đa kênh
Yếu tố đối thủ cạnh tranh
Ngành truyền thông Việt Nam đang bị chi phối bởi nền quảng cáo của nước ngoài, bởi các công ty tư vấn và truyền thông thương hiệu của Việt Nam chiếm được 20% thị phần ngành, còn lại là các công ty nước ngoài chiếm 80% thị phần. “Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ quảng cáo và truyền thông đa số chưa đủ năng lực thực hiện đầy đủ chức năng từ tư vấn chiến lược đến thực hiện các chiến lược quảng cáo thương hiệu. Phần lớn chỉ thực hiện một chức năng hoặc một lĩnh vực dịch vụ cụ thể như quảng cáo ngoài trời, thiết kế sáng tạo, tổ chức sự kiện”[1].
Mô hình một công ty sẽ hợp tác với nhiều đối tác khác nhau để tìm kiếm và chia sẻ lợi ích như: Đất Việt, Golden, Stormeye, Admicro… cũng bắt đầu xuất hiện và liên
doanh với các tập đoàn quảng cáo tạo thành hệ thống vệ tinh toàn cầu. Sự liên minh hợp tác của các doanh nghiệp sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh của ngành, một vài doanh nghiệp sẽ mở rộng được phạm vi kinh doanh dựa vào nguồn lực và nguồn khách hàng sẵn có của đối tác. Chính vì thế, các đối thủ cạnh tranh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, đe doạ đến sự cạnh tranh của ngành.
Yếu tố khách hàng
Trong bối cảnh hiện này, doanh nghiệp cần phải nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược thương hiệu nhằm nắm bắt nhu cầu thị trường, đem lại lượng khách hàng đến cho doanh nghiệp.
Khi nhận ra khách hàng và lòng trung thành của khách hàng là vấn đề sống còn với doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh, thì công ty cần phải thỏa mãn các nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
“Thị trường tư vấn và truyền thông thương hiệu của Việt Nam thực sự bắt đầu phát triển, hàng loạt công ty lớn của Mỹ cũng như một số nước khác đầu tư vào Việt Nam như Coca cola, Pepsi, Unilever... Đây là những công ty có ngân sách quảng cáo cáo lớn góp phần phát triển thị trường tư vấn và truyền thông thương hiệu ở Việt Nam”[1].
Nhà cung cấp
Nền tảng để có thể thực hiện được các hoạt động quảng cáo là cần có các phương tiện thông tin. Hiện nay Việt Nam có hơn “858” [24] cơ quan báo và tạp chí (không kể các kênh truyền hình cáp và kỹ thuật số của nước ngoài. Nhưng đặc thù hầu hết các kênh này là do quản lý trực tiếp của nhà nước, chưa có sự mở rộng cho tư nhân làm chủ nên ngoài các nhiệm vụ chính là khai thác chính trị thì quảng cáo chưa thực sự chú trọng dẫn đến chất lượng chương trình kém làm cho việc khai thác kinh doanh về quảng cáo còn thấp. Chính vì vậy, dịch vụ của công ty chịu sự phụ thuộc vào giá cả và tình hình của các nhà cung cấp. Điều này có thể dẫn đến công ty không làm chủ được chất lượng và thời gian, tiến độ thực hiện công việc.