Thực trạng đảm bảo chất lượng hoạt động truyền thông đa kênh tại công ty TNHH Tư Vấn Giải Pháp Truyền Thông Thương Hiệu Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị chất lượng hoạt động truyền thông đa kênh nhằm phát triển thương hiệu của công ty TNHH tư vấn giải pháp truyền thông thương hiệu việt nam (Trang 35 - 37)

công ty TNHH Tư Vấn Giải Pháp Truyền Thông Thương Hiệu Việt Nam

Công ty cần sử dụng đa dạng các công cụ truyền thông marketing trong hoạt động vì các nhóm khách hàng đều có những thói quen, lối sống, điều kiện, thời gian nghiên cứu và học tập khác nhau tại những giai đoạn khác nhau. Với các đặc điểm đó,

mỗi nhóm khách hàng sẽ có cách tiếp nhận thông tin khác nhau. Vì vậy, việc đa dạng hoá các công cụ của hoạt động truyền thông marketing giúp công ty có thể đảm bảo hướng tới được tất cả các đối tượng khách hàng của mình.

Không chỉ dừng lại ở những kênh truyền thông đã có như: thông báo, áp phích, tờ rơi, trang web, thư điện tử…, công ty cần với tới những kênh truyền thông mới như: tham gia mạng xã hội facebook, twitter, flickr, youtube... Việc tham gia các mạng xã hội này với những thao tác đơn giản sẽ giúp các thông tin về doanh nghiệp được đưa lên sẽ được đông đảo mọi người biết đến trong thời gian ngắn. Từ đây, giá trị thương hiệu công ty sẽ được phần nào tăng lên vì được nhiều khách hàng biết đến và trải nghiệm sản phẩm. Nhưng trước khi những thông tin đó được đưa lên các kênh truyền thông, ban lãnh đạo công ty sẽ kiểm tra, kiểm soát những lỗi sai, đảm bảo tương đối chính xác so với yêu cầu chất lượng đã đề ra ở kế hoạch nhằm tránh những sai sót không đáng có trong quá trình truyền thông. Ngoài việc yêu cầu chất lượng, yêu cầu về tiến độ cũng cần được bảo đảm bằng các biện pháp sau:

Thứ nhất, lập sổ nhật ký công việc, sổ ghi nhớ hàng ngày, yêu cầu lập sổ thường xuyên, hàng ngày và có sự thống nhất của trưởng phòng hoặc quản lý nhân viên. Yêu cầu mỗi người tự lập kế hoạch báo cáo hàng ngày, tuần, tháng.

Thứ hai, tuỳ từng khách hàng, công ty sẽ có sự phân công lao động để nhằm thoả mãn khách hàng một cách tốt nhất.

Thứ ba, mỗi một trưởng phòng phải có trách nhiệm, trung thực, am hiểu sâu sắc về chuyên môn và thường xuyên giám sát, đảm bảo chất lượng khi có sự cố bất ngờ về khách hàng hoặc truyền thông trong công ty.

Thứ tư, nếu có sai lỗi, so sánh với yêu cầu chất lượng đề ra ban đầu, xử lý vấn đề theo hướng toàn vẹn nhất để tránh ảnh hưởng đến thương hiệu công ty.

Thứ năm, người giữ trách nhiệm với công việc phải thường xuyên kiểm tra và bám sát, có báo cáo giao nhận cụ thể vào hàng tuần, hàng tháng.

Thứ sáu, mỗi điểm tiếp xúc thương hiệu với khách hàng như các chương trình quảng cáo, dịch vụ khách hàng sau bán, các kênh truyền thông… đều phải có sự giám sát chặt chẽ của ban lãnh đạo. Mỗi khi có chương trình, mọi ý kiến đều phải được ban giám đốc thông qua rồi thực hiện. Điều này thể hiện việc công ty rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu.

Thực tế là công ty cũng không thực thi toàn bộ những công đoạn trong một dự án cho khách hàng, chính vì thế nên khó tránh khỏi một số sai sót do bên thứ ba - một

số đối tác quan trọng, nguồn ngoài (outsources) thực thi. Vì vậy, công ty vẫn đang cố gắng đảm bảo chất lượng cho khách hàng đúng như chất lượng đã đề ra.

Một phần của tài liệu Quản trị chất lượng hoạt động truyền thông đa kênh nhằm phát triển thương hiệu của công ty TNHH tư vấn giải pháp truyền thông thương hiệu việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w