Quá trình thực nghiệm tạo mẫu vải kháng khuẩn và mẫu vải kháng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chitosan việt nam như chất kháng khuẩn cho vải bông – NCS lưu thị tho (Trang 72 - 74)

a) Quy trình hoàn tất kháng khuẩn cho vải bông bằng chitosan

- Nơi thí nghiệm: Tất cả quá trình thí nghiệm này được thực hiện tại phòng thí nghiệm Hóa dệt – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Viện Dệt may số 478 Minh Khai Hà Nội.

Kỹ thuật xử lý hoàn tất: Ngấm ép – sấy – gia nhiệt. Kỹ thuật này đã và đang được sử dụng phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong công nghệ hoàn tất chức năng cho vải.

Quá trình thực nghiệm được tiến hành như sau: Bước 1: Chuẩn bị mẫu vải

- Mẫu vải bông đã qua xử lý nấu tẩy, giặt sạch bằng nước cất tới pH = 7, pH của mẫu kiểm tra theo tiêu chuẩn AATCC 187 - 2013.

- Chuẩn bị các mẫu vải bông với kích thước 35 x 35 cm.

- Điều hoà mẫu trong điều kiện chuẩn trong vòng 24 giờ sử dụng tủ điều hòa mẫu Type M250 – RH của Ý.

- Cân tất cả các mẫu với cân Sartorius có độ chính xác 0,1mg và đánh dấu mẫu, - Lưu giữ mẫu trong túi màng PE kín để chuẩn bị cho quá trình ngấm ép.

Bước 2: Chuẩn bị dung dịch ngấm ép

Hòa tan chitosan trong dung môi là axit CA hoặc axit axetic

Cho chitosan vào trong dung dich CA hoặc dung dịch axit axetic theo đơn công nghệ, đặt cốc dung dịch lên máy khuấy từ, bật máy cho tới khi chitosan được hòa tan hoàn toàn trong dung dịch axit (trong khoảng thời gian 5 phút - 2 giờ đối với CA và trong khoảng thời gian 5 phút - 18 giờ đối với axit axetic). Tất cả các dụng cụ pha quấy, con từ, cốc, ống đong, bình định mức...đều phải vệ sinh sạch trước khi sử dụng. Đo và ghi lại giá trị pH của các dung dịch chitosan sau khi hòa tan, trước khi ngấm ép cho các chất còn lại vào dung dịch theo đơn công nghệ.

Dung dịch ngấm ép gồm:

- Thành phần của dung dịch 1 sử dụng CA như là chất liên kết ngang bao gồm: + Axit Citric 7% (o.w.b)

+ Natri hypophotphit (SHP) - CA tỷ lệ mole 1:1

+ Chitosan (2,6, hoặc 50 hoặc 187kDa): X% (0,1; 0,3 hoặc 1,0%) (o.w.f) + Chất ngấm Hostapal MRN Liquid Conc: 0,1% (o.w.b)

- Thành phần của dung dịch 2 sử dụng Arkofix NET như là chất liên kết ngang bao gồm:

+Chitosan (2,6 hoặc 187kDa): 0,3% (o.w.f) +Arkofix NET: 100g/l

+Catalyst NKC: 30g/l +CH3COOH: 2g/l

60

+ Chất ngấm Hostapal MRN Liquid was supplied by Clariant: 0,1% (o.w.b) - Sử dụng máy đo pH Mettler Toledo của Thụy Sĩ và máy khuấy từ Starlet.

Hình 2.9: Tủ điều hòa Type M250 – RH Hình 2.10: Máy khuấy từ Starlet

Hình 2.11: Cân Sartorius Hình 2.12: Máyđo pHMettlerToledo

Bước 3: Thực nghiệm đưa chitosan lên mẫu vải

Vải được ngấm ép dung dịch chứa chitosan và các hóa chất 2 lần sao cho mức ép đạt 80% → Sấy 100oC trong 3 phút → Xử lý nhiệt 160oC trong 2 phút → Giặt sạch mẫu bằng nước cất đến khi mẫu đạt pH trung tính → Để mẫu tự khô ở nhiệt độ phòng → Bảo quản mẫu vải cho các thí nghiệm tiếp theo.

*Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu:

Hình 2.13: Máy ngấm ép Roaches Hình 2.14: Máy sấy định hình Hisaka

b) Giặt mẫu sau xử lý

Để đánh giá độ bền kháng khuẩn của vải bông đã xử lý sau các lần giặt. Các mẫu vải được giặt theo tiêu chuẩn AATCC 187 - 2013 với các số lần giặt khác nhau, tại phòng thí nghiệm hóa dệt của Viện Dệt may sử dụng máy giặt nhanh Quick wash plus EC – 300.

61

Hình 2.15: M áy giặt nhanh Quickwash Plus

2.3.2.2 Phương pháp đánh giá khả năng kháng khuẩn và độ bền kháng khuẩn của vải bông sau xử lý bằng chitosan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chitosan việt nam như chất kháng khuẩn cho vải bông – NCS lưu thị tho (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)