Thủ tục phúc thẩm quyết định giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết, yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một ngườ

Một phần của tài liệu thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 50 - 52)

người mất tích hoặc là đã chết, yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết bị kháng cáo, kháng nghị

Theo quy định tại Điều 316 BLTTDS, Tòa án có thẩm quyền giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm quyết định giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết, yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết khi có kháng cáo, kháng nghị là TAND cấp trên trực tiếp của Tòa án đã giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết, yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết theo thủ tục sơ thẩm. Cụ thể, TAND cấp tỉnh nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết cư trú cuối cùng hoặc TAND cấp tỉnh nơi người yêu cầu cư trú hoặc làm việc nếu trước đó người yêu cầu đã lựa chọn Tòa án nơi mình cư trú hoặc làm việc giải quyết yêu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết của mình. Trong trường hợp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết, yêu cầu hủy bỏ quyết định giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết theo thủ tục phúc thẩm là Tòa phúc thẩm TANDTC.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 BLTTDS, thành phần xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết, yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết là một tập thể gồm ba thẩm phán.

Tại phần thứ năm: "Thủ tục giải quyết việc dân sự" của BLTTDS không có quy định về phạm vi xét kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự. Nhưng theo nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết việc dân sự quy định tại Điều 311 BLTTDS, Tòa án cấp phúc thẩm cần áp dụng Điều 311 và Điều 263

BLTTDS để xác định phạm vi giải quyết việc dân sự nói chung và yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết, yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết nói riêng theo thủ tục phúc thẩm. Theo đó, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định sơ thẩm giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết, yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến nội dung xem xét kháng cáo, kháng nghị.

Thủ tục phúc thẩm quyết định giải quyết việc dân sự nói chung, quyết định giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết, yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết nói riêng được thực hiện như thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về vụ án dân sự bị kháng cáo kháng nghị (Điều 318, Điều 280 BLTTDS).

Theo quy định tại khoản 1 Điều 280 BLTTDS, khi phúc thẩm đối với quyết định giải quyết việc dân sự của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm không phải mở phiên họp công khai, không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần phải nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định. Kiểm sát viên VKSND cùng cấp phải tham gia phiên họp phúc thẩm quyết định giải quyết việc dân sự của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.

Về thủ tục tiến hành phiên họp phúc thẩm quyết định giải quyết việc dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị nói chung và quyết định giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết, yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị nói riêng được thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 280 BLTTDS. Theo đó, một thành viên của Hội đồng phúc thẩm xét quyết định giải quyết việc dân sự bị kháng cáo, kháng nghị trình bày tóm tắt nội dung quyết định giải quyết việc dân sự sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu có. Sau đó, đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng phúc thẩm ra quyết định. Hội đồng phúc thẩm xem xét và biểu quyết

theo đa số. Khi xem xét quyết định giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết, yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm có quyền: giữ nguyên quyết định của Toà án cấp sơ thẩm; sửa quyết định của Toà án cấp sơ thẩm; huỷ quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết, yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết cho Toà án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết việc dân sự theo trình tự sơ thẩm.

Quyết định phúc thẩm giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết, yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có hiệu lực kể từ ngày ra quyết định.

Một phần của tài liệu thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 50 - 52)