Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông 1.Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông tại huyện Lang Giang Bắc Giang (Trang 79 - 80)

II. Nội dung kiến nghị

3.4Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông 1.Phát triển nguồn nhân lực

3.4.1.Phát triển nguồn nhân lực

- Đội ngũ cán bộ khuyến nông: Cần trang bị cho các cán bộ khuyến nông, đặc biệt là những khuyến nông viên cơ sở tuy có trình độ chuyên môn nhưng chưa có kỹ năng khuyến nông nên cần cung cấp cho họ những thông tin kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật mới, công nghệ mới, trang bị phương pháp chuyển giao, phương pháp đào tạo nhân dân và phương pháp tiếp cận cộng đồng. Cần chú trọng nâng cao kiến thức về xã hội, và khả năng vận động cộng đồng của cán bộ khuyến nông. Do vậy song song với việc tập huấn cho nông dân, trạm cần có những lớp tập huấn cho cán bộ khuyến nông cơ sở, các buổi tập huấn nên tiến hành hàng quý, đặc biệt cần bồi dưỡng cho khuyến nông biết về các chuyên môn khác ngoài chuyên môn chính. Thường xuyên phân công phụ trách các công tác theo đúng chuyên môn để khuyên nông viên được nâng cao khả năng của mình. Tạo điều kiện để khuyến nông viên có điều kiện trao đổi học hỏi lẫn nhau, cùng rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công tác của mình.

- Cần có chế độ lương phụ cấp đặc biệt, có chế độ đãi ngộ thích đáng những khuyến nông viên có nhiều thành tích tốt, cần gắn chế độ lương với kết quả công việc.

- Đối với khuyến nông tự nguyện: Phát triển đội ngũ khuyến nông viên tự nguyện ngay ở địa phương: Các trưởng thôn, phó thôn, chủ tịch các hội đoàn thể, nông dân sản xuất giỏi. Tổ chức nâng cao trình độ cho họ. Bên cạnh đó phải có chính sách khuyến khích kịp thời để động viên họ.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông tại huyện Lang Giang Bắc Giang (Trang 79 - 80)