KIỂM TRA, GIÁM SÁT, GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kênh phân phối liên doanh sản xuất lắp ráp xe hơi việt nam (Trang 56 - 57)

-Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của tất cả của tất cả các đại lý bằng mạng Internet, yêu cầu các đại lý cập nhật thường xuyên thơng tin bán hàng, dịch vụ, phản ánh khách hàng … Nhà quản trị kênh phân phối của nhà sản xuất xe hơi hay các trung tâm hỗ trợ bán hàng theo khu vực phải thường xuyên theo dõi, giải quyết kịp thời các vướng mắc, tranh chấp giữa các đại lý.

-Thực hiện sự liên kết, tương trợ lẫn nhau giữa các đại lý theo mức qui định của nhà quản trị kênh nhằm tránh trường hợp khách hàng thực hiện hội nhập các nhà cung cấp (đấu thầu).

-Nhà sản xuất phải tính đến lợi ích lâu dài tránh trường hợp tăng giảm hoa hồng bất hợp lý sẽ tạo ra xung đột dọc giữa các đại lý và nhà sản xuất làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển trong tương lai.

-Tăng cường các biện pháp gắn bĩ giữa nhà sản xuất (đại diện là các nhà quản trị kênh) và các đại lý như tổ chức các bữa tiệc ăn mừng (nhân dịp nào đĩ), tổ chức đi du lịch, thành lập câu lạc bộ các nhà phân phối sản phẩm ...

-Thường xuyên thực hiện các buổi họp đại lý vùng, quốc gia để lắng nghe và giải quyết các tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của đại lý. Tốt nhất nên họp vùng 1 tháng / lần và tồn quốc 1 quí / lần và thực hiện kiểm tra, động viên thực tế thường xuyên nhằm tạo nên nề nếp kỷ luật ràng buộc chung, tránh trường hợp cá nhân các nhà phân phối hoạt động sai đường.

-Phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ, khen thưởng, khích lệ, khuyến mãi, cung cấp sản phẩm, phụ tùng … một cách cơng bằng, khơng thiên vị. Và phải cĩ sự ưu tiên khác nhau giữa các vùng thị trường và nhĩm khách hàng riêng biệt. Ví dụ như đối với các đơn vị thuộc ngân sách nhà nước, nhà sản xuất cần phải ưu tiên giảm giá, tăng hoa hồng một cách phù hợp. Và với các khách hàng lớn như taxi hay kinh doanh vận tải … cũng phải cĩ chính sách hỗ trợ giá và hoa hồng cao hơn.

-Trong trường hợp kênh phân phối cĩ sự mâu thuẫn giữa các trung tâm và đại lý là tất yếu, tạo động cơ phát triển bán hàng nhưng khi giải quyết vấn đề nhà quản trị cần phải cơng bằng , đảm bảo quyền lợi của nhà đại lý.

-Trong tất cả trường hợp giải quyết xung đột nhà quản lý khơng chỉ quan tâm đến mục tiêu kế hoạch bán hàng của nhà sản xuất khơng thơi mà cịn phải chú trọng đến lợi nhuận của các đại lý và đặc biệt phải biết quản lý các mâu thuẫn ở mức độ tương đối tạo động lực phát triển bán hàng của các đại lý.

56

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kênh phân phối liên doanh sản xuất lắp ráp xe hơi việt nam (Trang 56 - 57)