Đổi mới hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ, nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực xét xử cho Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân; đào tạo,

Một phần của tài liệu thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 77 - 80)

nghiệp vụ và năng lực xét xử cho Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ Kiểm sát viên, Luật sư

bộ tốt hay kém. Đó là một chân lý″ [23, tr 240]. Sẽ là một sự không đồng bộ nếu

trong kiến nghị hoàn thiện thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết không đề cập tới việc nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, cán bộ tòa án. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ Kiểm sát viên, Luật sư, phổ biến tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, bởi trong bất cứ lĩnh vực nào con người luôn luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng.

Trên đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định các quy định pháp luật về chế định thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết trong TTDS nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc dân sự.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Qua hơn sáu năm triển khai thực hiện BLTTDS, các quy định về thủ tục giải quyết việc dân sự nói chung và thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết nói riêng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Cùng với đó, là những yêu cầu mới của đời sống xã hội và yêu cầu của quá trình hội nhập, của công cuộc cải cách tư pháp, việc hoàn thiện chế định thủ tục tục giải quyết việc dân sự nói chung và thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết nói riêng là hết sức cấp thiết, vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn.

Để hoàn thiện chế định thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết, tác giả đã đề xuất những giải pháp: hoàn thiện các quy định của pháp luật TTDS, hoàn thiện các quy định của pháp luật dân sự liên quan đến chế định thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết và một số giải pháp khác mang tính đồng bộ, nhằm hiện thực hóa những quy định của pháp luật thành chất lượng giải quyết việc dân sự trên thực tế cùng với việc quan tâm đến yếu tố con người trong hoạt động xét xử.

KẾT LUẬN

Việc xác định công dân mất tích hoặc là đã chết không phải là việc mới trong TTDS Việt Nam. Tuy nhiên, với sự ra đời của BLTTDS, loại việc này được tiến hành theo một thủ tục đặc biệt - thủ tục giải quyết việc dân sự tồn tại song hành và độc lập với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự lần đầu tiên được pháp điển hóa chính thức trong BLTTDS.

Qua nghiên cứu "Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích

hoặc là đã chết trong TTDS Việt Nam″, luận văn đã đạt được những kết quả sau:

- Luận văn đã luận giải sâu sắc những vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết: khái niệm việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự, đặc trưng của thủ tục giải quyết việc dân sự, khái niệm thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết... cũng như nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là mất tích hoặc là đã chết dưới góc độ lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật TTDS Việt Nam. Kết quả nghiên cứu, chỉ ra được sự kế thừa và phát triển trong các quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết của BLTTDS so với pháp luật TTDS trong các giai đoạn trước đó.

- Luận văn đã đưa ra được cơ sở lý luận của việc hình thành thủ tục giải quyết việc dân sự nói chung và thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết nói riêng trong TTDS Việt Nam xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, từ quan điểm của Đảng ta nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và từ thực tiễn giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết cũng như các yêu cầu dân sự khác.

- Luận văn đã đi vào nghiên cứu các quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết trong BLTTDS theo trình tự, thủ tục giải quyết việc dân sự nói chung và yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết nói riêng, từ thủ tục thụ lý đơn yêu cầu, thủ tục chuẩn bị xét đơn yêu cầu, phiên họp

sơ thẩm xét đơn yêu cầu, thủ tục phúc thẩm quyết định giải quyết việc dân sự khi có kháng cáo, kháng nghị.

- Luận văn đưa ra một số kiến nghị đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của BLTTDS. Những kiến nghị đề xuất này được xây dựng trên cơ sở tổng kết vướng mắc trong thực tiễn thực hiện các quy định của thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết, kết hợp với việc tuân thủ các nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện chế định thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết trong pháp luật TTDS Việt Nam.

Có thể nói, "Bộ luật tố tụng như một động cơ của cỗ máy pháp luật và các cơ quan tư pháp. Để xây dựng Nhà nước pháp quyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tạo dựng một hình ảnh đáng tin cậy dưới con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài và những người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hệ thống pháp luật và tư pháp của Việt Nam không thể vận hành mà không có động cơ. Các Bộ luật tố tụng phải được đặt lên trên pháp luật về nội dung. Các quy định rất hoàn hảo về sở hữu trí tuệ, cạnh tranh ... cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu không có một bộ phận pháp luật phù hợp ..." [44, tr 27]. Như vậy, song song với việc hoàn thiện các quy định khác của

pháp luật TTDS, việc hoàn thiện chế định về thủ tục giải quyết việc dân sự nói chung và thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết nói riêng nhằm giải quyết nhanh chóng những việc có bản chất là xác định một sự kiện pháp lý, tiết kiệm cả về thời gian và vật chất cho Nhà nước và người dân phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang đề ra.

Một phần của tài liệu thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 77 - 80)