Đánh giá kết quả hợp tác văn hóa ViệtNam – Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quan hệ văn hóa việt nam nhật bản giai đoạn 1992 2013 (Trang 74 - 81)

7. Kết cấu luận văn

2.4. Đánh giá kết quả hợp tác văn hóa ViệtNam – Nhật Bản

 Thành tựu

Quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản từ năm 1992 trở lại đây đã góp phần quan trọng trong việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước và trở thành yếu tố không thể thiếu cho sự hợp tác phát triển trên lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác, tạo cơ sở cho sự phát triển quan hệ Việt - Nhật bền vững và toàn diện hơn trong tương lai. Thông qua hợp tác, trao đổi và giao lưu văn hóa giữa hai nước, Việt Nam đã tiếp thu được những kinh nghiệm nhất định từ Nhật Bản trong việc xây dựng nền văn hóa dân tộc trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của văn hóa nước ngoài, trong việc bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống trong điều kiện mới. Nhiều giá trị của văn hóa Nhật Bản đã đi vào đời sống văn hóa hàng ngày của người Việt Nam góp phần làm phong phú và đa dạng thêm đời sống văn hóa Việt Nam đương đại.

Nhờ vào các hoạt động giao lưu văn hóa đa dạng và cởi mở giữa hai nước, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng trở nên thân thiết, thấu hiểu lẫn nhau. Thông qua đó, phía Việt Nam dần dần làm quen và thích nghi được với những luồng văn hóa hiện đại, nhiều màu sắc của Nhật Bản. Đồng thời, phía Nhật Bản cũng thay đổi cái nhìn về Việt Nam. Khi một nước lớn, phát triển mạnh mẽ về hầu hết các lĩnh vực như Nhật Bản muốn mở rộng tầm ảnh hưởng và tranh thủ sự ủng hộ của các nước trên đấu trường quốc tế; và một nước nhỏ đang trên đà phát triển như Việt Nam, mong muốn được giao lưu, học hỏi, tiếp thu những cái mới, những kinh nghiệm thì giao lưu, kết nối về mặt văn hóa chính là công cụ hiệu quả nhất để đáp ứng nhu cầu của cả hai bên. Việt Nam và Nhật Bản đã làm được điều đó, chính vì nhận thức rõ được mục tiêu, tầm nhìn chiến lược của mình và của nước bạn, cả hai nước đã tích cực giao lưu, trao đổi văn hóa – giáo dục nhằm giúp nước bạn có cái nhìn mới mẻ hơn. Đúng vậy, chặng đường quan hệ văn hóa Việt Nam – Nhật Bản trong thời gian qua đã chứng minh được rằng nhân dân hai nước không

69

chỉ tiếp nhận luồng văn hóa mới mà còn giữ được nét truyền thống văn hóa đặc trưng của nước mình. Xuất phát từ sự tìm tòi học hỏi, am hiểu lẫn nhau về văn hóa, đã tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, giao lưu về kinh tế, chính trị,..

Không chỉ vậy, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, Việt Nam và Nhật Bản đã đạt được một số thành tựu nhất định. Giao lưu văn hóa giữa hai nước không ngừng được thúc đẩy mạnh mẽ và diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng tạo được hiệu quả cao. Vì thế mà trong những năm qua sự quan tâm của người Nhật về Việt Nam ngày càng tăng, số người nghiên cứu Việt Nam và số người biết tiếng Việt ở Nhật Bản ngày càng nhiều, số lượng sách của người Nhật nghiên cứu về Việt Nam được xuất bản liên tục. Ngược lại, sự quan tâm của người Việt Nam về Nhật Bản, số người nghiên cứu Nhật Bản và số người biết tiếng Nhật ở Việt Nam cũng ngày càng gia tăng. Số lượng sinh viên Việt Nam học tập ở Nhật Bản và số lượng sinh viên Nhật Bản học tập ở Việt Nam có xu hướng tăng nhanh. Tiếng Nhật đã dần trở thành một ngoại ngữ có chỗ đứng vững chắc ở Việt Nam. Ngày nay, tiếng Nhật đã thực sự trở thành nhu cầu của một bộ phận lực lượng lao động cả trí óc và chân tay ở Việt Nam, nó được sử dụng như một công cụ để làm việc đặc biệt là trong môi trường giao lưu kinh tế - văn hóa với Nhật ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, sự hoạt động tích cực của các Trung tâm, Hội giao lưu văn hóa Nhật - Việt, trong đó có Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, các hoạt động văn hóa được tổ chức tại Việt Nam và Nhật Bản đã góp phần thiết thực vào việc tăng cường sự thông cảm và hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc.

Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam - Nhật Bản trải qua 40 năm phát triển bền vững khiến cho mối quan hệ được mở rộng trên quy mô trải dài từ cấp quốc gia đến khu vực và đến từng địa phương. Chưa bao giờ cơ hội tiếp xúc giữa hai nước lại mở rộng đến như vậy: các chuyên gia kỹ thuật, các giáo sư, chuyên viên, sinh viên, học sinh, công nhân, nông dân, các nhà doanh nghiệp, các hiệp hội,...của cả hai bên đã tiến hành nhiều hoạt động nghiên cứu, hội thảo, đào tạo, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, học tập, hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Nhật Bản không chỉ viện trợ cho Việt Nam ở lĩnh vực kinh tế mà còn chú trọng cả trong lĩnh vực văn hóa giáo dục, tạo cơ sở vững chắc cho quan hệ văn hóa Việt - Nhật phát triển rộng rãi và sâu sắc trong

70

thời gian qua. Ngoài khuôn khổ ODA, Nhật Bản còn dành ưu tiên để thúc đẩy cả hai bên tạo điều kiện thực thi mối quan hệ ngoại giao nhân dân, khiến cho việc giao lưu văn hóa cũng trở nên phong phú đa dạng chưa từng thấy.

Trong những năm gần đây Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành Giáo dục - Đào tạo của Việt Nam. Số lượng du học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh sinh sống, học tập và làm việc ở cả hai nước đều tăng lên đáng kể. Những công trình nghiên cứu hợp tác giữa hai quốc gia ngày càng nhiều và được giới nghiên cứu công nhận. 40 năm qua, mối quan hệ ngoại giao bền chặt giữa hai dân tộc Nhật - Việt đã thành quan hệ đối tác chiến lược. Một mặt Nhật Bản là nhà tài trợ và đầu tư lớn nhất ở Việt Nam, nên các dự án đầu tư của Nhật Bản cần có nguồn nhân lực rất lớn; Mặt khác Việt Nam cũng đã và đang thực hiện mô hình hợp tác giữa ngành giáo dục, đào tạo Việt Nam với chính phủ và doanh nghiệp các nước, trong đó có Nhật Bản, để đảm bảo nguồn nhân lực cho hợp tác phát triển kinh tế.

Có thể nói rằng vấn đề hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo giữa Việt Nam và Nhật Bản có tiềm năng rất lớn, nó góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Nhật Bản là một trong những quốc gia cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục Việt Nam, đặc biệt là đào tạo nhân lực bậc cao. Mặc dù hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vì vậy trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam mong muốn cùng Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác có hiệu quả hơn trong các dự án đang được triển khai, đưa nền giáo dục của Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa, có uy tín với bạn bè thế giới và đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết cũng như bắt kịp được với xu thế phát triển của xã hội, có khả năng vận dụng và sáng tạo những kiến thức mới.

Tựu chung lại, dựa trên những định hướng và phát triển của đường lối ngoại giao văn hóa của nhà nước, quan hệ văn hóa giữa hai quốc gia trong hai thập kỷ qua rõ ràng đã thu được những kết quả tốt đẹp, tạo điều kiện cho mối quan hệ Việt - Nhật phát triển cả chiều rộng và chiều sâu.

71  Hạn chế

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản vừa là quan hệ giữa một nước xã hội chủ nghĩa với một nước tư bản chủ nghĩa, vừa là quan hệ giữa một nước đang phát triển với một nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Sự khác biệt này đã tạo nên hạn chế trong quan hệ hai nước. Mặt khác, trong 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao do Chính phủ Việt Nam luôn có ý thức cảnh giác đề phòng các âm mưu chống phá Cách mạng Việt Nam nên trong chủ trương, chính sách với Nhật Bản ban đầu Việt Nam còn khá thận trọng trong quan hệ.

Mặc dù vậy, trong quá trình giao lưu văn hóa của Việt Nam và Nhật Bản chúng ta không thể không thấy một tình trạng hạn chế từ phía Việt Nam, đó là hiện tượng giao lưu văn hóa có phần mang tính một chiều. Cụ thể là Việt Nam chủ yếu tiếp nhận ảnh hưởng từ bên ngoài, sự ảnh hưởng theo chiều ngược lại đôi khi còn rất mờ nhạt. Phải chăng đặc điểm giao lưu quốc tế của văn hóa Việt Nam cũng có phần tương tự như giao lưu quốc tế của văn hóa Nhật Bản với nước ngoài, nhất là với các nước phương Tây trong thời gian sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Hạn chế này có thể lý giải bởi sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa hai nước khi Nhật Bản luôn là một trong những nước có tổng thu nhập quốc nội đứng đầu thế giới, thu nhập quốc dân vào loại cao nhất thế giới, trình độ khoa học kỹ thuật cũng vào loại tiên tiến nhất. Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển xếp vào hàng các nước có thu nhập quốc dân thấp nhất trên thế giới. Mặc dù vậy, nhu cầu tăng cường hơn nữa đầu tư cho phát triển văn hóa kết hợp với đẩy mạnh giao lưu để nhanh chóng.

Chúng ta dường như còn thiếu sự chủ động trong việc xây dựng một chiến lược phát triển quan hệ văn hóa dài hơi với nước bạn. Rõ ràng rằng, giao lưu văn hóa cần sự tham gia của cả hai phía. Cho đến nay, các hoạt động giao lưu văn hóa được thực hiện phần lớn nhờ sự tài trợ của phía bạn. Thời gian gần đây, văn hóa Nhật Bản như âm nhạc, phim ảnh, văn học… du nhập vào Việt Nam khá mạnh mẽ và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa nước ta, nhưng văn hóa Việt Nam lại chưa được giới thiệu nhiều tới nhân dân Nhật Bản. Thiết nghĩ, chúng ta cần có những chính sách cụ thể và sự tài trợ về mặt kinh phí từ Nhà nước để thực hiện một

72

cách có kế hoạch, có hiệu quả hoạt động giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam với bạn bè Nhật Bản.

Trong quá trình giao lưu văn hóa, Việt Nam cũng đã du nhập rất nhiều những trào lưu văn hóa của Nhật Bản, điển hình là trào lưu Cosplay của giới trẻ ngày nay.

Cosplay là viết tắt của từ costume play dùng để chỉ trào lưu ăn mặc giống như những nhân vật trong truyện tranh, trò chơi điện tử, các show truyền hình... Những người cosplay có thể tham gia một cách tự do hoặc lập câu lạc bộ để luyện tập và diễn cosplay cùng nhau. Trào lưu này rất thịnh hành tại Nhật Bản và bắt đầu xuất hiện ở nước ta vài năm gần đây và ngay lập tức thu hút giới trẻ, nhưng cùng với đó là sự lo ngại về những biến tấu “bất thường”, có phần không thực sự phù hợp với văn hóa Việt Nam. Đó chính là những bộ trang phục váy ngắn, phong cách trang điểm kinh dị hay những đạo cụ hầm hố, bạo lực như súng, đao, kiếm,…Hay từ lâu chúng ta đã biết đến Nhật Bản là đất nước nổi tiếng về truyện tranh, nhưng khi du nhập sang Việt Nam không chỉ có những tác phẩm mang tính chất giáo dục, giải trí mà còn có cả những tác phẩm không lành mạnh. Điều này tác động rất lớn vào nhận thức và sự phát triển của giới trẻ. Tuy văn hóa Việt Nam rất cởi mở, luôn chào đón những luồng văn hóa mới, nhưng văn hóa Việt Nam không hề dễ dãi, mọi sự giao lưu, hội nhâp đều cần phải có sự chọn lọc để phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.

Như vậy quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản mang một số đặc trưng nhất định. Thứ nhất quan hệ giao lưu văn hoá Việt Nam – Nhật Bản tuy đã có từ lâu đời, phát triển dựa trên nền tảng vững chắc với nhiều yếu tố thuận lợi; song mối quan hệ này đã diễn ra không sôi động như trong các lĩnh vực kinh tế. Chỉ từ cuối thập niên 1980 đến nay, quan hệ giao lưu, hợp tác phát triển văn hoá giữa hai nước mới thực sự được chú trọng phát triển, đem lại những thành tựu nổi bật góp phần thúc đẩy toàn diện quan hệ Việt Nhật. Thứ hai tuy quan hệ văn hóa Việt Nhật đã tồn tại trong khoảng thời gian rất lâu đời nhưng nó lại phát triển mang tính đứt đoạn, có những thời kì quan hệ nồng ấm, có thời kì lại trở nên lạnh nhạt thậm chí là ngưng trệ. Và đặc trưng xuyên suốt mối quan hệ này kể từ khi bắt đầu cho đến nay đó là mối quan hệ mang tính một chiều khi mà ở hầu hết các hoạt động Việt Nam là

73

chủ thế bị động, dường như về phía nước ta chỉ thụ động tiếp nhận và chưa thực sự phát huy được hết vai trò và tiềm năng của mình do còn nhiều hạn chế về kinh tế và trình độ. Mặc dù vậy với những thành tựu đáng kể mà hai nước đã đạt được, có thể xem quan hệ văn hóa là cầu nối tăng cường hiểu biết giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Nhật Bản, góp phần thúc đẩy mối quan hệ phát triển toàn diện ở trên mọi lĩnh vực

Tiểu kết

Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản đã trải qua chặng đường 40 năm kể từ khi thiết lập quan hệ, cùng với các lĩnh vực khác, sự giao lưu và hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực văn hóa giáo dục đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận. Đặc biệt giai đoạn từ năm 1992 đến nay là giai đoạn sôi nổi nhất và đạt được nhiều thành tựu nhất trong chặng đường quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trong giai đoạn này, với sự nỗ lực của cả hai quốc gia, mối quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội đều đạt được những bước tiến nhất định là nhờ vai trò tích cực từ phía chính phủ hai nước khi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết lẫn nhau có giá trị như thế nào đối với việc phát triển quan hệ trong các lĩnh vực khác. Chính phủ Nhật Bản hàng năm đã dành nguồn tài trợ lớn cho các hoạt động giao lưu, hợp tác về văn hóa với Việt Nam. Về phía Việt Nam, chính sách mở cửa, hội nhập của Đảng và Nhà nước ta cũng tạo môi trường thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi và giao lưu văn hóa với Nhật Bản. Từ năm 2008, trong bối cảnh mới của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản, nhu cầu tìm hiểu lẫn nhau, giao lưu văn hóa, giao lưu con người đã tăng lên nhanh chóng. Hợp tác văn hóa - giáo dục với tư cách là nền tảng để tăng cường hiểu biết lẫn nhau và cơ sở của mọi sự hợp tác cần được chú trọng hơn. Quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản tuy không diễn ra sôi động như trong lĩnh vực kinh tế, nhưng tầm quan trọng của nó ngày càng được xác định rõ. Có thể thấy, quan hệ văn hóa giữa hai nước hiện nay chủ yếu diễn ra trong các lĩnh vực: Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển các hoạt động văn hóa, giáo dục; Giao lưu văn hóa, nghệ thuật giữa hai nước; Đào tạo tiếng Nhật Bản tại Việt Nam và tiếng Việt

74

Nam tại Nhật Bản; Trao đổi học thuật, phát triển ngành nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam và nghiên cứu Việt Nam tại Nhật Bản và cuối cùng là hoạt động tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Ở lĩnh vực nào cả hai nước Việt Nam – Nhật Bản cũng đều chú trọng và tích cực đẩy mạnh. Văn hóa Việt Nam không những được người dân Nhật Bản biết đến và đón nhận mà ngược lại ở Việt

Một phần của tài liệu Quan hệ văn hóa việt nam nhật bản giai đoạn 1992 2013 (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)