Ứng dụng của chitosan trong lĩnh vực xử lý nước thải nhuộm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chitosan việt nam như chất kháng khuẩn cho vải bông – NCS lưu thị tho (Trang 31 - 32)

Trong nước thải nhuộm của ngành dệt thường còn chứa nhiều thuốc nhuộm, có tính kiềm và có nhiều chất rắn lơ lửng và có giá trị BOD cao [36, 80]. Hiện nay công nghệ xử lý nước thải nhuộm thường dùng phương pháp bùn hoạt hóa, lắng đọng.Phương pháp này có hiệu quả để làm giảm BOD và các chất rắn lơ lửng, tuy nhiên, chúng còn kém hiệu quả trong việc khử màu. Để loại bỏ lượng thuốc nhuộm còn lại trong nước thải, là một trong những vấn đề quan trọng để giảm ô nhiễm nước thải công nghiệp nhằm bảo vệ môi trường. Người ta sử dụng các hệ tương hợp sinh học gồm các phức hệ nấm, vi khuẩn và chitosan để xử lý nước thải nhuộm. [36]. Chitosan có thể liên kết với các thuốc nhuộm anion vì đặc tính cation mạnh của nó tại pH thấp [100]. Nhóm tác giả [58] đã nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc nhuộm và tỷ lệ chitin, chitosan có trong dung dịch thuốc nhuộm. Các tác giả cho rằng khả năng liên kết thuốc nhuộm và hấp thụ nước của chitin và chitosan phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch. Kết quả còn cho thấy nồng độ thuốc nhuộm liên quan chặt chẽ với khả năng liên kết thuốc nhuộm của chitin và chitosan.

Warayuth Sajomsang [104] cho biết rằng chitosan là một polysaccharide tự nhiên với tính chất không độc hại, phân huỷ sinh học và tương hợp sinh học. Vì thế, nó đã thu hút được nhiều sự quan tâm và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, ứng dụng của nó chỉ thể hiện trong môi trường có tính axít bởi vì độ hòa tan của nó kém trong môi trường trung tính và bazơ. Để tăng khả năng hòa tan, tính chất hóa lý, sinh học và ứng dụng, sự thay đổi hóa học của chitosan đã được nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng bazơ bậc 4 là phương pháp phổ biến để làm thay đổi chitosan thành một dẫn xuất chitosan tan trong nước với một khoảng pH rộng bao gồm cả môi trường bazơ và trung tính.

Xử lý nước thải có chứa thuốc nhuộm thải ra từ dệt may, da, ngành công nghiệp cao su, giấy là các vấn đề đặt ra nghiêm trọng cho môi trường. Sự có mặt của một số lượng thuốc nhuộm trong nước là rất cao có thể nhìn thấy và có thể gây ra thiệt hại cho hệ sinh vật thuỷ sản hoặc con người gây đột biến và gây ung thư. Có rất nhiều các phương pháp đã được tiếp cận để nghiên cứu loại bỏ phẩm màu từ nước thải, trong đó bao gồm vật lý, hóa học và sinh học. Trong số những kỹ thuật này, hấp phụ là một trong những phương pháp đạt hiệu quả về chất lượng cao nhất, số lượng dư, dễ dàng hoạt động và có khả năng tái sử dụng tốt. Sự phản ứng hóa học của nhóm Hydroxyl và amin của chitosan làm cho nó như là một chất đa chức năng hấp phụ thuốc nhuộm axit, hoạt tính và trực tiếp. Tuy nhiên, khả năng hấp phụ của chitosan đối với thuốc nhuộm là phụ thuộc lớn vào pH. Trong điều kiện có tính axit, nhóm amin của chitosan có thể có thêm proton vào để hấp thụ thuốc nhuộm. Tác giả đã chỉ ra rằng công nghệ này đã tiếp tục khám phá cơ chế cơ bản của chitosan và khả năng tái sử dụng của nó.

19

 Nhận xét:

Qua các nghiên cứu về ứng dụng của chitosan cho thấy:

- Chitosan có một số đặc tính đặc biệt như khả năng phân huỷ sinh học, không độc hại, đặc tính cation và đặc biệt là khả năng kháng khuẩn. Do mạch phân tử của chitosan có các nhóm mang điện dương, chitosan có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và có tác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chitosan việt nam như chất kháng khuẩn cho vải bông – NCS lưu thị tho (Trang 31 - 32)