Hình 3.4: Phổ FTIR của mẫu chitosan trước chiếu xạ (187kDa) và một số mẫu chitosan sau chiếu xạ (M1, M2 và M3 có khối lượng phân tử tương ứng 2,6; 10 và 20kDa)
Hình 3.4 trình bày phổ FT-IR của các phân đoạn chitosan đã tách được bằng màng siêu lọc. Có thể thấy, không có bất kỳ sự khác biệt lớn về các đỉnh hấp thụ hồng ngoại trên phổ FT-IR của các mẫu chitosan trước chiếu xạ và sau chiếu xạ. Nghĩa là, xử lý chiếu xạ không làm hình thành bất kỳ nhóm chức nào mới, mà chủ yếu chỉ tạo thành các gốc tự do và tạo thành các phân đoạn ngắn hơn, tương tự như quá trình khử polyme hóa. Mức độ DD của các mẫu chitosan đã được xác định theo công thức (2.2) mục (2.3.1.1) có thể xác định từ phổ hồng ngoại và kết quả được trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2: Mức độ DD của các mẫu chitosan khác nhau
Liều chiếu xạ (kGy) Mức độ DD (%)
CTS03 CTS02 CTS01 0 74,31 72,21 73,57 25 76,87 75,32 77,64 50 77,65 75,25 77,02 75 78,53 75,83 77,86 100 78,86 76,41 78,04 200 78,51 77,23 78,03 500 79,98 77,03 78,89
Như chỉ ra trong bảng 3.2, giá trị DD của mẫu chitosan sau chiếu xạ với liều chiếu cao nhất (500 kGy) tăng lên khoảng 7,2%. Tuy nhiên ngay với mẫu sau khi chiếu ở liều thấp 25kGy đã có giá trị DD tăng khoảng 5%, trong khi chitosan ban đầu có độ DD dao động từ 72-74%. Sự tăng nhẹ giá trị DD của các mẫu chitosan sau chiếu xạ có thể là do các phân đoạn polyme ngắn hơn đã tạo thành khi chiếu xạ. Điều này cũng phù hợp với kết luận của
82
một số nhóm nghiên cứu khác về tác động của bức xạ gamma đến DD của các loại chitosan khác nhau [54] nhưng lại ngược với xu hướng thay đổi DD của nhóm nghiên cứu [44]. Có thể giả thiết rằng tia gamma đã gây ra sự cắt mạch chitosan hình thành các phân đoạn có khối lượng phân tử thấp hơn, có tính linh động cao hơn, mà không đủ khả năng tạo ra các nhóm chức mới cho phân tử chitosan.