Nghiên cứu ViệtNam học và đào tạo tiếng Việt tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quan hệ văn hóa việt nam nhật bản giai đoạn 1992 2013 (Trang 65 - 69)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2.Nghiên cứu ViệtNam học và đào tạo tiếng Việt tại Nhật Bản

 Nghiên cứu Việt Nam học

Những năm 90, nghiên cứu Việt Nam tại Nhật Bản nói riêng và trên thế giới nói chung bước vào giai đoạn mới. Thực hiện chính sách đổi mới, chính sách mở cửa, phát triển kinh tế...Việt Nam đã thực sự thu hút sự quan tâm của người Nhật Bản. Nhiều công ty Nhật vào Việt Nam để kinh doanh, nhiều khách du lịch đến Việt Nam tham quan. Qua những món quà lưu niệm xinh xắn, những món ăn bình dị của Việt Nam, người Nhật Bản càng nhận thấy tình cảm thân thiện từ Việt Nam. Sự thay đổi lớn này ở Việt Nam không những xúc tiến sự phát triển của giao lưu xã hội, kinh tế và văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản mà còn ảnh hưởng đáng kể đến nhiều ngành nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu được phép đi nghiên cứu điền dã và được tìm hiểu tài liệu văn bản một cách dễ dàng hơn.Nhiều nhà nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau của Nhật Bản đã đến Việt Nam và triển khai các đề tài nghiên cứu Việt Nam mới.

Người dân Nhật được tiếp cận với kiến thức học thuật về Việt Nam thông qua các ấn phẩm được xuất bản kể từ sau những năm 40. Ban đầu, chủ yếu là các thông tin về lịch sử, từ những thông tin tổng hợp về Việt Nam. Đến năm 1995, hai

60

cuốn sách được xuất bản đã cung cấp thông tin thiết yếu cho thường dân Nhật Bản đó là cuốn "Muốn biết thêm Việt Nam" do Sakurai Yumio biên soạn và cuốn "Độc bản châu Á: Việt Nam" do Tsuboi Yoshiharu biên soạn. Sau đó, năm 1999 Sakurai cùng với Momoki Shiro biên soạn cuốn "Từ điển Việt Nam" cung cấp kiến thức bách khoa về Việt Nam cho người Nhật.

Bước vào thế kỷ XXI, các chuyên gia nghiên cứu Việt Nam tại Nhật Bản tìm hiểu thực tế Việt Nam có phần sâu sắc hơn và đa diện hơn. Tiêu biểu là cuốn "60 chương để hiểu biết Việt Nam hiện đại" do Imai Akio và Iwai Misaki chủ biên cùng với sự tham gia của hơn 40 nhà nghiên cứu trẻ đã từng sống ở Việt Nam và tìm hiểu thực tế xã hội Việt Nam đã đem lại nhiều kết quả nghiên cứu mới mẻ. Ngoài ra phải nói đến sự đóng góp quan trọng trong nghiên cứu Việt Nam của Nhật Bản thông qua việc nghiên cứu tài liệu Hán văn. Việc in lại tài liệu Hán văn Việt Nam cũng là thành tựu đáng tự hào của giới nghiên cứu Việt Nam học tại Nhật Bản.

Ở Nhật Bản đã thành lập "Hội những người nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á". Trong đó hơn 400 hội viên nghiên cứu của Hội này thì có 65 người nghiên cứu về Việt Nam [22] và chủ yếu là nghiên cứu về lịch sử.. Có thể nói nghiên cứu lịch sử là nền tảng của ngành Việt Nam học tại Nhật Bản. Nó có mối liên hệ tới tính bền vững của ngành Việt Nam học tại Nhật Bản. Hiện nay có khoảng 100 nhà nghiên cứu Việt Nam học tại Nhật Bản tham gia vào Hội Nghiên cứu Việt Nam học, các nhà nghiên cứu thuộc thế hệ thứ 3 sử dụng thành thạo tiếng Việt. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản các thế hệ kế tiếp nhau thường xuyên đến Việt Nam tiếp cận các nguồn tư liệu, , khảo sát thực địa, hợp tác nghiên cứu, trao đổi với các đồng nghiệp Việt Nam nên các công trình thường mang màu sắc của công cuộc đổi mới ở Việt Nam và gần gũi với đời thường hơn.

Bên cạnh đó các dự án hợp tác nghiên cứu khoa học cũng được đẩy mạnh. Sự hợp tác nghiên cứu khoa học giữa hai nước đã làm cho mối quan tâm của các nhà khoa học Nhật Bản đối với Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Tính riêng đại học Tokyo năm 2001 đã có 102 nhà nghiên cứu, giáo sư sang thăm và làm việc tại Việt Nam [23]. Các dự án hợp tác nghiên cứu của các nhà khoa học hai nước được thực hiện liên tục trong những năm qua với mọi quy mô và ngày một tăng về nhịp độ.

61

Trong dịp kỷ niệm 30, 35 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, phía Nhật Bản cũng đã tài trợ cho nhiều cuộc hội thảo khoa học và công trình nghiên cứu khoa học nhằm tổng kết đánh giá, rút ra những kinh nghiệm để thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Trong 10 năm kể từ nằm 1992 đến năm 2003 có gần 1000 lượt sinh viên, học viên người Nhật đến theo học tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam ở Trường Đại học tổng hợp nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Sinh viên Nhật còn đến nhiều trường đại học khác ở Thành phố Hồ Chí Minh và ở Hà Nội để học tập, con số lên tới hàng nghìn lượt người.

 Đào tạo tiếng Việt tại Nhật Bản

Do quan hệ hợp tác Nhật – Việt trong thời gian gần đây ngày càng phát triển nên tiếng Việt đã trở thành một trong những ngôn ngữ được quan tâm ở đất nước mặt trời mọc. Phong trào học tiếng Việt cũng trở thành “hiện tượng” trong các trường đại học ở Nhật Bản, số sinh viên và điểm thi đầu vào học ngành này tăng lên hàng năm. Khoa tiếng Việt đã được thành lập tại một trường đại học ngoại ngữ nổi tiếng của Nhật Bản từ cách đây hơn 40 năm là Đại học Ngoại ngữ Tokyo, sau đó là Đại học Ngoại ngữ Osaka. Tại các cơ sở đào tạo này với chương trình đào tạo quy mô, bài bản, chất lượng cao, số sinh viên nhiều hơn hẳn so với những cơ sở tương tự tại các nước Âu, Mỹ khác. Ngoài ra, hiện nay còn có rất nhiều trường đại học khác ở Nhật Bản như Đại học Takushoku, Đại học Kobe, Đại học Waseda, Đại học ngoại ngữ Kanda, Đại học dân lập Châu Á Thái Bình Dương Ritsumeikan… đều có chuyên ngành Việt Nam học nằm trong Khoa Văn hoá phương Đông hay Châu Á học. Các trường đại học nói trên đều có quan hệ hợp tác với các trường đại học ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, việc dạy tiếng Việt cho một số đối tượng khác là con em Việt kiều và những người học tiếng Việt vì yêu thích ở các trung tâm ngoại ngữ cũng khá phát triển ở một số nơi như Tokyo, Kobe (là nơi Việt kiều sinh sống đông nhất), Yaoshi (Osaka), Hiroshima.

Hiện tại, Đại học Ngoại ngữ Tokyo ngoài giáo viên người Nhật Bản còn có giáo viên người Việt Nam. Ở đây sinh viên không chỉ được học tiếng Việt mà còn được học một số môn học liên quan đến chuyên ngành Việt Nam học như: Lịch sử

62

Việt Nam, Văn học Việt Nam, Địa lý Việt Nam... Sau khi đã thông thạo tiếng Việt ở mức độ nhất định, sinh viên sẽ được học các môn như: “Kinh tế Việt Nam”, “Chính trị Việt Nam”, “Xã hội nông thôn Việt Nam”, “So sánh đối chiếu ngữ pháp Việt - Nhật”.... Những môn học liên quan đến Việt Nam hiện nay cũng đã có sự thay đổi, có nhiều môn học mới mang tính chuyên ngành đa dạng và hấp dẫn hơn. Ngoài ra, lượng kiến thức liên quan đến Việt Nam mà sinh viên tích lũy được ở trường cũng nhiều hơn trước đây. Đại học Ngoại ngữ Tokyo được coi là trường đại học có số sinh viên chuyên ngành Tiếng Việt lớn nhất so với các trường đại học khác ở Nhật Bản, trong tương lai khoa tiếng Việt tại đây sẽ còn phát triển hơn nữa.

Có thể nói khoa tiếng Việt là một cây cầu kết nối và thúc đẩy giao lưu của Nhật Bản với các trường đại học bên ngoài. Bởi vì thứ nhất, hiện nay khoa tiếng Việt tại một số trường như trường Đại học Ngoại ngữ Osaka, Đại học Ngoại ngữ Tokyo đều đã có những hiệp định, chương trình trao đổi sinh viên giữa hai nước với các trường đại học ở Việt Nam như: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Hà Nội (trước đây là Đại học Ngoại ngữ Hà Nội), Đại học Ngoại thương Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ Quốc gia Hà Nội (trước đây là Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh,... Hàng năm các trường đều có những hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên hay những chương trình trao học bổng cho sinh viên nước bạn. Thứ hai là, hiện tại số sinh viên đã từng du học ở Việt Nam tại Nhật Bản vẫn tăng đều đặn hàng năm và ổn định, vì thế tiếng Việt ngày càng được nhiều người biết tới và có xu hướng phổ biến ở Nhật Bản.

Ở Nhật Bản tiếng Việt không chỉ được dạy như một môn ngoại ngữ chính thức tại các trường đại học mà còn được giảng dạy tại các trung tâm ngoại ngữ buổi tối dành cho con em Việt kiều và những người yêu thích tiếng Việt. Ở đó bên cạnh giáo viên người Nhật còn có các tiết học do các sinh viên Việt Nam hiện đang du học hay làm nghiên cứu sinh tại Nhật đảm nhiệm nhằm giúp đỡ người học có thể phát âm một cách chính xác tiếng Việt. Ngoài ra, còn có thể học tiếng Việt ở một số địa chỉ như: Hoshien của trường đại học Waseda, Academy ngôn ngữ học quốc tế đại học Sho Hayashi, Khoa ngôn ngữ Á - phi Đại học Takushoku, Kohinata, Hội văn hóa Châu Á, Trung tâm ngôn ngữ Quảng Đông. Tại Osaka có thể tìm học tiếng Việt tại: Hội âm

63

nhạc Việt Nam, Phòng nghiên cứu Tomida đại học Ngoại ngữ Osaka, Trường Ngôn ngữ Châu Á và Thư viện Châu Á, Hội những người bạn Nhật – Việt (Tamatsukuri), Trung tâm văn hoá Asahi (Higobashi). Đối với những người không có thời gian tham gia lớp học người học có thể tự học tiếng Việt trên nhiều trang website như: http://e- e-learning.com/specialty/, http://air.ap.teacup.com/fine, [76].

Cùng với sự phát triển của quan hệ Việt - Nhật thì sự quan tâm đến Viêt Nam trong những người Nhật cũng không ngừng tăng. Điều này được thể hiện qua số lượng ngày càng nhiều người Nhật quan tâm đến tiếng Việt và học tập tiếng Việt tại Việt Nam hoặc tại những cơ sở dạy tiếng Việt ở Nhật Bản. Chỉ tính riêng tại Đại học KHVH&NV Thành phố Hồ Chí Minh tính từ năm 1990 đến 1993 có khoảng 1000 lượt sinh viên Nhật Bản đến học tập và nghiên cứu. Nửa đầu năm 1993 đã có khoảng 150 sinh viên Nhật Bản đến học ở khoa Việt Nam học của trường [58].

Một phần của tài liệu Quan hệ văn hóa việt nam nhật bản giai đoạn 1992 2013 (Trang 65 - 69)