Kiến nghị chính sách thúc đẩy hợp tác văn hóa

Một phần của tài liệu Quan hệ văn hóa việt nam nhật bản giai đoạn 1992 2013 (Trang 88 - 105)

7. Kết cấu luận văn

3.2. Kiến nghị chính sách thúc đẩy hợp tác văn hóa

Giai đoạn từ 1992 trở lại đây được xem là giai đoạn gặt hái được nhiều thành công trong quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hai nước đã tích cực chú trọng, đầu tư vào các hoạt động giao lưu văn hóa, hỗ trợ lẫn nhau trong việc quảng bá hình ảnh đất nước mình cũng như đón nhận nhiệt tình, tìm tòi và tiếp nhận một cách cởi mở luồng văn hóa của nước bạn. Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường VIP (gồm 3 nước Việt Nam, Indonesia, Philippines) mà Nhật Bản đang tìm kiếm đầu tư để thay thế thị trường Trung Quốc nhiều rủi ro. Để nắm bắt cơ hội này, việc tăng cường giao lưu văn hóa, hoa học kỹ thuật, giáo dục...là vô cùng quan trọng, bởi nó tạo nền tảng vững vàng cho sự hợp tác trên các lĩnh vực khác. Dựa trên những thành quả đã đạt được của hai nước, ý kiến cá nhân tôi thấy cần phải có một số phương thức hợp tác như sau:

Hai nước đang trong giai đoạn hợp tác tốt nhất trong lịch sử quan hệ 40 năm qua.Chưa bao giờ, quan hệ văn hóa được chú trọng và đề cao như lúc này. Có lẽ, các cuộc triển lãm về văn hóa truyền thống (sản phẩm thủ công truyền thống, nghệ thuật biểu diễn truyền thống…), festival văn hóa, cử các đoàn nghệ thuật sang biểu diễn tại nước bạn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa – đất nước – con người Việt Nam tại Nhật, các cuộc hội thảo quốc tế về văn hóa Việt Nam… sẽ là những phương tiện tốt để truyền bá văn hóa nước ta tới nhân dân Nhật Bản.

Cả hai nước nên tiếp tục hợp tác bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc. Việt Nam cần phải học tập thêm kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc xây dựng khu di tích văn hóa kết hợp với phát triển du lịch tại địa phương, Tổ chức ngày Việt Nam tại Nhật Bản và festival văn hóa Việt Nam – Nhật Bản định kỳ hằng năm ở Nhật Bản, mở rộng tại nhiều địa phương (hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ tổ chức định kỳ tại Đà Nẵng - Hội An).

83

Về giao lưu nhân dân nên tăng cường giao lưu kết nghĩa giữa các thành phố lớn của Việt Nam và Nhật Bản, mở rộng giao lưu ở tất cả các cấp độ từ nhỏ đến lớn (từ các cơ quan, trường học, các địa phương, các thành phố cho đến cả nước); Tiếp tục các diễn đàn đối thoại văn hóa và giao lưu nhân dân, thúc đẩy giao lưu nhân dân phát triển cả về "chất" và "lượng"

Về nghiên cứu, giáo dục nên triển khai rộng rãi hợp tác nghiên cứu giữa các cơ quan nghiên cứu và các trường đại học của Việt Nam và Nhật Bản với sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ và các quỹ khác. Bên cạnh các nguồn học bổng của chính phủ, cần tìm thêm các nguồn mới để thúc đẩy du học, trao đổi sinh viên, các trường nên có chế độ ưu đãi đặc biệt để thu hút sinh viên Nhật Bản du học. Ngoài ra cũng nên tăng cường hợp tác đào tạo theo hình thức du học tại chỗ. Việt Nam đang trên đà phát triển, rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, Nhật Bản là một quốc gia phát triển, có một chế độ giáo dục ưu việt, có thể giúp Việt Nam nâng cao chất lượng giáo dục. Chính phủ Việt Nam và các bộ ngành liên quan cần xây dựng cơ chế pháp lý để các tổ chức, cá nhân và nhà nước có thể hợp tác mở các trường đại học liên kết Việt - Nhật.

Về đào tạo tiếng Nhật, cần chú trọng tới việc đào tạo tiếng Nhật cho người Việt, đồng thời tăng cường hoạt động nghiên cứu Nhật Bản học. Nhật Bản đã làm tốt việc truyền bá ngôn ngữ của họ ra Thế giới. Việt Nam cũng nên học tập họ trong việc phát triển giảng dạy tiếng Việt bằng các hình thức như tiếp tục mở rộng đào tạo tiếng Nhật ở cấp THCS ở Việt Nam và thí điểm dạy tiếng Nhật từ bậc tiểu học, cần đưa tiếng Nhật trở thành một trong những ngoại ngữ phổ biến trong công tác tuyển sinh, tuyển dụng tại Việt Nam; cử giáo viên sang giảng dạy tại các cơ sở đào tạo của nước bạn, cung cấp các chương trình học bổng học tiếng Việt tại Việt Nam cho sinh viên Nhật Bản…Đó là bởi trong "quan hệ đối tác chiến lược" cần phải hiểu biết lẫn nhau một cách sâu sắc, và ngôn ngữ là một công cụ không thể thiếu. Bên cạnh đó, cũng cần thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Việt bằng hình thức các trường đại học Việt Nam liên kết, hợp tác giảng dạy tiếng Việt tại các trường đại học Nhật Bản. Đối với hoạt động nghiên cứu, cần tăng cường các chương trình nghiên cứu tập thể cho học giả hai nước cũng như đẩy mạnh xã hội hóa các thành quả nghiên cứu. Hy vọng tới

84

đây, quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ phát triển ngày một tốt đẹp hơn, xứng tầm trong mối quan hệ toàn diện giữa hai nước. Ngoài ra, ngoài kênh của chính phủ, chúng ta cũng cần thu hút sự quan tâm của các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp, công ty… trong việc thực hiện trao đổi, giao lưu, hợp tác văn hóa. Thực ra, chính những đơn vị nhỏ này là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp. Ví dụ, nếu các công ty, xí nghiệp Nhật Bản trước khi tuyển tu nghiệp sinh Việt Nam có tổ chức các khóa học tiếng Nhật và giới thiệu về văn hóa, tập quán sinh hoạt của người Nhật Bản, thì những người này sẽ không bị bỡ ngỡ khi bước chân vào môi trường làm việc tại Nhật Bản. Hoặc, công việc này cũng có thể thực hiện bởi các công ty Việt Nam làm công việc môi giới, giới thiệu tu nghiệp sinh, thực tập sinh sang Nhật.

Về các hoạt động giao lưu văn hóa, Việt Nam cũng cần phải học tập các kinh nghiệm của bạn bè quốc tế, trong đó có Nhật Bản về việc tiến hành các hoạt động ngoại giao văn hóa để xây dựng đường lối, chính sách và các bước đi cho nền ngoại giao văn hóa Việt Nam một cách thiết thực và hiệu quả nhất; từ đó tăng cường củng cố quan hệ giữa nước ta với các nước khác trên thế giới, tạo tiền đề cho những hợp tác vững chắc trong tương lai và tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đạt những bước phát triển mạnh mẽ để nhanh chóng trở thành một đất nước giàu mạnh. Nhật Bản có cách thức tiến hành ngoại giao văn hóa khá độc đáo khi nước này khá coi trọng việc "hấp thụ một cách sáng tạo" các yếu tố văn hóa của nước ngoài để tạo nên cho nền văn hóa của mình những nét sống mới. Chính cách thức này đã tạo nên sự thoải mái và cởi mở cho quá trình giao lưu, trao đổi văn hóa giữa Nhật Bản với các dân tộc khác, nâng cao hiệu quả của quá trình triển khai các chính sách ngoại những tiếp cận trong các lĩnh vực khác trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều, giúp cho việc thực hiện các ràng buộc trên các lĩnh vực này hiệu quả hơn. Đây chính là bài học mà Việt Nam có thể học tập từ quốc gia gần gũi này để áp dụng vào việc triển khai các chính sách ngoại giao văn hóa nói riêng và chính sách đối ngoại nói chung.

Ở nước ta, mặc dù việc đề cập và nghiên cứu mảng đề tài liên quan đến ngoại giao văn hóa mới được xúc tiến trong những năm gần đây đặc biệt với việc lấy năm 2009 làm năm ngoại giao của Văn hóa Việt Nam nhưng trên thực tế thì các

85

hoạt động mang tính ngoại giao văn hóa đã có từ rất lâu đời. Đi sâu vào nghiên cứu về ngoại giao văn hóa – một xu thế đối ngoại hiện đại của các nước trên thế giới không chỉ của Việt Nam mà còn của các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia đã gặt hái được không ít thành tựu trong lĩnh vực này là một yêu cầu cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh hiện nay. Hơn nữa, Việt Nam là nước đang phát triển xếp vào hàng thu nhập quốc dân thấp nhất trên thế giới. Do đó nhu cầu tăng cường hơn nữa đầu tư cho phát triển văn hóa kết hợp với đẩy mạnh giao lưu để nhanh chóng khắc phục sự chênh lệch trong hợp tác phát triển văn hóa cần phải được chú trọng. Chúng ta cần học tập kinh nghiệm của bạn bè quốc tế, trong đó có Nhật Bản về việc tiến hành các hoạt động ngoại giao văn hóa để xây dựng đường lối, chính sách và các bước đi cho nền văn hóa Việt Nam một cách thiết thực và hiệu quả nhất; Từ đó tăng cường, củng cố quan hệ giữa nước ta với các nước khác trên thế giới, tạo tiền đề cho những hợp tác vững chắc trong tương lai và tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đạt những bước phát triển mạnh mẽ để nhanh chóng trở thành một đất nước giàu và mạnh.

Xét trên phương diện quản lý nhà nước cấp vĩ mô, nhà nước Việt Nam cần xây dựng các chính sách truyền bá văn hóa hiệu quả để truyền bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài, cũng chính là thực hiện một trong bốn mục tiêu và phương hướng quan trọng mà Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về chăm lo phát triển văn hóa (2011) đã đề ra: “Đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học, nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới. Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa của các nước, giới thiệu cá tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công chúng Việt Nam. Ngăn chặn, đẩy lùi, vô hiệu hóa sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm đồi trụy, phản động từ nước ngoài vào nước ta; bồi dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng nhất là thế hệ trẻ” [42]. Khi đề ra các chính sách và chiến lược truyền bá văn hóa, cần chú ý đến việc mở rộng phương thức truyền bá thông qua du lịch, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật và giao lưu văn hóa với nước ngoài. Cụ thể như:

Đầu tiên cần chú trọng mở rộng phương thức truyền bá văn hóa. Ngoài việc truyền bá văn hóa thông qua phương tiện thông tin đại chúng, con người,…cần chú

86

ý đến việc truyền bá văn hóa thông qua du lịch, các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với Nhật Bản, biểu diễn nghệ thuật của Việt Nam ở Nhật Bản. Ngày nay bên cạnh các loại hình du lịch, du lịch văn hóa được xem như sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch, chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, lễ hội truyền thống,… Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến vấn đề tài chính, trợ cấp cho các hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở Nhật Bản.

Tiếp đến, cần chú trọng việc hệ thống hóa và thực hiện từng bước các hoạt động truyền bá văn hóa. Trước khi giới thiệu văn hóa Việt Nam đến Nhật Bản thì trước hết cần phải tìm hiểu rõ về tính chất, đặc điểm của văn hóa Nhật Bản và tìm được công cụ truyền tải thích hợp. Đối với vấn đề hệ thống hóa hoạt động truyền bá văn hóa đến Nhật Bản, cần có sự phối hợp hoạt động của các bộ ban, ngành,…có liên quan như Bộ VHTTDL, Đại sứ quán Nhật Bản và Việt Nam,….Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật Bản phải tiếp thu nắm vững chính sách truyền bá văn hóa của nước mình, sau đó tùy thuộc vào hoàn cảnh, đặc điểm văn hóa của Nhật Bản tổ chức các hoạt động văn hóa đạt hiệu quả. Nên phối hợp với cộng đồng người Việt tại Nhật Bản để các hoạt động truyền bá văn hóa lan truyền nhanh hơn. Đối với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, chúng ta cần thiết lập mối quan hệ thân thiết, gần gũi, kêu gọi phía Nhật tham gia các lễ hội, các hoạt động kỷ niệm quan hệ hai nước, nhân dịp đó giới thiệu và giúp người Nhật hiểu sâu sắc hơn văn hóa Việt Nam. Đối với các tổ chức Nhật Bản tại Việt Nam, cần thu hút từ họ nguồn viện trợ cho các hoạt động văn hóa.

Ngoài ra, càng ngày càng có nhiều khách du lịch, đối tác, tồ chức, cá nhân….Nhật Bản đến Việt Nam, muốn giúp họ hiểu hơn về văn hóa Việt thì trước hết phải củng cố lại an ninh, an toàn của xã hội và chất lượng mạng lưới phục vụ. Có như vậy mới tạo được niềm tin cho khách Nhật Bản về đất nước, con người Việt Nam.

Một điều quan trọng nữa đó là muốn giới thiệu và truyền bá văn hóa thì trước tiên bản thân người Việt Nam phải được giáo dục, hiểu được sâu sắc giá trị văn hóa của nước mình, đặc biệt là thế hệ trẻ. Cũng cần phải chú ý đến khả năng truyền bá văn hóa của người Việt ở Nhật Bản, bởi vì ở bất cứ đâu, trong cương vị nào, bên

87

cạnh những hoạt động hướng về Tổ quốc, họ còn có trách nhiệm mang hình ảnh đất nước mình ra thế giới.

Về phía Chính phủ và Nhà nước, ngoài việc tổ chức các hoạt động giao lưu và giới thiệu văn hóa như cử các đoàn đi trình diễn văn hóa, nghệ thuật và tham gia các hội chợ quốc tế, triển lãm quốc tế,…Việt Nam có thể đầu tư mở rộng quảng bá trên các phương tiện truyền thông quốc tế lớn. Chính phủ nên tạo điều kiện cho các sinh viên, nghiên cứu sinh Nhật Bản để họ có cơ hội tiếp cận với văn hóa Việt Nam.

Như vậy, Việt Nam muốn xây dựng một cách có hệ thống các hoạt động truyền bá văn hóa của mình, trước hết bản thân người Việt phải có sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa của nước mình, có ý thức và mong muốn đem văn hóa bản địa đi giới thiệu với bạn bè quốc tế; thêm vào đó cần thiết lập một trật tự xã hội an toàn và dịch vụ ổn định để thu hút người Nhật Bản đến Việt Nam. Bên cạnh đó, vấn đề tìm hiểu kỹ càng và thiết lập kế hoạch, chinh sách quảng bá và đầu tư cho quảng bá văn hóa cũng là vấn đề cốt lõi cần được chú ý. Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa đặc sắc, đi đôi với việc bảo tồn, giữ gìn văn hóa là việc quảng bá văn hóa, cũng như đi đôi với việc tiếp nhận văn hóa nước ngoài là việc truyền bá lại văn hóa của nước mình.

Tiểu kết

Tuy còn có một số trở ngại, khó khăn nhất định, song với quan điểm phát triển và nhìn vào xu hướng của quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản thì mặt thuận lợi vẫn là chủ yếu. Một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, phát triển và tích cực hội nhập quốc tế, khu vực là lợi ích của nước Nhật Bản. Theo đó, Chính phủ Nhật Bản cũng đã tỏ rõ sự coi trọng quan hệ với Việt Nam, ủng hộ đường lối và chính sách của Việt Nam. Còn Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định chính sách lâu dài và nhất quán là coi trọng, không ngừng củng cố phát triển và mở rộng quan hệ văn hóa với Nhật Bản. Mặc dù cả hai bên ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác văn hóa giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản, hai nước vẫn cần có những chính sách cụ thể trong việc phát triển quan hệ văn hóa và cần tăng cường hiểu biết lẫn nhau bằng các cam kết, các hiệp định và các hoạt động giao lưu trao đổi. Hai nước cũng nên đẩy mạnh hơn nữa các cuộc gặp gỡ lãnh đạo cấp cao, trao đổi và hợp tác giữa các cấp, các ngành và địa phương để góp

88

phần làm tăng thêm sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Đối với Việt Nam, để có thể phát triển đất nước, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì việc tranh thủ nguồn vốn, kinh nghiệm và sự ủng hộ từ bên ngoài trong đó có Nhật Bản là điều rất quan trọng. Việt Nam ủng hộ việc Nhật Bản mở rộng vai trò và đóng góp tích cực vào sự nghiệp hòa bình, an ninh, thúc đẩy hợp tác cùng phát triển ở khu vực và thế giới. Có thể nói, quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản là mối quan hệ bình đẳng,

Một phần của tài liệu Quan hệ văn hóa việt nam nhật bản giai đoạn 1992 2013 (Trang 88 - 105)