Các tiến bộ ứng dụng xử lý chiếu xạ polyme

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chitosan việt nam như chất kháng khuẩn cho vải bông – NCS lưu thị tho (Trang 44)

Andrezẹ G. Chmielewski và các cộng sự [30, 83] đã cho rằng sự thay đổi cấu trúc polyme có thể đạt được bằng xử lý hóa học thông thường hoặc chiếu xạ. Trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã giới thiệu tổng quan các phương pháp xử lý chiếu xạ dùng trong công nghiệp, với triển vọng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Các kỹ thuật chiếu xạ khâu mạch, nghĩa là tạo mạng lưới liên kết ngang giữa các phân tử polyme được ứng dụng trong sản xuất cáp cách điện, lưu hóa cao su latex, sản xuất lốp ô tô, tái chế polyme, tạo vật liệu hydrogel... Chiếu xạ cắt mạch cũng được áp dụng để kiểm soát đặc tính nhiệt của vật liệu, điều chỉnh tốc độ phân hủy sinh học của một số polyme tự nhiên như phá hủy cấu trúc xenlulo thành visco trong công nghiệp giấy, sản xuất chitin/chitosan từ phế thải hải sản, chế phẩm kích thích sinh trưởng thực vật nguồn gốc chitosan, alginate..

R.L. Clough [88] đã cho rằng bức xạ ion hóa thường được áp dụng và đã được ứng dụng để sửa đổi đặc tính cấu trúc của vật liệu polyme, có thể vừa sử dụng để thay đổi đặc tính bề mặt hoặc đặc tính chung của polyme. Qua hơn 50 năm nghiên cứu về hóa bức xạ của polyme người ta đã thấy vô số ứng dụng có tầm quan trọng về kinh tế và thương mại. Công nghệ xử lý chiếu xạ được phân thành các loại chính sau đây: khâu mạch chất dẻo và cao su, xử lý các lớp phủ và mực in, sản xuất các vật liệu co nhiệt, vật liệu composite, hoặc cắt mạch để kiểm soát đặc tính, sửa đổi bề mặt, tạo vật liệu ghép, hydrogel, khử trùng, gia cường các sản phẩm tự nhiên, tái sinh chất dẻo, sản xuất các tiền chất, vật liệu cách điện...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chitosan việt nam như chất kháng khuẩn cho vải bông – NCS lưu thị tho (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)