô vừa chỉ tranh vừa kể cùng trẻ 1- 2 lần.

(Cô dẫn chuyện cho trẻ kể, chú ý dạy trẻ thể hiện ngữ điệu của các nhân vật).

* Đóng kịch “Ba con gấu”.

- Câu chuyện “Ba con gấu” đã được chuyển thể sang thành tiểu phẩm do các bạn diễn viên nhí của lớp Mẫu giáo ghép 3 - 4 tuổi trường chính thể hiện. Sau đây là bảng phân vai:

+ Nguyễn Trang trong vai: Cô bé tóc vàng. + Ngô Trang trong vai: Gấu mẹ.

+ Nhật Tùng trong vai: Gấu bố. + Hải Dương trong vai: Gấu con

- Cô giáo Huyền Châm là người dẫn truyện, tiểu phẩm xin được bắt đầu.

- Vừa rồi các diễn viên nhí đã thể hiện thành công tiểu phẩm “Ba con gấu” đề nghị cả lớp thưởng cho các bé một tràng pháo tay!

* Củng cố: Cô hỏi lại tên truyện? (Trẻ 4 tuổi).

- Giáo dục trẻ biết giúp đỡ mọi người xung quanh, yêu quý và bảo vệ các loài động vật sông trong rừng.

3. Kết thúc:

- Cho trẻ về góc xem tranh ảnh về loài gấu.

- Đi chơi, bị mưa, trú mưa nhà gấu.

- Ăn đồ ăn, ngủ trên giường của nhà gấu con.

- Rất ngạc nhiên. - Trẻ trả lời. - Nhận biết. - Đọc lại từ “gần gũi” - Nghe giáo dục. - Trẻ kể chuyện cùng cô. - Trẻ đóng kịch. - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Về góc quan sát. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Vệ sinh – Vận động nhẹ - Ăn bữa phụ. 2. Nội dung các hoạt động.

* Hoạt động 1: Luyện đọc chữ cái “ đ ” a. Mục đích - Yêu cầu:

- Trẻ biết phát âm theo cô chữ cái đ

- Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ ở trẻ. - Giáo dục trẻ ý thức chăm sóc bảo vệ các con vật nuôi

b. Chuẩn bị:

- Thẻ chữ cái đ (to)

- Vở làm quen chữ cái cho trẻ. - Bút sáp màu

c. Cách tiến hành:

- Cô cùng trẻ hát “ Chú voi con ở bản đôn”.

- Cô cùng trẻ trò chuyện về một số con vật sống trong rừng - Cô giới thiệu thẻ chữ đ

- Cô phát âm và cho trẻ phát âm theo tổ nhóm, cá nhân

- Cô giới thiệu vở làm quen chữ cái và hướng dẫn trẻ tô chữ đ

* Hoạt động 2: Chơi tự do.

3. Vệ sinh - nêu gương - trả trẻ.

=====================******===================

Ngày soạn: 25/12/2016

Ngày dạy: Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2016 Tiết 1: Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.

NẶN CON SÂU (Theo mẫu) I. Mục đích - Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ 3 tuổi: Biết nặn con sâu bằng đất nặn theo mẫu của cô.

- Trẻ 4 tuổi: Biết sử dụng các kỹ năng đã học để nặn thành hình con sâu theo mẫu.

2. Kỹ năng:

- Rèn các kỹ năng: Nhào đất, xoay tròn, lăn dọc. - Có khả năng quan sát, tư duy và sáng tạo.

3. Thái độ:

- Biết yêu quý, bảo vệ động vật, có ý thức tự bảo vệ và không nên tiếp xúc trực tiếp các con vật.

II. Chuẩn bị:

* Với cô:

- Hình ảnh con sâu thật (Tranh, hình trên máy)

- Mẫu nặn con sâu, đất nặn, bảng nặn để cô nặn mẫu.

* Với trẻ:

- Đất nặn, bảng con, khăn ẩm để trẻ lau tay.

* Tích hợp:

- Âm nhạc, Văn học.

III. Cách tiến hành.

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Vào bài:

- Cô cùng trẻ hát “Con chim non” – Lý Trọng

- Trò chuyện với trẻ về bài hát, về chủ đề: + Các con vừa cùng cô hát bài hát nói về con gì?

(Trẻ 3 tuổi).

- Trẻ hát cùng cô.

- Trò chuyện với cô về chủ đề. - Con chim

+ Chim là con vật sống ở đâu? (Trẻ 4 tuổi)

+ Còn có những con vật nào sống trong rừng?

(Trẻ 3, 4 tuổi).

- Tóm tắt ý trẻ, cho xem hình ảnh con vật trong rừng, giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ động vật, dẫn dắt vào bài.

2. Nội dung:

Một phần của tài liệu chu de dong vat (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w