- Tham gia chơi trò chơi chuyền bóng.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ đi nhẹ nhàng 2- 3 vòng.
Chơi chuyển tiết: “Lộn cầu vồng”.
==================*****===================
Tiết 2: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
Thơ: “RONG VÀ CÁ” I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ 3 tuổi: Nhớ tên bài thơ, tên tác giả, Đọc thuộc bài thơ cùng cô.
- Trẻ 4 tuổi: Hiểu nội dung. Thuộc bài thơ, đọc diễn cảm cả bài thơ. Biết một số con vật sống dưới nước.
2. Kỹ năng:
-Phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ cho trẻ.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm. Phát triển khả năng ghi nhớ, tư duy cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu quý động vật, biết ăn những món ăn chế biến từ động vật nuôi để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Biết bảo vệ môi trường tự nhiên.
II. Chuẩn bị:
* Với cô:
- Đọc diễn cảm bài thơ: “Rong và cá” - Máy tính, hình ảnh minh họa bài thơ. - Những con cá, cần câu cá.
* Tích hợp:
- Âm nhạc, MTXQ
III. Cách tiến hành.
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Vào bài:
- Cô cho trẻ hát bài: “Cá vàng bơi”. Tg - Hà Hải
- Trò chuyện:
+ Các con vừa hát bài hát gì ? (Trẻ 3 tuổi)
+ Bài hát về nói về con gì? (Trẻ 3 tuổi)
+ Con cá vàng sống ở đâu? (Trẻ 4 tuổi)
+ Các con còn biết những con vật gì sống ở dưới
- Trẻ hát. - Trẻ trò chuyện về chủ đề. - Cá vàng bơi. - Con cá. - Sống dưới nước. - Trẻ trả lời.
nước nửa không? (Trẻ 4 tuổi)
- Cô cho trẻ quan sát một số con vật sống dưới nước.
* Giáo dục trẻ yêu quý các loại động vật, biết giữ gìn môi trường nước trong sạch để các con vật sống và sinh trưởng. Và hôm nay cô có một bài thơ rất hay của tác giả Phạm Hổ nói về những cô rong xanh và chú cá nhỏ quấn quýt vui đùa bên nhau, cả lớp mình cùng lắng nghe cô đọc bài thơ “Rong và cá nhé”.
2. Nội dung:
- Cô đọc thơ lần 1: (Đọc diễn cảm)
+ Cô hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả ? (Trẻ 3 tuổi)
- Cô đọc thơ lần 2: Qua hình ảnh trên máy tính.
* Trò chuyện cùng trẻ về nội dung: Rong và cá là những sinh vật sống dưới nước, Cây rong mọc trong nước với màu xanh đẹp như sợi tơ được nhuộm được ví như cô gái xinh xắn, còn đàn cá nhỏ lượn quanh cây rong như những diễn viên đang nhảy múa đấy. Cả rong và cá đều được tác giả ví như những con người thật xinh tươi, đẹp và gần gũi với chúng mình, phải không nào!
* Đàm thoại:
- Bài thơ nói về cái gì ? (Trẻ 3 tuổi).
- Cô rong xanh và cá sống ở đâu ? (Trẻ 3 tuổi).
- Cô rong xanh đẹp như thế nào? (Trẻ 4 tuổi).
=> Giải thích từ “tơ nhuộm”. là óng mượt như những sợi tơ, có màu xanh như là nhuộm rất đẹp. Rong xanh cũng mềm mại nhẹ nhàng uốn lượn trong nước giống như những sợi tơ.
+ Cô cho lớp đọc, cá nhân trẻ đọc từ “Tơ nhuộm”. - Đàn cá nhỏ được tác giả miêu tả có đuôi đẹp như thế nào ? (Trẻ 4 tuổi).
- Đàn cá nhỏ đã làm gì bên cô rong xanh ? (Trẻ 3 tuổi).
=> Giáo dục trẻ giữ gìn môi trường nước: không vức rát bừa bãi xuống ao, hồ, bể cá,.. để cho cá có môi trường sống trong sạch.
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Dạy trẻ đọc theo cô 3 - 4 lần .
( Cô cho trẻ đọc thơ dưới mọi hình thức khác nhau). - Cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Cô động viên khuyến khích trẻ đọc và sửa sai cho trẻ. * Củng cố: Hỏi tên bài thơ, tên tác giả ? (Trẻ 3, 4 tuổi)
- Trẻ quan sát. - Lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe. - Rong và cá, tg Phạm Hổ. - Nghe cô đọc quan sát. - Nghe giảng và hiểu nội dung.
- Rong, cá - Ở dưới nước.
- Đẹp như tơ nhuộm. - Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc, cá nhân trẻ đọc. - Đuôi đỏ lụa hồng.
- Quanh cô rong đẹp, múa làm văn công. - Lắng nghe. - Trẻ đọc thơ. - Tổ, nhóm, cá nhân - Rong và cá, tg Phạm Hổ. - Trẻ lắng nghe.
* Giáo dục: Trẻ yêu quý các con vật sống dưới nước, bảo vệ chúng, biết ăn những món ăn từ tôm cua cá để cung cấp chất can xi cho cơ thể khoẻ mạnh và thông minh.
3. Kết thúc:
- Cô cùng trẻ làm đàn cá nhẹ nhàng bơi.
- Trẻ ra chơi.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU1. Vệ sinh – Vận động nhẹ - Ăn bữa phụ. 1. Vệ sinh – Vận động nhẹ - Ăn bữa phụ.
2. Nội dung hoạt động:
* Hoạt động 1: Ôn lại bài thơ : “Rong và cá”. a. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ,
- Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp. - Trẻ biết chăm chỉ học tập. Vâng lời cô giáo.
b. Chuẩn bị:
- Loa nhạc bài hát. “Cá vàng bơi”.
c. Cách tiến hành.
- Cô cùng trẻ hát vận động bài hát “cá vàng bơi”. - Cô trò chuyện với trẻ:
+ Các cháu vừa cùng cô hát bài hát gì? Trong bài hát nói đến con gì? Ai kể cho cô và các bạn biết xem ngoài con cá sống ở dưới nước ra còn con vật nào sống ở dưới nước nữa?
- Cô cùng trẻ giả làm con cá đang bơi.
- Có bạn nào nhớ sáng nay cô giáo dạy chúng mình học bài thơ gì không? - Giờ chúng mình cùng cô đọc lại bài thơ “Rong và cá” nào.
- Cô dạy trẻ đọc thơ diễn cảm, đọc thơ luân phiên theo các tổ, đọc thơ to, nhỏ theo tín hiệu của cô.
- Cô cho trẻ đọc thơ diễn cảm theo tổ, nhóm cá nhân....
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi: “Lộn cầu vồng”.
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. - Cô bao quát, động viên trẻ.
3. Vệ sinh – Nêu gương – Trả trẻ.
Ngày soạn: 01/ 01/ 2017
Ngày dạy: Thứ tư ngày 04 tháng 01 năm 2017 Tiết 1: Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.
I. Mục đích- Yêu cầu:
1. Kiến Thức:
- Trẻ 3 tuổi: Biết vẽ con cá theo mẫu của cô.
- Trẻ 4 tuổi: Biết nói được đặc điểm của con cá. Biết sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ con cá.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện sự chú ý quan sát tranh mẫu, nói đầy đủ câu, biết sáng tạo trong sản phẩm. Biết sử dụng các nét cong, nét xiên để vẽ con cá.
3. Thái độ:
- Trẻ biết yêu quý, bảo vệ các con vật sống dưới nước. Biết bảo vệ nguồn nước.
II. Chuẩn bị:
* Với cô:
- Máy tính, loa nhạc bài hát “ Cá vàng bơi”.
- Hình ảnh một số con vật sống dưới nước. Tôm, cua, ốc... - Mẫu vẽ con cá của cô, giấy vẽ, bút chì, bút sáp.
* Với trẻ:
- Vở tạo hình, bút chì, bút sáp màu...
* Tích hợp:
- Âm nhạc, văn học, toán.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Vào bài:
- Cho trẻ đọc thơ: "Rong và cá".
- Các con vừa đọc bài thơ gì ? (Trẻ 3 tuổi).
- Cá sống ở đâu? (Trẻ 3 tuổi).
- Ngoài con cá sống ở dưới nước còn có con vật gì sống ở dưới nước nữa (mời cháu kể) (Trẻ 3, 4 tuổi).
- Cô cho trẻ quan sát một số con vật sống dưới nước. * Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước, ao, hồ, sông, suối, không vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm cho các con vật sống dưới nước.
2. Nội dung:
a. Quan sát, đàm thoại:
* Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu:
- Cô đố các con cô có bức tranh vẽ con gì? (Trẻ 3 tuổi)
- Cá sống ở đâu? có màu gì? (Trẻ 3, 4 tuổi)
- Cá gồm có mấy phần? Có những phần nào? (Trẻ 4 tuổi)
- Cá được vẽ bằng những nét gì? (Trẻ 3 tuổi)
- Đầu cá vẽ như thế nào? Đầu có gì? (Trẻ 4 tuổi)
- Đuôi cá được vẽ như thế nào? (Trẻ 3, 4 tuổi)
- Muốn cá có môi trường sống trong lành các con cần làm gì? (Trẻ 3, 4 tuổi)
- Cá có lợi ích gì đối với con người? (Trẻ 3, 4 tuổi)
- Trẻ đọc thơ. - Rong và cá. - Dưới nước. - Trẻ kể. - Quan sát. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát - Con cá ạ - Sống ở dưới nước, màu vàng. - Có 3 phần: Đầu, mình, đuôi - Bằng nét cong - Đầu có mắt - Vẽ bằng hình tam giác - Bảo vệ môi trường. - Trẻ trả lời.
- Con biết những loại cá nào? (Trẻ 3, 4 tuổi)
- Cũng là cá nhưng có rất nhiều loại cá khác nhau, có cá trắm, cá trôi...Cá không những cung cấp thịt chất dinh dưỡng cho chúng ta cá còn để làm cảnh nữa đấy. => Giáo dục: Cá có rất nhiều lợi ích nhưng cũng có loại cá rất nguy hiểm, cá lại sống dưới nước. Vì vậy khi đi xem cá các con không được đến gần nếu không sẽ bị ngã xuống nước. Trẻ biết bảo vệ nguồn nước, biết yêu quý các con vật sống dưới nước.. Vệ sinh, an toàn khi ăn cá...
+ Bây giờ các con sẽ trổ tài xem bạn nào vẽ được con cá đẹp nhé. Muốn vẽ được con cá thật đẹp các con quan sát cô vẽ mẫu.
b. Hướng dẫn trẻ thực hiện:
* Cô vẽ mẫu:
- Cô vẽ một nét cong ở trên và một nét cong phía dưới tạo thành mình cá. Cô vẽ một hình tam giác phía sau làm đuôi cá. Cô vẽ một hình tròn nhỏ làm mắt và những cong nhỏ làm vẩy cá.
- Cô đã vẽ xong con cá rồi muốn con cá được đẹp hơn chúng ta phải làm gì? (Trẻ 3, 4 tuổi)
* Trẻ thực hiện:
- Cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút, cách ngồi.
- Trẻ thực hiện cô đi đến từng trẻ quan sát và giúp đỡ những trẻ chưa làm được.
- Cô mở nhạc không lời cho trẻ thực hiện.
c. Trưng bày sản phẩm.
- Trưng bày sản phẩm.
- Cô mời 1- 2 trẻ lên nhận xét bài của bạn của mình. + Con thích bài của bạn nào?
+ Vì sao con thích?
- Cô nhận xét chung tuyên dương, động viên khuyến khích trẻ.
- Củng cố: Hỏi lại tên bài?
- Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm, ăn đầy đủ các chất, có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các con vật sống dưới nước.
3. Kết thúc.
Cô cho trẻ hát bài "Cá vàng bơi".
- Trẻ kể tên. - Lắng nghe.
- Quan sát cô vẽ mẫu
- Quan sát, lắng nghe. - Tô màu ạ - Trẻ thực hiện - Trưng bày sản phẩm - Trẻ nhận xét bài - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Vệ sinh - Vận động nhẹ - Ăn phụ.
2. Nội dung hoạt động.
* Hoạt động 1: Ôn bài: “Một số con vật sống dưới nước”.
- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên, biết được ích lợi môi trường sống của một
số con vật sống dưới nước.