Ứng dụng của chitosan trong nhuộm màu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chitosan việt nam như chất kháng khuẩn cho vải bông – NCS lưu thị tho (Trang 30 - 31)

Chitosan cũng được sử dụng trong quá trình nhuộm vật liệu dệt như chất trợ nhuộm. Đưa chitosan lên vật liệu dệt sẽ cho phép hấp thụ thuốc nhuộm dễ dàng hơn do quá trình hấp thụ của chitosan là quá trình tỏa nhiệt cho nên khi nhiệt độ tăng dẫn tới khả năng hấp thụ thuốc nhuộm cùng tăng. Trong môi trường pH thấp hơn thì chitosan có khả năng giải phóng amin và tích điện dương và có khả năng hấp thụ những thuốc nhuộm anion. Chitosan có cấu trúc đa phân tử nên nó có ái lực rất cao đối với rất nhiều loại thuốc nhuộm như: thuốc nhuộm phân tán, hoạt tính, trực tiếp, vat, axit, sulphua… Tốc độ khuếch tán của thuốc nhuộm trong chitosan tương tự với tốc độ khuếch tán của thuốc nhuộm trong xenlulo [49, 52].

Chitosan được ứng dụng để ngấm hút thuốc nhuộm từ dung dịch nhuộm bằng phương pháp ngấm ép sử dụng trong nghiên cứu của Gregorio Crini và các cộng sự [49]. Các tác giả đã làm nổi bật một vài mẫu đáng chú ý trong quá trình sử dụng chitosan và dẫn xuất của nó với chất liên kết ngang để di chuyển thuốc nhuộm từ dung dịch nhuộm. Nhóm tác giả đã tóm tắt một số thông tin gần đây thu được trong quá trình nghiên cứu bằng các cơ chế hấp phụ khác nhau. Họ cho thấy ảnh hưởng của các thông số như là đặc tính của chitosan, thay đổi phương pháp, bản chất hóa học của thuốc nhuộm và độ hòa tan, điều kiện sử dụng trong nghiên cứu đến khả năng ngấm sinh học và động học là điều kiện đang được xem xét và tranh luận.

R.D. Mehta và cộng sự [85] đã nghiên cứu xử lý chitosancho vải bông làm từ bông chưa chín có nhiều nep. Sau đó vải được nhuộm với thuốc nhuộm hoạt tính bằng phương pháp ngấm ép cuộn ủ hoặc phương pháp tận trích, với nồng độ thuốc nhuộm 0,1-0,2% thuốc nhuộm. Kết quả cho thấy các hạt nep trên vải được bao phủ gần như hoàn toàn.

Đặc tính đa chức năng của vải bông đã được xử lý với chitosan và dẫn xuất của carboxymethyl chitosan tan trong nước được nghiên cứu bởi Deepti Gupta và Adane Haile [41]. Kết quả cho thấy vải bông sau xử lý có khả năng nhuộm tốt hơn với thuốc nhuộm trực tiếp và thuốc nhuộm hoạt tính. Vải bông đã xử lý bằng chitosan có thể nhuộm màu nhạt, màu tươi sáng với thuốc nhuộm cation có độ bền giặt cao. Mẫu vải được xử lý cho thấy hoạt tính

18

kháng khuẩn tốt chống lại Escherichia coli và Staphylococcus aureus ở nồng độ 0,1% cũng như cải thiện sự phục hồi nếp nhăn. Hiệu quả cho thấy có độ bền đối với 05 chu kỳ giặt.

Dan Xu và các cộng sự [39] sử dụng Hydrogel chitosan để làm thay đổi sự di chuyển của thuốc nhuộm Axit trong môi trường pH cao. Kết quả cho thấy rằng sự có mặt của chitosan đã làm cải thiện đáng kể hiệu suất ngấm hút thuốc nhuộm đối với cả 2 trường hợp Thuốc nhuộm axit orang 7 và thuốc nhuộm axit red 18. Trong cùng điều kiện, hiệu suất đạt khoảng 7,4 và cao hơn 14,4 lần so với chitosan tự nhiên, tương ứng.

Lidija Fras-Zemljic và các cộng sự [62] đã đề cập tới chất lượng và nhận biết chất lượng của chitosan trên nền vải visco có nhóm hoạt động bề mặt như là sự thay đổi bằng 2 fenola hóa học giống nhau. Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp đo phổ sử dụng thuốc nhuộm C.I Axit Orange 7 để xác định nhóm amin. Sau cùng, vải được đánh giá tính chất chống oxihóa và chống vi khuẩn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chitosan việt nam như chất kháng khuẩn cho vải bông – NCS lưu thị tho (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)