Những người tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết

Một phần của tài liệu thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 40 - 43)

cần được hướng dẫn cụ thể.

2.3. Phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết

Khi hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu. Cụ thể, trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày hết thời hạn công bố thông báo đối với yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc trong thời hạn mười ngày kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp đối với yêu cầu tuyên bố một người là đã chết Toà án phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.

2.3.1. Những người tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết người mất tích hoặc là đã chết

- Thành phần giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết: Thành phần giải quyết việc dân sự nói chung được pháp luật quy định có thể do một thẩm phán hoặc do một Hội đồng gồm ba thẩm phán tiến hành. Theo quy định tại khoản 2 Điều 55 BLTTDS thì những yêu cầu về dân sự không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do một Thẩm phán giải quyết, còn theo quy định tại khoản 1 Điều 55 BLTTDS thì chỉ những yêu cầu về dân sự quy định tại khoản 5 Điều 26 gồm yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam do một tập thể gồm ba thẩm phán giải quyết.

Như vậy, yêu cầu tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích (khoản 3 Điều 26 BLTTDS); yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết (khoản 4 Điều 26 BLTTDS) sẽ do một thẩm phán giải quyết.

- Về sự có mặt của đại diện VKSND tại phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết: Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS thì VKSND bắt buộc phải tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự đối với tất cả các loại việc dân sự. Kiểm sát viên vắng mặt trong phiên họp giải quyết việc dân sự vì bất cứ lý do gì cũng phải hoãn phiên họp. Vì vậy, khoản 2 Điều 313 quy định:

″Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham dự phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp″. Do đó, đối với phiên họp xét đơn yêu

cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết bắt buộc phải có sự tham gia của Kiểm sát viên VKSND cùng cấp. Vì vậy, ngay sau khi Tòa án ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết, Tòa án phải gửi ngay quyết định mở phiên họp và hồ sơ yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết cho VKSND cùng cấp để nghiên cứu. Việc chuyển hồ sơ cho VKSND cùng cấp để tham dự phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết được thực hiện theo hướng dẫn tại Tiểu mục 2.1, Mục 2 Phần I Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/9/2005 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định chung của BLTTDS về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS và sự tham gia của VKSND trong việc giải quyết các vụ việc dân sự. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của VKSND cùng cấp là bảy ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, hết thời hạn này, VKSND phải trả hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết.

- Sự có mặt của những người tham gia tố tụng: Việc mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự nói chung và xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết nói riêng là công khai theo nguyên tắc trực tiếp và bằng lời nói. Do đó, Tòa án phải triệu tập người có đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết hoặc người đại diện hợp pháp của họ tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu.

Hậu quả sự vắng mặt của họ được quy định tại khoản 3 Điều 313 BLTTDS giống như sự vắng mặt của nguyên đơn tại phiên tòa dân sự.

Ngoài người yêu cầu, người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ cũng được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu. Khi thấy cần thiết, Tòa án có thể triệu tập người làm chứng, người phiên dịch tham gia phiên họp. Nếu những người này vắng mặt thì tùy từng trường hợp cụ thể Tòa án có thể hoãn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết. Khoản 4 Điều 313 BLTTDS quy định:

Người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ được Toà án triệu tập tham gia phiên họp. Trong trường hợp cần thiết, Toà án có thể triệu tập người làm chứng, người giám định, người phiên dịch tham gia phiên họp; nếu có người vắng mặt thì Toà án quyết định hoãn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiên họp.

Quy định trên đã trao quyền chủ động cho Tòa án khi người có liên quan, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch vắng mặt tại phiên họp giải quyết việc dân sự nói chung và giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết nói riêng. Tòa án vẫn sẽ tiến hành phiên họp khi có sự vắng mặt người có liên quan, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch nếu sự vắng mặt đó không ảnh hưởng đến việc giải quyết yêu cầu hoặc trước đó những người đó đã có lời khai với Tòa án. Khi đó Tòa án có thể công bố lời khai, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp hoặc đã khai với Tòa án. Tòa án chỉ hoãn phiên họp xét đơn yêu cầu khi thấy sự vắng mặt của họ sẽ dẫn đến Tòa án không thể tiến hành phiên họp xét đơn yêu cầu bình thường (Ví dụ: vắng người phiên dịch trong trường hợp người tham gia tố tụng sử dụng tiếng dân tộc của họ không phải là tiếng Việt) hoặc dẫn đến ra phán quyết không chính xác (Ví dụ: vắng nhân chứng quan trọng cần đến sự đối chất làm rõ tại phiên họp xét đơn yêu cầu ...)

BLTTDS không quy định về thời hạn hoãn phiên họp và quyết định hoãn phiên họp. Tuy nhiên, theo nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết việc dân sự quy định tại Điều 311 BLTTDS, Tòa án sẽ áp dụng Điều 311 và Điều 208 BLTTDS quy định về thời hạn hoãn phiên họp và quyết định hoãn phiên họp. Theo đó, thời

hạn hoãn phiên họp không quá ba mươi ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên

Một phần của tài liệu thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)