ViệtNam trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quan hệ văn hóa việt nam nhật bản giai đoạn 1992 2013 (Trang 44)

7. Kết cấu luận văn

1.4.2. ViệtNam trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản

Chiến tranh lạnh kết thúc dẫn đến trật tự thế giới bị xáo trộn, tạo ra những khoảng trống quyền lực cùng với sự mất an toàn do “thế cân bằng” bị phá vỡ, trước tình hình đó Nhật Bản buộc phải xem xét lại vị thế của mình. Dựa vào nền tảng kinh tế vững mạnh vốn có của mình, Nhật Bản đã từng bước điều chỉnh chính sách đối ngoại hết sức khôn khéo, mềm dẻo, với mục tiêu xây dựng một vị thế vững mạnh, độc lập và toàn diện hơn trên trường quốc tế. Nhận thức được tình hình thế giới và khu vực đã có nhiều thay đổi, cũng như hiểu rõ những khó khăn trước mắt, Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình theo ba hướng: Duy trì và nâng cấp Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ và tăng cường quan hệ với các nước phương Tây trong nhóm G7; Quay trở lại Châu Á nhằm giành vai trò chủ đạo ở khu vực; Tham gia hợp tác tích cực trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, gánh trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu và giành ghế Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an của tổ chức này.

Có thể nói chính sách đối ngoại của Nhật Bản không chỉ bảo vệ lợi ích quốc gia mà còn thực hiện chức năng kinh tế, Nhật Bản cũng đã có sự điều chỉnh cần thiết, phù hợp với sự đổi mới từ bên trong và bên ngoài. Khi phân tích chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam không thể không đề cập đến đường lối ngoại của Nhật Bản với Đông Nam Á. Nhu cầu đóng vai trò chủ đạo ở Châu Á có thể coi là một trong ba trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Tình hình quốc tế sau Chiến tranh lạnh đã có tác động mạnh đến các cường quốc lớn trong khu vực trong đó có Nhật Bản, cũng như các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Cả Nhật Bản cũng như các nước trong khu vực đều nhận thức được việc cần phải xây dựng Đông Nam Á, nhất là các nước Đông Dương thành khu vực hoà bình, ổn định vững chắc. Nhật Bản có ý định đóng vai trò là cầu nối giữa Đông Nam Á và Đông Dương, vì vậy Đông Nam Á luôn chiếm vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đặc biệt sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh. Nguyên nhân là do: Thứ nhất, đảm bảo lợi ích kinh tế của Nhật Bản vì Đông Nam

39

Á là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng đối với Nhật Bản. Hơn nữa, Đông Nam Á nằm trên con đường giao thương của Nhật Bản với các nước phương Tây nên khu vực này càng trở nên quan trọng hơn. Do đó, tăng cường quan hệ buôn bán Nhật Bản – ASEAN, đặc biệt là tăng cường đầu tư đã làm cho các nước này và Nhật Bản gắn bó với nhau hơn. Nhật Bản đã thực hiện các chính sách đầu tư, buôn bán, viện trợ nhằm duy trì vai trò chủ đạo kinh tế. Điều này được thể hiện rõ trong đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào châu Á. Từ tháng 3/1994 đến tháng 3/1995 đã tăng tốc độ kỷ lục 47% so với 11% tổng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ra nước ngoài trong cùng năm đó [35]. Do đó, việc điều chỉnh chính sách đối ngoại đối với khu vực Đông Nam Á, trong đó có các nước Đông Dương không chỉ đem lại sự phát triển kinh tế, ổn định khu vực mà còn mở rộng quan hệ kinh tế với các nước Đông Dương. Nhật Bản đã cố gắng nỗ lực để trở thành nước đứng đầu trên mọi lĩnh vực, có ảnh hưởng lớn trong khu vực. Chuyển hướng từ mục tiêu kinh tế sang mục tiêu chính trị - an ninh, Nhật Bản đã đưa ra những sáng kiến an ninh khu vực, tham gia giải quyết vấn đề Campuchia và duy trì Diễn đàn phát triển toàn diện Đông Dương. Nhật Bản cũng đã thông qua một biện pháp mang tính lâu dài đó là: Xây dựng lòng tin giữa Nhật Bản với các nước trong khu vực mà ở đó Đông Nam Á đóng một vị trí vô cùng quan trọng giúp Nhật Bản đạt được các mục tiêu đối ngoại của mình.

Thứ hai, tăng cường ổn định và liên kết khu vực. Đông Nam Á có tầm quan trọng đối với Nhật Bản không chỉ ở khía cạnh kinh tế mà cả ở khía cạnh ổn định và liên kết chung của khu vực. Do có lợi thế vị trí địa lý gần gũi, có những tương đồng về văn hóa, về lợi ích của ASEAN và Nhật Bản…nhu cầu liên kết khu vực đã xuất hiện và càng trở nên mạnh mẽ hơn sau Chiến tranh lạnh kết thúc và toàn cầu hóa tăng lên. Nhật Bản là nước có tiềm năng về mọi mặt lớn nhất khu vực, vì vậy mà nước này không chỉ có thể trợ giúp về kinh tế – kỹ thuật…mà còn duy trì lợi ích của khu vực, nhất là tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế.

Thứ ba, nâng cao vai trò và vị thế của Nhật Bản trong khu vực và thế giới. Chính sách đối ngoại tập trung vào khu vực Đông Nam Á vừa đem lại cho Nhật Bản lợi ích kinh tế vừa tạo thuận lợi về mặt địa chính trị bởi vì Đông Nam Á còn

40

được coi là tuyến phòng ngự vòng ngoài của Nhật Bản và là cửa ngõ trên con đường huyết mạch dẫn Nhật Bản tới vùng Trung Á và Châu Âu, vì thế mà nó có ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh quân sự lẫn an ninh kinh tế đối với xứ Phù Tang. Với những thuận lợi trên đã thúc đẩy Nhật Bản chủ trương tăng cường quan hệ mọi mặt với ASEAN cũng như quan hệ song phương với các nước thành viên, qua đó chuyển mối quan hệ này từ viện trợ và nhận viện trợ sang quan hệ hợp tác bình đẳng trên mọi lĩnh vực.

Hơn nữa, có thể nói chính sách của Nhật Bản đối với Việt Nam chính là nằm trong chính sách Đông Nam Á của Nhật Bản. Nếu Đông Nam Á có ý nghĩa với Nhật Bản ở Châu Á như thế nào thì Việt Nam cũng có tầm quan trọng đối với quốc gia này trong khối ASEAN như thế. Chính sách của Nhật Bản cũng như quan hệ Việt Nam – Nhật Bản thực sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ kể từ đầu những năm 1990 đến nay. Do biến đổi của tình hình quốc tế và khu vực đã tác động mạnh mẽ và gây ảnh hưởng sâu sắc đến từng quốc gia, xu thế hòa dịu, hợp tác đã trở nên nổi trội ở khu vực châu Á cũng như Đông Nam Á tạo điều kịện thuận lợi cho Nhật Bản. Trong bối cảnh đó, các nước Đông Nam Á cũng đã thay đổi thái độ với Việt Nam, nhất là khi mối lo ngại vấn đề bất ổn và xung đột lan rộng ở Campuchia đã được giải quyết. Tiếp đến là do chính sự thay đổi tình hình bên trong của Việt Nam đã tác động đến cách nhìn và chính sách của Nhật Bản đối với Việt Nam. Đặc biệt, chính sách đổi mới được khởi xướng tại Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 đã tạo ra bước ngoặt mới không chỉ trong kinh tế mà cả trong đường lối đối ngoại. Chính sách của Nhật Bản với Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu thế hiện ở các khía cạnh như sau:

Nhật Bản tiếp tục tăng cường quan hệ kinh tế với Việt Nam. Điều này thể hiện ở sự đầu tư viện trợ ngày càng tăng giữa hai nước. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước từ năm 1990 tăng đáng kể. Sự kiện đặc biệt quan trọng đó là năm 1992 Nhật Bản chính thức nối lại viện trợ cho Việt Nam. Nhật Bản là nước tài trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam. Trong các năm tài khóa từ 1991 đến 2002, tổng số ODA mà chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam đã đạt 927,8 tỷ yên, riêng khoản viện trợ không hoàn lại là 72,2 tỷ yên, cho vay tín dụng ưu đãi 805,6 tỷ yên hợp tác kỹ thuật 50 tỷ yên [78].

41

Đặc biệt, vào ngày 26 tháng 5 năm 1999 hai nước đã dành cho nhau “Quy chế tối huệ quốc về thuế” và xúc tiến việc ký kết Hiệp định thương mại song phương. Điều này cho thấy Nhật Bản đã tích cực ủng hộ công cuộc đổi mới của Việt Nam. Trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 8 năm 1994 thủ tướng Murayama đã cho rằng Nhật Bản muốn xây dựng quan hệ hợp tác rộng rãi với Việt Nam không chỉ trên lĩnh vực hợp tác kinh tế, mà cả trong lĩnh vực chính trị, văn hóa và các lĩnh vực hợp tác khác…Vì rằng sự phát triển của Việt Nam không những quan trọng với riêng Việt Nam mà còn rất quan trọng với Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương và của cả thế giới.

Ngoài ra do Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong các mục tiêu đối ngoại của Nhật Bản mà trước hết là mục tiêu trở lại Châu Á. Là một trong những thành viên của các tổ chức kinh tế, chính trị quan trọng của Châu Á và Đông Nam Á (APEC, ASEAN,…), Nhật Bản rất cần sự ủng hộ của Việt Nam trong mỗi bước đi tìm sự ủng hộ của cộng đồng châu lục này. Bởi vậy, Việt Nam đóng vai trò là cầu nối vững chắc cho Nhật Bản củng cố và nâng cao vị thế của mình ở khu vực Đông Nam Á. Riêng với tổ chức ASEAN, Việt Nam ngày càng giữ vị trí quan trọng nhờ sự mềm dẻo trong các chính sách đối ngoại của mình. Chính sách của Nhật Bản không chỉ thể hiện ở việc phối hợp các bên để giải quyết vấn đề Campuchia mà cả ở vai trò mở rộng khối này nhất là việc ủng hộ Việt Nam gia nhập ASEAN. Việc Nhật Bản tiếp tục tăng cường giúp đỡ và hợp tác với Việt Nam cũng là sự biểu hiện gián tiếp ủng hộ quan hệ trong nội bộ các nước Đông Nam Á mà Việt Nam là thành viên chính thức từ năm 1995. Việc Nhật Bản tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) cũng như các tổ chức quốc tế và diễn đàn quốc tế khác đã thể hiện vai trò tích cực của mình trong việc tìm kiếm cơ hội hợp tác và xây dựng lòng tin nhằm củng cố hòa bình và an ninh khu vực.

Bên cạnh đó, thách thức to lớn của Nhật Bản trên con đường chinh phục Châu Á là việc chạy đua cùng Trung Quốc. Với vị trí địa lý chiến lược vừa là láng giềng với Trung Hoa vừa kiểm soát một diện tích lớn trên con đường biển ngắn nhất nối hai đại dương qua Nhật Bản và Trung Quốc, Việt Nam là ưu tiên số một trong số các đồng minh địa chính trị của Nhật Bản hòng kiềm chế sức mạnh của Trung

42

Quốc. Đại diện Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã đánh giá vai trò của Việt Nam như sau: “Việt Nam sẽ là nước đóng vai trò quan trọng về mặt chính trị, kinh tế trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ở thế kỷ XXI này” và “Nhật Bản, Việt Nam là hai nước đều giữ vị trí quan trọng với nhau nên Nhật Bản sẽ không ngần ngại hợp tác với Việt Nam trong khi Việt Nam đang tiếp tục cố gắng xây dựng đất nước theo tinh thần hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vì Việt Nam là nước có khả năng giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp này” [28].

Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nhật Bản là một quá trình mang tính kế thừa, căn cứ vào những tác động từ môi trường quốc tế bên ngoài và từ những đòi hỏi nội tại của Nhật Bản. Do đó, Việt Nam cũng nên hoạch định một chiến lược phát triển quan hệ với Nhật Bản theo hướng giành cho Nhật Bản những ưu tiên, đồng thời mở rộng tăng cường hợp tác toàn diện với Nhật Bản, trên cơ sở đó chúng ta mới có thể chủ động khai thác những cơ hội, phòng ngừa những tác động tiêu cực và thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản phát triển lên một tầm cao mới.

Như vậy, phân tích Việt Nam, Nhật Bản trong chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia trong cái nhìn tổng thể và các mối quan hệ tương tác có thể thấy sự ưu ái mà Việt Nam và Nhật Bản đã nỗ lực dành cho nhau, cũng như phần nào dự liệu được một mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai. Đó sẽ là một mối quan hệ kinh tế tương trợ với sự bổ sung lợi thế so sánh, một mối quan hệ chính trị ăn ý với sự cần nhau trong những mục tiêu, và đi liền với đó là chính sách mềm dẻo để không gây ảnh hưởng trong mối quan hệ với các quốc gia khác trong khu vực, một mối quan hệ văn hóa hài hòa, đa dạng phong phú hơn nhưng không hòa tan vào nhau. Đây vừa là nhu cầu vừa là điều kiện để Việt Nam và Nhật Bản giữ được vị trí tương xứng trong từng chính sách đối ngoại mà mỗi quốc gia theo đuổi.

Tiểu kết

Tổng quan lại lịch sử quan hệ Việt Nam – Nhật Bản từ trước năm 1992 ta thấy mối quan hệ này vốn có truyền thống lâu đời, mặc dù trải qua không ít sóng gió, gắn liền với những biến cố và sự kiện ở mỗi quốc gia cũng như trong khu vực nhưng quan hệ giữa hai nước vẫn được duy trì và là nền tảng vững chắc cho những

43

giai đoạn tiếp sau đó. Những yếu tố nội tại trong mỗi nước cũng như yếu tố khách quan từ bên ngoài là chất xúc tác đem đến sự chuyển mình đầy ấn tượng, những bước tiến dài trong quan hệ giữa hai nước nói chung và quan hệ văn hóa nói riêng giai đoạn 1992 – 2013. Cơ sở của sự phát triển đó nằm ở những đặc điểm nổi bật trong quan hệ hai nước đó là tuy có nguồn gốc từ rất sớm nhưng lại mang tính đứt đoạn, phức tạp, nhiều thăng trầm nhưng mối quan hệ này chưa từng bị chấm dứt hoàn toàn. Ngoài ra bối cảnh quốc tế và khu vực giai đoạn sau Chiến tranh lạnh với những xu thế mới đã đem lại nhiều thuận lợi, mở ra nhiều cơ hội cho việc hợp tác, giao lưu giữa hai nước. Đặc biệt không thể không nhắc đến những nhân tố thúc đẩy sự phát triển hợp tác toàn diện của quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đó là truyền thống hữu nghị giữa hai dân tộc và nhân dân hai nước với nhiều điểm tương đồng về văn hóa. Hơn nữa hai nước lại có cùng lợi ích củng cố hòa bình và thúc đẩy hợp tác trong khu vực và trên thế giới cho nên cả Việt Nam và Nhật Bản đều giành cho nhau những ưu ái nhất định trong chính sách ngoại giao của mỗi nước. Đó là những yếu tố thuận lợi, tác động mạnh mẽ tới quan hệ Việt Nam – Nhật Bản nói chung và quan hệ văn hóa Việt Nam – Nhật Bản nói riêng.

44

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ VĂN HÓA VIỆT NAM – NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1992 – 2013 2.1. Giao lƣu văn hóa, nghệ thuật

2.1.1. Các hiệp định và hoạt động giao lưu văn hóa nổi bật

Quan hệ giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản tuy đã có từ lâu đời, song mối quan hệ này diễn ra không sôi động như trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cùng với việc Nhật Bản nối lại tài trợ ODA cho Việt Nam vào năm 1992 quan hệ giao lưu văn hóa giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ dưới sự quan tâm và xúc tiến của hai chính phủ. Có thể thấy giai đoạn giao lưu văn hóa kể từ năm 1992 đến nay được phát triển trên cơ sở nền tảng của quan hệ kinh tế giữa hai nước gia tăng nhảy vọt, nổi bật ở một số hoạt động sau đây:

Nhật Bản tích cực hỗ trợ cho việc tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa giữa hai nước Việt - Nhật như: Tổ chức các cuộc triển lãm giới thiệu về đất nước con người, các sản phẩm thủ công truyền thống, về lễ hội....Nhật Bản tại Hà Nội và một số các thành phố khác ở Việt Nam; Cử phái đoàn văn hóa nghệ thuật Nhật Bản sang biểu diễn ở Việt Nam và ngược lại các đoàn văn hóa nghệ thuật của

Một phần của tài liệu Quan hệ văn hóa việt nam nhật bản giai đoạn 1992 2013 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)