Nghiên cứu Nhật Bản học và đào tạo tiếng Nhật tại ViệtNam

Một phần của tài liệu Quan hệ văn hóa việt nam nhật bản giai đoạn 1992 2013 (Trang 62 - 65)

7. Kết cấu luận văn

2.2.1. Nghiên cứu Nhật Bản học và đào tạo tiếng Nhật tại ViệtNam

Nghiên cứu Nhật Bản học

Tuy có quan hệ với Nhật Bản từ lâu đời, nhưng ngành Nhật Bản học ở Việt Nam hình thành khá muộn. Phải đến sau khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước được thiết lập, đặc biệt là khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa hội nhập quốc tế thì nghiên cứu Nhật Bản mới thực sự bắt đầu. Nghiên cứu Nhật Bản đã được triển khai trên quy mô cả nước, được sự quan tâm của chính phủ và lãnh đạo các cơ quan khoa học. Có thể xem việc hình thành các Trung tâm, các Viện cùng các Khoa đào tạo chuyên nghiên cứu, giảng dạy về Nhật Bản trong những năm 1990 là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển về tổ chức nghiên cứu ở Việt Nam giúp cho đội ngũ các nhà nghiên cứu yên tâm hơn và chuyên tâm hơn trong việc đi sâu vào định hướng chuyên môn của mình. Trong gần hai thập kỷ, hàng chục công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam đã được xuất bản. Cùng với các công trình nghiên cứu được xuất bản thành sách, các tạp chí khoa học chuyên ngành trên thực tế đã trở thành diễn đàn khá sôi nổi để các tác giả công bố những công trình và thành tựu nghiên cứu mới.

Phía Nhật Bản cũng đã tích cực giúp đỡ và viện trợ cho Việt Nam xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư các thiết bị giáo dục hay tài trợ cho các trường đại học, các học viện trên khắp các miền trên cả nước. Có thể nói, tài trợ cho các dự án xây dựng cơ sở vật chất cho ngành văn hóa giáo dục cũng là một lĩnh vực được Chính phủ Nhật Bản đặc biệt quan tâm chú trọng. Việt Nam cũng đã nhận được nhiều dự án tài trợ cho việc nâng cấp và xây mới các trường học, cung cấp trang thiết bị kỹ thuật và đồ dùng giảng dạy, học tập nhất là cho các trường tiểu học.

Vào năm 1994, Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã quyết định thành lập Khoa Đông phương học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh trong đó có bộ môn Nhật Bản học. Cuối năm 1995, khoa Đông phương học với cơ cấu tương tự cũng đã được thành lập trong trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tại Hà Nội. Những năm tiếp sau đó, Khoa Đông phương học trong đó có môn Nhật Bản học cũng được thành lập tại một số cơ sở đào tạo tư thục bậc cao như Đại học Dân lập Phương Đông, Đại học Dân lập Đông Đô ở khu vực Hà

57

Nội; Đại học Ngoại ngữ - Tin học (Huflit), Đại học Dân lập Hồng Bàng ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận,...

Không thể không nhắc đến một sự kiện nổi bật vào năm 1993 đó là Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản nay là Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam được thành lập. Trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực mà chủ yếu là kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, lịch sử nhằm cung cấp những luận cứ cho việc hoạch định chính sách phát triển của đất nước và cung cấp thông tin để nâng cao hiểu biết về Nhật Bản tại Việt Nam. Sự ra đời của Trung tâm đã phản ánh tầm quan trọng của mối quan hệ Nhật - Việt và nhu cầu cấp thiết trong việc hiểu mọi mặt về Nhật Bản tại Việt Nam. Từ khi mới ra đời, Trung tâm đã đóng vai trò cầu nối giữa các nhà khoa học xã hội Việt Nam và Nhật Bản với việc đón tiếp nhiều học giả Nhật Bản sang trung tâm giảng bài,....Cùng với sự phát triển đó tháng 5/1995, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản được Bộ Văn hóa Thông tin cấp giấy phép xuất bản. Sự ra đời của Trung Tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, cùng những công trình nghiên cứu trên mọi lĩnh vực về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã giúp giới thiệu về đất nước, về con người, cũng như nền văn hóa Nhật Bản đến với nhân dân Việt Nam, cung cấp nhiều bài của các học giả Việt Nam về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Nhật Bản cho giới khoa học cũng như đông đảo bạn đọc trong nước.

Ngoài ra, Nhật Bản đã và đang tiến hành tổ chức và hỗ trợ việc tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị nghiên cứu về Nhật Bản, cử các nhà nghiên cứu và các nhà chuyên môn đến Việt Nam như các giáo sư nghiên cứu về Nhật Bản hay các giảng viên nghiên cứu về Nhật Bản sang Việt Nam. Để tăng cường hiệu quả của công tác nghiên cứu Nhật Bản học tại Việt Nam, phía Nhật Bản còn thường xuyên tiến hành các hoạt động tặng sách phục vụ cho công tác nghiên cứu, hỗ trợ xuất bản sách nghiên cứu học thuật và sách dịch. Đồng thời các triển lãm du học Nhật Bản cũng được tổ chức liên tục với mục đích thu hút ngày càng nhiều cá nhân quan tâm đến đất nước này. Nhận thức rõ được vai trò cầu nối hết sức quan trọng trong quan hệ Việt - Nhật nói chung và đẩy mạnh tình hình nghiên cứu Nhật Bản học và đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam nói riêng, phía Nhật Bản cũng dành nhiều sự quan tâm hỗ trợ cho hội cựu lưu học sinh Việt Nam đã từng học tập tại Nhật.

58  Đào tạo tiếng Nhật

Phong trào học tiếng Nhật ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trong hai thập kỷ vừa qua số lượng người học tiếng Nhật ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Đầu những năm 1990, tiếng Nhật mới chỉ được dạy ở bậc đại học tại hai trường là Trường Đại học Ngoại thương và Trường Đại học Ngoại ngữ (nay là Trường Đại học Hà Nội) thì nó đã trở thành một trào lưu trong giới trẻ sau khi hai nước mở rộng và tăng cường quan hệ. Hiện nay, ngoài các cơ sở đào tạo tiếng Nhật thuộc các trường quốc lập như Đại học Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,..thì còn nhiều trường dân lập cũng tiến hành đào tạo tiếng Nhật ở những mức độ khác nhau như trường Đại học dân lập Đông Đô, Đại học Thăng Long, Đại học dân lập Phương Đông hay Nhật ngữ Đông Du,... Một số trường đại học đã xây dựng khóa đào tạo tiếng Nhật và Nhật Bản học ở cả bậc sau đại học. Số lượng người học tiếng Nhật tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra còn có những trung tâm đào tạo tiếng Nhật cỡ vừa và nhỏ dành cho những người quan tâm đến Nhật Bản, đi du lịch hay đi du học và lao động tại Nhật Bản.

Giảng dạy tiếng Nhật đã được mở rộng không chỉ ở bậc đại học, mà đã được triển khai ở bậc trung học phổ thông và trung học cơ sở, dự định từ năm 2014 bắt đầu triển khai thí điểm từ lớp 3 tiểu học. Thông qua cơ quan đại diện của Quỹ Nhật Bản tại Việt Nam là Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, phía Nhật Bản đã tiến hành các cuộc hội thảo về giáo dục tiếng Nhật, tổ chức các buổi giao lưu tiếng Nhật cho các em học sinh trung học cơ sở hay lễ hội tiếng Nhật với các phần thi hùng biện và thi văn nghệ. Đại sứ quán Nhật Bản và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cũng đã thống nhất đưa tiếng Nhật vào giảng dạy tại Việt Nam theo từng giai đoạn từ lớp 6 đến lớp 12 bằng việc ký kết thỏa thuận khung cho việc thực hiện "Dự án dạy thí điểm tiếng Nhật tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông của Việt Nam".

Bên cạnh đó, để đẩy mạnh công tác giảng dạy tiếng Nhật, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng "Đề án ngoại ngữ quốc gia", trong đó tiếng Nhật được lựa chọn trở thành một trong những ngoại ngữ chính được giảng dạy ở bậc tiểu học. Hay việc

59

tổ chức kì thi sát hạch năng lực tiếng Nhật cũng là một trong nhưng hoạt động ngoại giao văn hóa mà Nhật Bản tiến hành tại Việt Nam để đánh giá và cấp chứng chỉ cho các cá nhân theo học tiếng Nhật như ngôn ngữ thứ hai. Từ năm 2009, ngoài các địa điểm tổ chức sát hạch truyền thông ở Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội và trường Đại học Hà Nội thì "Kỳ thi năng lực tiếng Nhật" còn được tổ chức tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng. Theo một số thống kê năm 2009 của Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản, số học viên Việt Nam tham dự kỳ thi Năng lực tiếng Nhật JLPT đông nhất Đông Nam Á.

Sau 40 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, hiện nay hợp tác văn hóa giáo dục giữa Việt Nam và Nhật Bản có vai trò quan trọng ngày càng được xác định rõ. Với những nỗ lực thu hút học sinh nước ngoài qua chính sách của chính phủ Nhật Bản và sự phổ cập đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam. Điều này càng góp phần củng cố mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước trong tương lai.

Một phần của tài liệu Quan hệ văn hóa việt nam nhật bản giai đoạn 1992 2013 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)