7. Kết cấu luận văn
2.1.2. Các hình thức giao lưu
Năm 1992 đánh dấu mốc quan trọng khi Nhật Bản mở lại viện trợ cho Việt Nam. Nhật Bản đã dành cho Việt Nam nguồn vốn ODA lớn trong giai đoạn này để xây dựng các cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị văn hóa thông tin. Nhật Bản đã tập trung hỗ trợ phát triển các cơ sở hạ tầng có quy mô lớn như đường xá, nhà máy điện,... bên cạnh đó, Nhật Bản cũng hỗ trợ Việt Nam thực thi chính sách Đổi mới trên phương tiện phần mềm như nghiên cứu về đường lối chuyển đổi sang nền kinh tế theo định hướng thị trường, hoàn thiện hệ thống pháp luật,....
Năm 1995, Nhật Bản đã thỏa thuận viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam tổng cộng 10,5 triệu Yên, trong đó có một phần không nhỏ được dành cho các hoạt động văn hóa [10]. Năm 1997, viện trợ không hoàn lại 50 triệu Yên cho “Nhà chiếu hình vũ trụ” thành phố Vinh. Năm 2000, viện trợ giúp đoàn Judo Việt Nam trị giá 32,7 triệu Yên.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn nhận được sự giúp đỡ của Nhật Bản trong chương trình "Viện trợ văn hóa không hoàn lại quy mô lớn và Viện trợ văn hóa không hoàn lại quy mô nhỏ". Từ năm 2000, Chính phủ Nhật Bản đã đưa vào thực hiện một chương trình viện trợ mới tại Việt Nam với tên gọi “Viện trợ Văn hoá không hoàn lại quy mô nhỏ” (Grant Assistant for Cultural Grassroots Projects) nhằm góp phần xúc tiến giao lưu văn hoá và tăng cường giáo dục, với tổng trị giá của một dự án khoảng 10 triệu Yên (tương đương khoảng 1, 32 tỷ VNĐ). Từ năm 1993 đến nay đã có hàng chục dự án viện trợ văn hóa không hoàn lại quy mô lớn trong các lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa, cung cấp thiết bị nghe nhìn, thiết bị giáo dục, thiết bị thể thao cho Việt Nam...bên cạnh đó, còn có chương trình Viện trợ văn hóa không hoàn lại quy mô nhỏ do Đại sứ quán Việt Nam trực tiếp tiến hành từ năm 2000 đến nay, mỗi năm có khoảng 1 - 2 dự án dành cho các địa phương, các cơ quan nghiên cứu, giáo dục, các trường đại học...cung cấp các thiết bị sử dụng trực tiếp cho các hoạt động văn hóa, giáo dục bậc cao, cũng như hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục phổ thông ở vùng sâu, vùng xa của Việt Nam.
Trong chiến lược phát triển của mình, Việt Nam coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Việc giao lưu, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa từ các nền văn hóa trên
52
thế giới là cốt yếu để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Còn đối với Nhật Bản, giao lưu văn hóa dựa trên ba trụ cột là truyền bá, hấp thu và cộng sinh. Đó là dạng thức văn hóa tự thân truyền bá ra ngoài, hấp thu tinh hoa văn hóa ngoại quốc, trong quá trình giao lưu học hỏi phát triển, sáng tạo ra cái mới. Với ý nghĩa đó, hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước luôn được coi trọng, thường xuyên các hoạt động giao lưu được diễn ra, góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước. Cùng với các kênh hợp tác giữa Chính phủ, Quốc hội, chính đảng hai nước, hợp tác, giao lưu giữa các địa phương, các tổ chức hữu nghị, giữa nhân dân hai nước đã giúp quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển sâu rộng hơn, đa dạng hơn và ngày càng hiệu quả. “Ngoại giao nhân dân” đóng góp quan trọng vào việc củng cố nền tảng của tình hữu nghị và sự phát triển bền vững, lâu dài của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản. Ngược lại, nỗ lực của Chính phủ hai bên giúp tạo môi trường, điều kiện ngày càng thuận lợi để tăng cường sự giao lưu và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
Cả Việt Nam và Nhật Bản đều có chung mong muốn phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước mà yếu tố nền móng xây dựng nên mối quan hệ tốt đẹp này là văn hóa. Cả hai nước đã chính thức trở thành đối tác chiến lược của nhau vào năm 2006, vì vậy việc mở rộng mối giao lưu hai nước về văn hóa thực sự là một việc cần thiết. Hai nước đã đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau.
Đầu tiên phải kể đến đó là truyền bá hình ảnh đất nước thông qua các phương tiện truyền thông. Phương tiện truyền thông bao gồm rất nhiều yếu tố có thể là internet, âm nhạc, sách báo, phim ảnh, truyện tranh,...Những phương tiện này rất hữu ích bởi tính lan truyền nhanh, mạnh và bao phủ trên diện rộng. Sự phát triển của công nghệ internet thông qua các website, mạng youtube,.. đã thực hiện tốt vai trò hậu thuẫn trong việc truyền tải văn hóa giữa hai nước Việt Nhật với nhau. Hai nước đã tổ chức các buổi biểu diễn âm nhạc, giới thiệu đến nhau không chỉ các nhạc cụ dân tộc mà còn giao lưu, học hỏi lẫn nhau thông qua việc Việt Nam tham dự các buổi liên hoan âm nhạc tại Nhật Bản hay tuần lễ phim Nhật Bản tại Việt Nam. Hai bên cũng đã cử được nhiều đoàn sang thăm, làm việc, biểu diễn nghệ thuật, tham dự
53
triển lãm, liên hoan phim, tổ chức Lễ hội ở tại mỗi nước. Bên cạnh đó, với trường hợp của Nhật Bản, truyện tranh và phim ảnh là hai hình thức giúp người Việt đặc biệt là giới trẻ tiếp nhận nhanh hơn văn hóa Nhật. Bởi lẽ khi đọc truyện tranh hay xem phim khán giả phần nào cảm thấy dễ thấu hiểu, gắn bó hơn với chính đất nước, nơi câu chuyện diễn ra một cách sống động và chân thực. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, bộ phim “Người cộng sự” chính thức phát sóng trên VTV1 và phát cùng ngày tại Nhật Bản vào 29/9/2013. Phim “Người cộng sự” là dự án hợp tác sản xuất giữa Đài Truyền hình Việt Nam VTV và Đài Truyền hình Người cộng sự” được quay ở nhiều thành phố của Việt Nam và Nhật Bản mang một ý nghĩa đặc biệt, giúp khán giả hiểu hơn về mối quan hệ hữu nghị cao đẹp giữa 2 nước, đó không chỉ là thành quả của 40 năm, mà còn có sự vun đắp của nhiều thế hệ trước đây, đưa đến một góc nhìn sinh động và chân thực về tình hữu nghị thủy chung và tình bạn cao cả giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
Bên cạnh đó không thể không kể đến sự lan truyền và tiếp xúc văn hóa giữa hai nước thông qua mạng xã hội. Mặc dù đây là một phần của truyền thông nhưng có thể tách riêng ra một mục khác bởi tính chất của nó. Mạng xã hội không chỉ đơn thuần là Facebook hay Twiter,..mà còn bao gồm các diễn đàn. Đây thực sự là nơi để trao đổi và tìm hiểu về văn hóa bởi nó là nơi tập hợp các bài viết và thông tin từ các cá nhân am hiểu về một lĩnh vực nào đó, trong trường hợp này là văn hóa Việt Nam và Nhật Bản. Có rất nhiều các diễn đàn về văn hóa với rất nhiều thông tin, sự chia sẻ hình ảnh đất nước con người, văn hóa - phong tục tập quán của mỗi nước. Sức mạnh của mạng xã hội đã mang hình ảnh của Việt Nam đến gần với Nhật Bản và ngược lại đối với người dân Việt Nam, hình ảnh đất nước mặt trời mọc cũng không còn xa lạ.
Tiếp đến là việc cả hai nước đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa. Hoạt động giao lưu này thể hiện ở hai góc độ: thứ nhất, Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam về lĩnh vực văn hóa; thứ hai, Việt Nam và Nhật Bản đã phối hợp thực hiện các hoạt động giao lưu văn hóa tại hai nước. Về vấn đề viện trợ, tính đến năm 2013, có khoảng hơn 20 dự án viện trợ văn hóa không hoàn lại từ phía Nhật
54
Bản tới Việt Nam. Các dự án phong phú về nhiều mặt như âm nhạc, di tích lịch sử, giáo dục,...và sâu sắc về chất lượng. Thông qua các chương trình viện trợ, Nhật Bản đã khéo léo truyền tải văn hóa của nước mình cũng như tạo điều kiện cho Việt Nam quảng bá hình ảnh của nước mình trên đất nước Nhật. Các hoạt động giao lưu văn hóa chính thức sôi nổi khi Nhật Bản kí kết hợp tác với Cục hợp tác quốc tế - Bộ văn hóa Việt Nam vào năm 1991. Từ đó đến nay, các hoạt động giao lưu văn hóa diễn ra thường xuyên, đặc biệt là những dịp kỉ niệm 5 năm một lần ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Các hoạt động này đã giúp Việt Nam và Nhật Bản rất nhiều trong việc giới thiệu văn hóa bản địa.
Ngoài ra, thông qua các hoạt động nghiên cứu, học tập tiếng Việt tại Nhật Bản và tiếng Nhật tại Việt Nam giúp hai nước có cái nhìn sâu sắc, toàn diện và rõ ràng hơn về nhau. Việc chú trọng và phát triển về chuyên ngành Nhật Bản và Việt Nam ở hai nước giúp cho sinh viên có nhiều cơ hội tiếp xúc, tìm tòi và học hỏi văn hóa của nước bạn. Thêm vào đó, số lượng người học tiếng Nhật ở Việt Nam ngày càng tăng do nhu cầu du học, tu nghiệp tại Nhật Bản và do các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều. Điều đó cũng chứng tỏ nhu cầu của người Nhật về việc nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu, thói quen, phong tục tập quán của người Việt ngày càng tăng. Do đó quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều hình thức: hợp tác giữa hai Chính phủ, giữa các trường học, giữa các tổ chức, giữa các cá nhân. Những năm gần đây, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam. Trong chuyến thăm Nhật Bản của Phó thủ tướng – Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân (cuối tháng 3/2008), hai bên đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật giúp Việt Nam đào tạo 1000 tiến sỹ cho Việt Nam đến năm 2020 và tăng học bổng trong 3 năm tới [5]. Nhờ có sự hỗ trợ từ phía Nhật Bản, Việt Nam đã thí điểm dạy tiếng Nhật tại một số trường phổ thông cơ sở tại Hà Nội và TP.HCM. Việt Nam cũng đã mời nhiều giáo sư, nhà nghiên cứu, chuyên gia Nhật Bản sang làm việc, truyền tải văn hóa Nhật Bản đến Việt Nam và ngược lại tiếp nhận văn hóa Việt Nam.
55
Cuối cùng là việc hai bên tăng cường nâng cao hình thức tiếp xúc nhân dân giữa hai nước. Trong khuôn khổ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản về mọi mặt, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, giáo dục, xã hội...rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân từ Nhật Bản đã đến sống và làm việc tại Việt Nam cũng như xuất phát từ nhu cầu học hỏi, tìm kiếm cơ hội phát triển rất nhiều người Việt Nam đã chọn Nhật Bản là nơi sinh sống, học tập và làm việc. Đây thực sự là một thuận lợi của hai nước trong việc truyền bá văn hóa, bởi không có một phương thức truyền tải nào hữu hiệu hơn con người. Hơn nữa, cả Việt Nam và Nhật Bản đang trở thành điểm đến du lịch lý tưởng. Lượng khách du lịch mà hai nước đến với nhau ngày càng tăng dần, và họ không chỉ đến để tìm hiều và khám phá mà còn đến để giới thiệu về văn hóa của đất nước mình. Cơ hội để Việt Nam và Nhật Bản tìm hiểu văn hóa của nhau thông qua tiếp xúc trực tiếp với con người không chỉ diễn ra tại nước bạn mà còn diễn ra trên chính đất nước mình. Hàng năm có hàng ngàn sinh viên, học sinh Việt Nam sang Nhật học tập cũng như rất nhiều các doanh nhân, kỹ sư, các nhà tài trợ tham gia các dự án tại Việt Nam. Chính những con người này đã góp phần lớn trong việc rút ngắn khoảng cách văn hóa giữa hai nước.
Như vậy, thông qua các hình thức giao lưu văn hóa khác nhau đã giúp cho quan hệ văn hóa Việt - Nhật ngày càng phát triển sâu sắc, góp phần quan trọng trong việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ văn hóa Việt – Nhật, cả Việt Nam và Nhật Bản đều nhận thấy mục tiêu cao nhất là tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Hai nước đã chia sẻ với nhau nhiều kinh nghiệm, mở ra nhiều tiềm năng mới trong quan hệ hợp tác, tạo nền tảng vững chắc để thực hiện mục tiêu hướng tới quan hệ đối tác chiến lược mà lãnh đạo hai nước đã đề ra từ năm 2006.