Nhật Bản trong chính sách đối ngoại của ViệtNam

Một phần của tài liệu Quan hệ văn hóa việt nam nhật bản giai đoạn 1992 2013 (Trang 41 - 44)

7. Kết cấu luận văn

1.4.1. Nhật Bản trong chính sách đối ngoại của ViệtNam

Sự thay đổi lớn của tình hình thế giới thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh khiến mọi quốc gia phải thay đổi cách nhìn nhận cũng như tư duy đối ngoại của mình. Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã đánh dấu cơ sở của sự đổi mới nhận thức và được bổ sung ở các đại hội tiếp theo. Một trong những lý do quan trọng tác động đến tư duy đối ngoại của Việt Nam đó là việc Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của ý thức hệ. Sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã khiến cho ý thức hệ không còn nữa, thế giới trở nên phụ thuộc nhau hơn, lợi ích dân tộc luôn được đặt lên hàng đầu và trở thành nguồn gốc cho mọi mối quan hệ quốc tế. Vì vậy trong văn kiện Đại hội VII, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định: "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" [19] đồng thời tiến hành các mối quan hê đa phương hóa, đa dạng hóa. Bên cạnh đó, xu thế hòa bình và hợp tác ngày càng phát triển sau Chiến tranh lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam triển khai đường lối đối ngoại này. Từ đó Việt Nam đã bắt đầu đi vào quá trình hội nhập với khu vực và cộng đồng quốc tế.

36

Đứng trước tình hình chung của quốc tế và khu vực, trước sự chi phối của sức mạnh kinh tế đến mọi mặt của mỗi quốc gia, Việt Nam cũng hướng đường lối đối ngoại theo mục tiêu chung đó là: lấy kinh tế đối ngoại làm ưu tiên hàng đầu, từ đó định hình các mối quan hệ. Hơn nữa, Việt Nam lại nằm ở vị trí quan trọng của khu vực Đông Nam Á, lại ý thức được mình là một nước nhỏ và hiểu rõ về vị trí chiến lược của mình, Việt Nam hiểu rõ lợi ích lâu bền từ mối quan hệ với các nước lớn trong đó có Nhật Bản. Tại Đại hội VIII đã thể hiện tinh thần tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong ASEAN, không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn, đặc biệt là chú trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế - chính trị trên thế giới. Nếu như Đại hội VII và VIII của Đảng quyết định chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1991 đến năm 2000, thì đại hội XI đã quyết định chiến lược phát triển kinh – xã hội 10 năm đầu của thế kỷ XXI. Mặc dù trong thời gian thực hiện chiến lược 10 năm (1991 – 2000), gặp rất nhiều khó khăn nhưng đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng. Đây chính là yếu tố quan trọng trong sự thay đổi tích cực chính sách đối ngoại của Việt Nam. Vì vậy mà mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản nói riêng sau hơn 10 năm bị ngưng trệ nhưng được cải thiện nhanh chóng.

Từ những năm 1992 đến nay quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt phải kể đến sự thay đổi chính sách của Việt Nam đối với Nhật Bản, Việt Nam cho rằng việc mở rộng quan hệ với Nhật Bản là một hướng ưu tiên quan trọng. Trong xu thế chung của thế giới, coi kinh tế là trọng tâm của hoạt động đối ngoại, Việt Nam cho rằng Nhật Bản là một đối tác đầy tiềm năng có thể đáp ứng nhu cầu và lợi ích, cũng như hỗ trợ cho sự phát triển của nước mình đặc biệt là về kinh tế. Điều này có thể nhận thấy qua bài phát biểu của Tổng bí thư Đỗ Mười trong chuyến thăm Nhật Bản tháng 4 năm 1995: "Chúng tối nhận thấy Việt Nam và Nhật Bản có nhiều khả năng và điều kiện để hợp tác với nhau, bổ sung cho nhau...Nhật Bản là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất của thế giới có nguồn vốn dồi dào, có công nghệ tiên tiế,có kinh nghiệm quản lý hiện đại và hiệu quả. Nhật Bản có thể tìm thấy ở Việt Nam một bạn hàng có tiềm lực và tin cậy" [14]. Việt Nam cũng đánh giá cao vai trò của Nhật Bản trong khu

37

vực, việc tăng cường và mở rộng hợp tác với Nhật Bản là hướng ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Tiếp đó, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản vào tháng 3 năm 1999, Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đã tiếp tục khẳng định: "Không ngừng tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản. Sự hợp tác này là nền tảng vật chất đối với quan hệ giữa hai quốc gia. Kinh tế hai nước có thể bổ sung cho nhau, trong đó Việt Nam rất coi trọng sự hợp tác với Nhật Bản - một nước công nghiệp phát triển hàng đầu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương [14]. Trong chuyến đi này hai bên đã khẳng định mở rộng hợp tác giao lưu văn hóa và phát triển nguồn nhân lực....

Nếu như Nhật Bản cần Việt Nam như một đồng minh trong việc gây ảnh hưởng và khẳng định vị thế của Nhật Bản ở Châu Á, và là nhịp cầu đưa Nhật Bản gần gũi hơn với khối ASEAN thì đồng thời nó có cũng có tác động không nhỏ đến vị thế của Việt Nam. Chính sức mạnh kinh tế của Nhật Bản cùng với quá trình "nhập Á" đã nâng tầm vai trò của nước trong khu vực và được các nước bạn công nhận. Không chỉ uy tín của Nhật Bản được củng cố mà Việt Nam cũng tranh thủ được tiếng nói ủng hộ trong các quan hệ quốc tế. Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong suốt hơn 20 năm đã chứng minh điều đó. Nếu Nhật Bản là quốc gia tích cực ủng hộ Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN, thì Nhật Bản cũng chính là trung gian dẫn đến việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, và đặc biệt hơn cả là vai trò của Nhật Bản trong việc ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.

Trên lĩnh vực an ninh biển, Việt Nam và Nhật Bản đều có cùng lợi ích chiến lược ở Biển Đông. Tuy nhiên, nếu như Việt Nam là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn đối với Biển Đông thì khu vực này lại nằm ngoài tầm kiểm soát 1000 hải lý đối với Nhật Bản. Một khi Nhật Bản cần Việt Nam trong việc đảm bảo sự lưu thông ở tuyến đường quan trọng này thì Việt Nam cũng rất cần sự ủng hộ của Nhật Bản trong quá trình khẳng định chủ quyền ở Biển Đông. Nhật Bản đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy Mỹ trở lại với Biển Đông. Mục đích của hai cường quốc này đều bao gồm sự ủng hộ đối với Việt Nam vả việc khẳng định chủ quyền tại

38

Biển Đông. Đây cũng chính là mục tiêu mà Việt Nam đang hướng tới. Tất cả trở thành cơ sở xác định vị trí ưu tiên của Nhật Bản trong các chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quan hệ văn hóa việt nam nhật bản giai đoạn 1992 2013 (Trang 41 - 44)