Các hiệp định và hoạt động giao lưu văn hóa nổi bật

Một phần của tài liệu Quan hệ văn hóa việt nam nhật bản giai đoạn 1992 2013 (Trang 50 - 57)

7. Kết cấu luận văn

2.1.1.Các hiệp định và hoạt động giao lưu văn hóa nổi bật

Quan hệ giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản tuy đã có từ lâu đời, song mối quan hệ này diễn ra không sôi động như trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cùng với việc Nhật Bản nối lại tài trợ ODA cho Việt Nam vào năm 1992 quan hệ giao lưu văn hóa giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ dưới sự quan tâm và xúc tiến của hai chính phủ. Có thể thấy giai đoạn giao lưu văn hóa kể từ năm 1992 đến nay được phát triển trên cơ sở nền tảng của quan hệ kinh tế giữa hai nước gia tăng nhảy vọt, nổi bật ở một số hoạt động sau đây:

Nhật Bản tích cực hỗ trợ cho việc tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa giữa hai nước Việt - Nhật như: Tổ chức các cuộc triển lãm giới thiệu về đất nước con người, các sản phẩm thủ công truyền thống, về lễ hội....Nhật Bản tại Hà Nội và một số các thành phố khác ở Việt Nam; Cử phái đoàn văn hóa nghệ thuật Nhật Bản sang biểu diễn ở Việt Nam và ngược lại các đoàn văn hóa nghệ thuật của Việt Nam cũng sang biểu diễn ở Nhật Bản. Phía Nhật Bản đã gửi một đoàn ca múa sang Việt Nam biểu diễn (năm 1991), nhà hát kịch Suginoko đã hai lần đến Việt Nam ký hợp đồng mời đoàn múa rối nước sang biểu diễn tại Nhật Bản (năm 1992). Cũng năm đó, phía Nhật Bản đã cử hai đoàn chuyên gia sang Việt Nam vào tháng 4 và tháng 7 để khảo sát cho dự án tu sửa phố cổ Hội An. Năm 1994, hoạt động văn hóa của Nhật Bản tại Việt Nam được bắt đầu bằng chương trình giới thiệu về trà đạo do các chuyên gia trong đoàn Chado Urasenke tới Việt Nam.

Ngoài ra, quan hệ hợp tác trao đổi về văn hoá thông tin giữa Việt Nam và Nhật Bản luôn được quan tâm, tăng cường và thúc đẩy. Nhật Bản thường xuyên cử chuyên gia đến Việt Nam, trợ giúp các dự án nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo các ngôi nhà ở dân gian truyền thống tiêu biểu ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Chính phủ Nhật Bản bắt đầu hợp tác và hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích Hoàng Thành Thăng Long vào năm 2004. Năm 2006, Ủy ban hỗn hợp Việt – Nhật bảo tồn di tích Hoàng Thành Thăng Long đã được thành lập.

45

Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản và Hội Hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam, thông qua các tổ chức này nhân dân hai nước Việt – Nhật có thêm cầu nối để ngày càng hiểu biết nhau hơn về các truyền thống văn hóa dân tộc. Hội hữu nghị Việt – Nhật đã phát triển các chi nhánh rộng khắp tại các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Cần Thơ,...Để thúc đẩy hơn nữa mối giao lưu văn hóa giữa hai nước, tháng 5 năm 1991, Hội giao lưu văn hóa Việt – Nhật thuộc Hội hữu nghị Nhật – Việt được thành lập. Thông qua các tổ chức hữu nghị này, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa được triển khai trên khắp cả nước với những hình thức giới thiệu văn hóa Nhật Bản rất phong phú từ nói chuyện về văn hóa Nhật Bản đến việc tổ chức các hoạt động giới thiệu về trà đạo, nghệ thuật cắm hoa, biểu diễn các nhạc cụ truyền thống Nhật Bản do các nghệ nhân Nhật Bản biểu diễn., trao đổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống của hai nước, tiến hành triển lãm sách báo, tổ chức cùng tham dự liên hoan phim,...Hay ngược lại, nhiều đoàn ca múa, nghệ thuật dân tộc của Việt Nam đã sang Nhật Bản biểu diễn, trong đó phải kể đến nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam đã được người Nhật quan tâm yêu thích. Hầu hết các đoàn Việt Nam khi sang biểu diễn tại Nhật Bản đều được sự tài trợ kinh phí chu đáo từ phía Nhật Bản. Nhiều chương trình giới thiệu về văn hóa dân gian Việt Nam, văn hóa Nhật Bản như nghệ thuật tuồng, chèo, hát quan họ của Việt Nam, nghệ thuật thả diều, trà đạo của Nhật cũng được Hội thể hiện. Hội đã tiến hành xây dựng nhà hữu nghị Việt - Nhật với khoản tài trợ của Nhật, tiếp đó là các làng văn hóa du lịch Việt - Nhật, khách sạn Hoa Anh Đào cũng được xây dựng. Đồng thời hai bên cũng tích cực phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo về về Việt Nam – Nhật Bản, về phố cổ Hội An, chương trình nghiên cứu về "Đồng bằng sông Hồng", chiếu phim khoa học Nhật Bản nhằm giới thiệu cho nhân dân Việt Nam hiểu được nền khoa học tiên tiến của Nhật Bản trên thế giới.

Về phía Việt Nam, để giúp nhân dân Nhật Bản hiểu về nền văn hóa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã cử nhiều đoàn văn hóa nghệ thuật sang Nhật Bản tham dự và giao lưu trong các liên hoan âm nhạc. Việt Nam đã tham gia liên hoan âm nhạc tại Nhật Bản năm 1989, liên hoan phim ở Tokyo năm 1989, 1991, 1992, dự

46

triển lãm sách tại Tokyo năm 1992, 1994. Năm 1992, 1993 đoàn ca nhạc dân tộc Việt Nam đã sang Nhật Bản biểu diễn với các nhạc cụ truyền thống dân tộc như đàn bầu, đàn tam thập lục ra mắt lần đầu được khán giả Nhật Bản mến mộ. Từ năm 1993, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia. Đây là một trung tâm nghiên cứu quốc gia mà nhiệm vụ của nó là tập trung nghiên cứu toàn diện về Nhật Bản, phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Tháng 11 năm 1993, Việt Nam và Nhật Bản cùng phối hợp tổ chức tại Hà Nội: "Tháng văn hóa kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản".

Những hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước ngày càng được tăng cường với sự tham gia của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, qua đó nhân dân Việt Nam và Nhật Bản ngày càng hiểu biết nhau hơn. Trong năm 1998, công ty may Ngân An sang Osaka để tham dự triển lãm hàng thủ công Châu Á tại 3 thành phố Osaka , Sakai và Nagoya. Hay áo dài – một nét độc đáo của văn hóa Việt Nam đã có dịp trình diễn tại Nhật Bản. Festival văn hóa Việt Nam tại Tokyo đã diễn ra trong 2 ngày 7 – 8/4/2001. Bộ sưu tập "Áo dài mùa xuân" của Việt Nam đã thực sự cuốn hút người Nhật. Về phía Nhật Bản, đàn ba dây của Nhật Bản Sanmisen, kịch No, Kabuki...cũng đã ra mắt khán giả Việt Nam, đoàn nhạc Asean Fantasy Orchesta (AFO) đã sang Việt Nam biểu diễn vào tháng 8/2003 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Các hoạt động hợp tác giao lưu văn hóa đã được tiến hành chủ yếu thông qua Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản. Những sách báo, thông tin về kinh tế, phong tục tập quán, ngôn ngữ, du lịch Việt Nam cũng ngày càng được truyền bá rộng rãi trong xã hội Nhật khiến quan hệ đôi bên ngày càng trở nên gần gũi. Các hoạt động du lịch đến Việt Nam cũng không ngừng tăng lên, người Nhật sống thường trú ở Việt Nam mỗi ngày một đông. Phía Nhật cũng chủ động giúp chúng ta bảo quản các di sản văn hóa như các tài liệu Hán Nôm và hợp tác nghiên cứu các tài liệu quý giá trong kho tàng văn hóa của Việt Nam.

Ngoài các hoạt động kể trên, nhiều phim của Nhật Bản đã được chiếu ở Việt Nam, nhiều tác phẩm văn học Nhật Bản cũng đã được dịch ra tiếng Việt, giới thiệu đến khán giả Việt Nam. Trong tháng 11/2003 tuần lễ liên hoan phim Nhật Bản cũng

47

đã được tiến hành tại Hà Nội. Trong giai đoạn từ 1992 đến 2003, so với các lĩnh vực văn hóa khác thì các hoạt động giao lưu, hợp tác về giới thiệu điện ảnh và dịch thuật, giới thiệu văn học giữa hai nước vẫn còn quá khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu và tiềm năng phát triển của hai nước.

Có thể nói từ năm 2000 trở đi, trong quan hệ văn hóa giữa hai nước có bước tiến lớn cùng với các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật song phương nở rộ. Hàng năm, Festival Văn hóa – Du lịch Việt Nam được tổ chức tại nhiều thành phố của Nhật Bản, và ngược lại Lễ hội văn hóa Nhật Bản cũng được tổ chức ở Việt Nam, thu hút sự chú ý của nhân dân hai nước. Năm 2002, lãnh đạo cấp cao hai nước nhất trí xây dựng quan hệ Việt Nam – Nhật Bản theo phương châm "đối tác tin cậy, ổn định lâu dài". Đáng chú ý, năm 2003 là dấu mốc quan trọng kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (21/9/1973 - 21/9/2003/) và năm giao lưu Nhật Bản – ASEAN, đã diễn ra nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc, thi đấu thể thao, triển lãm giới thiệu tranh ảnh Nhật Bản và nhiều cuộc hội thảo khoa học Việt – Nhật về các chủ đề khác nhau tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác ở Việt Nam. Ngoài ra, trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí phát thanh, và đặc biệt là truyền hình đã dành nhiều thời gian, nhiều chương trình giới thiệu về đất nước, con người, và các lĩnh vực khác nhau của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Nhật Bản. Thông qua đó, người Việt Nam càng có cơ hội hiểu biết sâu sắc hơn về Nhật Bản. Đồng thời, phía Nhật cũng phối hợp tổ chức "những ngày văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản" diễn ra tại nhiều thành phố như Tokyo, Osaka, Yokohama...nhằm giới thiệu cho người Nhật hiểu rõ hơn về đặc sắc văn hóa Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Có thể nói, năm 2003 đã đánh dấu 30 năm phát triển không ngừng của tình hữu nghị giữa hai nước, là nền tảng của sự hợp tác hữu hiệu và tin cậy sâu sắc, góp phần củng cố hòa bình thế giới, an ninh, sự thịnh vượng châu Á và thế giới.

Các cuộc viếng thăm của quan chức cấp cao hai nước ngày càng trở nên thường xuyên và liên tục. Sau các chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Koizumi ( tháng 4/2002) và chuyến thăm Nhật Bản của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh (tháng 10/2002), quan hệ giữa hai nước đã được nâng

48

lên một nấc thang mới với tinh thần "cùng hành động, cùng tiến bước, thúc đẩy quan hệ - ổn định lâu dài và tin cậy lẫn nhau". Trong chuyến thăm Việt Nam 7/2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký kết tuyên bố chung "Vươn tầm cao mới của quan hệ đối tác bền vững". Năm 2005, Chính phủ Nhật Bản cử phái đoàn giao lưu văn hóa đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện đặc biệt quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản là ngày 9/10/2006, trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam và Nhật Bản đã tiến hành hội đàm và ký kết tuyên bố chung Nhật – Việt về đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á[72]. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho việc tăng cường hơn nữa giao lưu văn hóa giữa hai nước trong tương lai.

Năm 2006 được coi là Năm Xúc tiến giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản với sự kiện Festival Nhật Bản 2006 được tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô lớn chưa từng có. Phía Nhật Bản có tới 800 người tham gia trong các chương trình giao lưu thể thao, giao lưu văn hóa – nghệ thuật, giao lưu nhạc nhẹ và Giao lưu kinh tế [39]. Tháng 11 năm 2007, hai bên đã ký tuyên bố chung "Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản" và "Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược". Năm 2008, Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam chính thức hoạt động đã tạo nên những động lực quan trọng thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai nước. Đây là một số ít Trung tâm giao lưu văn hóa của Nhật được thành lập tại nước ngoài, nhấn mạnh vai trò đặc biệt của văn hóa trong việc tăng cường quan hệ hai nước trên các lĩnh vực khác. Các hoạt động giao lưu văn hóa Nhật Bản diễn ra rất thường xuyên tại Việt Nam. Tại thủ đô Hà Nội, có rất nhiều sự kiện văn hóa được tổ chức một cách rộng khắp và thường xuyên tại các thành phố và các địa phương tại Việt Nam với quy mô lớn, trong các năm hầu như tháng nào cũng có một sự kiện văn hóa như hòa nhạc, biểu diễn võ thuật, liên hoan phim, biểu diễn trà đạo, triển lãm du học hay thi hùng biện tiếng Nhật, thể hiện sự đa dạng của các hoạt động tuyên truyền văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam.

Ngay từ khi mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản được nâng tầm thành "quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh của khu vực Châu Á" vào năm 2008, Cựu bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Masahiko Komura đã nhận định: "Một trong

49

những yếu tố quan trọng nhất để hiện thực hóa "quan hệ đối tác chiến lược" Việt Nam – Nhật Bản là giao lưu con người" [60]. Việc tăng cường hợp tác, giao lưu trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xúc tiến hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Nhật Bản chính là nền tảng của mọi hợp tác. Từ đầu năm 2008, hướng tới kỷ niệm trọng thể 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, cả hai nước Việt Nam và Nhật Bản đều tiến hành nhiều hoạt động thiết thực. Nhân dịp này nhiều hoạt động kỷ niệm phong phú như trao đổi các đoàn các cấp, các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa, thương mại đầu tưu, du lịch giữa hai nước đã tổ chức rầm rộ. Đặc biệt phải kể đến "Đại nhạc hội Việt – Nhật" với tên gọi "Giấc mơ về một nền hòa bình" là hoạt động quan trọng nhất và đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ song phương kéo dài hơn ba thập kỷ qua có một chương trình âm nhạc lớn được dàn dựng công phu và trọng thể tại Việt Nam với sự tham gia của nhiều ca sỹ nổi tiếng Nhật Bản. Đây cũng là lần đầu tiên nhiều ca sỹ có tên tuổi của Việt Nam có dịp được giới thiệu tới công chúng Nhật Bản qua các kênh truyền hình trung ương của cả hai nước. Hay Diễn đàn giao lưu văn hóa Nhật – Việt được tổ chức vào tháng 3/2008 với sự tham gia của đông đảo giới tri thức hai nước thuộc các lĩnh vực: đào tạo nguồn nhân lực, bảo tồn di sản văn hóa, giao lưu tri thức, giao lưu văn hóa, văn nghệ…, bàn về việc thúc đẩy hơn nữa giao lưu văn hóa Việt – Nhật. Bên cạnh đó,

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản cũng là sự kiện quan giao lưu văn hóa quan trọng nhất giữa Việt Nam và Nhật Bản, được tổ chức hàng năm tại Nhật Bản và Việt Nam. Lễ hội Việt Nam tại Nhật lần đầu được tổ chức vào năm 2008 nhằm trao đổi văn hóa giữa hai quốc gia và cũng là hoạt động để chào mừng 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, thu hút khoảng 150.000 người tham gia và đặc biệt Thái tử Nhật Bản cũng đã tới tham dự. Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản năm 2012 đã được tổ chức vào các ngày 15 và 16/9 tại công viên Yoyogi ở Tokyo. Lễ hội lần này đánh dấu chặng đường 5 năm và củng cố thêm mối quan hệ thân thiết giữa hai dân tộc Việt Nam – Nhật Bản. Đây cũng là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỉ niệm 40 năm thiết lập mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản vào năm 2013. Lễ hội giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản là một lễ hội được tổ chức vào tháng 8 hàng năm tại Hội An. Lần đầu tiên lễ hội được tổ chức vào tháng 8 năm

50

2002. Mục đích của lễ hội là gợi nhớ lại chặng đường quan hệ lâu đời, gắn bó, thân thiết giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đáng chú ý đó là Lễ hội hoa Anh đào tại Hà Nội

Một phần của tài liệu Quan hệ văn hóa việt nam nhật bản giai đoạn 1992 2013 (Trang 50 - 57)