Phương pháp hình ảnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chitosan việt nam như chất kháng khuẩn cho vải bông – NCS lưu thị tho (Trang 54 - 56)

Khi đưa dung dịch chitosan và các hóa chất lên vải bông bằng phương pháp ngấm ép, tùy theo độ nhớt của dung dịch có thể sẽ tạo thành một lớp màng chitosan trên bề mặt xơ, lớp màng này có thể liên kết với vải bông bằng các liên kết hydro và Van Der Waals hoặc liên kết cộng hóa trị. Sự có mặt của lớp màng chitosan này có thể làm thay đổi bề mặt xơ và có thể quan sát được khi sử dụng các loại kính hiển vi có độ phóng đại cao.

a) Kính hiển vi điện tử quét SEM (Scanning Electronic Microscopy) [12, 22, 26, 35, 43, 61, 74, 86, 107, 109, 111, 112, 113, 120]

Kính hiển vi điện tử quét SEM có thể cho phép nhận được hình ảnh của bề mặt mẫu với độ phân giải cao bằng cách sử dụng một chùm tia điện tử quét trên bề mặt mẫu. Ảnh của

Nồng độ CMCH/CH (g/l) Khối lượng t hê m vào ( % )

42

mẫu vật nhận được thông qua việc ghi nhận và phân tích các bức xạ phát ra từ tương tác của chùm điện tử với bề mặt mẫu vật.

Nguyên lý chung của phương pháp này là sử dụng kính hiển vi điện tử quét để chụp bề mặt các mẫu vải trước và sau xử lý kháng khuẩn để phân tích và so sánh (thường độ phóng đại lên tới 1000-1500 lần).

*) Ưu điểm của SEM

Mặc dù chưa đạt được độ phân giải như kính hiển vi điện tử truyền qua nhưng kính hiển vi điện tử quét lại có điểm mạnh là phân tích mà không cần phá hủy mẫu và có thể hoạt động ở chân không thấp. Một điểm mạnh khác của SEM là các thao tác điều khiển đơn giản hơn so với TEM nên nó rất dễ sử dụng. Hơn nữa giá thành của SEM thấp hơn so với TEM, vì thế SEM đã được các nhà nghiên cứu sử dụng phổ biến hơn so với TEM.

Phương pháp sử dụng kính hiển vi điện tử quét đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu [12, 19, 22, 26, 35, 39, 43, 59, 61, 65, 68, 72, 74, 79, 86, 95, 97, 105, 107, 109, 112, 115, 120] sử dụng để quan sát sự tồn tại của chất kháng khuẩn có trên vải nhiều hay ít, tập trung tại các điểm nào, phân bố có đều không? Từ đó có thể cho kết quả định tính về khả năng kháng khuẩn của vật liệu dệt.

Sau đây là một số hình ảnh của vải bông trước và sau xử lý kháng khuẩn nhận được khi sử dụng kính hiển vi điện tử quét SEM.

Hình 1.10: Ảnh SEM của bề mặt xơ bông trước (trái) và sau xử lý bằng chitosan (phải) (nguồn :[63])

Hình 1.11: Ảnh SEM của bề mặt xơ bông trước (trái) và sau xử lý bằng chitosan (phải) (nguồn :[87])

Quan sát bề mặt của xơ bông trên hình 1.10 và hình 1.11 cho thấy mẫu vải bông sau xử lý kháng khuẩn có bề mặt trơn mượt hơn mẫu vải bông trước xử lý. Hình ảnh này cho thấy giường như đã có một lớp màng chitosan bao phủ bề mặt xơ bông sau xử lý.

43

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chitosan việt nam như chất kháng khuẩn cho vải bông – NCS lưu thị tho (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)