Các mô hình trình diễn về trồng trọt: a Tình hình triển khai thực hiện:

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông tại huyện Lang Giang Bắc Giang (Trang 54 - 60)

c. Phương pháp xây dựng mô hình trình diễn: Đây là phương pháp Trạm sử dụng rất phổ biến Sử dụng phương pháp này, khuyến nông nhằm mục đích

3.1.7.1. Các mô hình trình diễn về trồng trọt: a Tình hình triển khai thực hiện:

a. Tình hình triển khai thực hiện:

Trong những năm qua, Trạm rất chú trọng xây dựng mô hình trình diễn về các cây lương thực có hạt như lúa, ngô nhằm tìm chọn và nhân ra diện rộng những giống lúa lai, ngô lai cho năng xuất cao, chất lượng phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương. Từ năm 2008, Trạm và trung tâm KN-KN Bắc Giang đã phối hợp xây dựng được 8 mô hình trình diễn lúa lai, trong đó có 4 mô hình khảo nghiệm, các mô hình lúa được xây dựng trên 7 xã tập trung ở xã Nghĩa Hòa, Hương Sơn, Xương Lâm, Tiên Lục, Nghĩa Hưng, Thái Đào, Hương Lạc, Tiên Lục.

Đối với cây Ngô, Năm 2008, Trạm đã triển khai mô hình trồng khảo nghiệm giống ngô NK6654, NK67 của công ty sygenta quy mô 03 ha tại xã An Hà, Thị Trấn Vôi và Quang Thịnh; 01 ha giống ngô Bi06 của công ty Bioseed tại xã Quang

Thịnh. Vụ đông năm 2009 Trạm đã phối hợp với công ty Bioseed và Công ty cổ phần vật tư KTNN Bắc Giang xây dựng mô hình khảo nghiệm một số giống ngô lai như: giống ngô LVN 146 với quy mô 0,3ha (tại xã Yên Mỹ); giống ngô MB68, MB69, NK 6654, HK4 quy mô 2ha ( tại xã Nghĩa Hưng); giống ngô B42683, BB 5200265, BC 42683, B06, NK 4300, C919 quy mô 0,3 ha (tại Thị trấn Vôi). Bước đầu cho thấy các giống ngô có tỷ lệ nảy mầm cao, sinh trưởng phát triển tốt.

Mô hình trình diễn cây CNNN Trạm chú trọng vào 2 loại cây chính là đậu tương và Lạc. Triển khai thực hiện chương trình trợ giá trợ cước đạt 217,6% KH đối với cây lạc đông giống lạc L14 với diện tích 18 ha tại các xã Đại Lâm, Quang Thịnh, Tân Thịnh, Hương Lạc, Tân Hưng, Yên Mỹ và Xương Lâm.

Trong sản xuất trồng trọt, ngoài cây lúa và cây CNNN, cây rau là một loại cây trồng đem lại thu nhập cao cho bà con nông dân. Những năm vừa qua trạm KN rất quan tâm xây dựng mô hình trình diễn về cây rau, với mô hình rau an toàn, rau chế biến và khoai tây.

Bảng 3.3: Tình hình triển khai các mô hình trình diễn về trồng trọt(2008 – 2010).

Mô hình thực hiện

Số mô

hình Địa điểm Số hộ tham gia

1.Lúa lai 2.Ngô lai 3.CâyCNNN Đậu tương Lạc Cây rau Rau an toàn Rau chế biến Khoai Tây 8 5 3 2 - - - -

Nghĩa Hòa, Hương Sơn, Xương Lâm, Tiên Lục, Nghĩa Hưng, Thái Đào, Hương Lạc, Tiên Lục, Tân Thanh.

Thị trấn Vôi, Nghĩa Hưng, Yên Mỹ, Quang Thịnh, An Hà.

Nghĩa Hưng, Quang Thịnh, Tân Dĩnh, Xương Lâm. Đại Lâm, Quang Thịnh, Tân Thịnh, Hương Lạc, Tân Hưng, Yên Mỹ và Xương Lâm.

Thái Đào, Tân Hưng, Tiên Lục, Hương Sơn

Tân Thịnh, Quang Thịnh, Tân Dĩnh, Nghĩa Hưng, Đại Lâm, Xuân Hương

Xuân Hương, Đại Lâm, Đào Mỹ, Mỹ Thái, Nghĩa Hưng, An Hà, Đào Mỹ, Quang Thịnh, Tân Dĩnh.

60 Hộ tham gia. 43 Hộ tham gia. Hộ tham gia.

(Nguồn: Trạm Khuyến nông Lạng Giang)

Mô hình rau chế biến: Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, xác định việc xây dựng mô hình rau chế biến là chương trình trọng điểm nên Trạm đã tập trung chỉ đạo cán bộ khuyến nông thường xuyên

theo dõi chặt chẽ, hướng dẫn kỹ thụât, tuyên truyền mạnh để người dân có nhận thức rõ và sâu về các loại cây rau chế biến. Đây là mô hình liên kết 4 nhà và hưởng ứng phong trào xây dựng cánh đồng mẫu cho thu nhập cao của huyện. Kết quả năm 2009 triển khai trồng được hơn 300 ha rau chế biến các loại như dưa bao tử, cà chua bi, ớt ..., nhìn chung các loại cây rau chế biến đều cho thu nhập khá trên 50 triệu đồng/ha/vụ tập trung ở một số xã như Quang Thịnh, Hương Sơn, Tân Thịnh, Hương Lạc, Đào Mỹ ...

Mô hình trồng khoai tây đông:Triển khai chương trình khoai tây của tỉnh với quy mô 6,9 ha tại 2 xã: Hương Lạc (3ha), Đào Mỹ (2.8ha), Nghĩa Hoà (1 ha) bằng các giống Sôlara (3ha), Diamant (3,9ha).

Chương trình này có ý nghĩa xây dựng công thức luân canh 3 - 4 vụ/năm góp phần vào phong trào xây dựng cánh đồng mẫu cho thu nhập cao.

b. Kết quả và hiệu quả của các mô hình trồng trọt: + Đánh giá kết quả mô hình trình diễn lúa lai

Lúa là cây lương thực chính của huyện Lạng Giang. Trong những năm qua, ngoài việc đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào gieo cấy nên năng suất và sản lượng lúa năm sau cao hơn năm trước mặc dù diện tích tăng rất ít. Cơ cấu giống lúa chủ yếu là giống lúa thuần với các giống KD18, Q5, ĐV108. trong những năm qua, Trạm đã xây dựng mô hình lúa trên 7 xã với quy mô tăng lên qua 2 năm: 2009 là 43 ha, năm 2010 là 70 ha.

Các mô hình trình diễn lúa được trạm KN tổ chức chặt chẽ từ khâu tập huấn kỹ thuật hướng dẫn quy trình gieo trồng chăm sóc theo dõi đến tổ chức tham quan hội thảo đầu bờ có sự góp mặt của nông dân.

Các giống lúa được trọn để xây dựng mô hình trình diễn gồm các giống lúa lai như: VL20, NƯ 838, CV1, Nghi hương 2308, Trung ưu 18, TH3 – 3, Sygenta06 và giống lúa thuần VĐ7.VL20 được xây dựng mô hình với quy mô 11 ha qua 2 năm với đối chứng là Bao Thai. Qua theo dõi cho thấy đây là giống lúa ngắn ngày sinh trưởng phát triển tốt, đạt năng suất cao hơn giống lúa Bao Thai từ 30 – 50 kg/sào, phù hợp với đồng đất Lạng Giang, rất thích hợp với mô hình thâm canh 4 vụ: lúa xuân – đậu tương hè – lúa mùa muộn (VL20) – khoa tây đông.

NƯ 838, là 2 giống lúa lai của Trung Quốc được xây dựng mô hình trình diễn với các giống đối chứng là KD18 và Q5, quy mô 33 ha trong năm 2009, mô hình thực hiện thành công, đạt năng suất trung bình 60 – 64 tạ/ ha cao hơn hẳn giống lúa địa phương đang gieo cấy đại trà (KD18: 55 tạ/ ha). Tổng kết mô hình Trạm đã tổ chức một buổi tham quan hội thảo đầu bờ tại xã Mỹ Hà nới có quy mô lớn nhất.

Bảng 3.4: Kết quả xây dựng mô hình trình diễn lúa lai năm (2009 - 2010)

Địa điểm Giống Thời gian

2009 2010 Thị Trấn Vôi VL20 3 5 Xuân Hương 3 - Mỹ Hà NƯ838 15 - Nghĩa Hưng 10 - Đào Mỹ 8 - Mỹ Hà CV1 - 6 Nghĩa Hưng 4 3 Đào Mỹ - 5 Nghĩa Hưng CĐ7 - 5 Xuân Hương - 8 Xương Lâm - 5 Phi Mô - 7

Nghĩa Hưng 4 giống lúa mới - 26

Tổng số 43 70

(Nguồn: Trạm Khuyến nông huyện Lạng Giang)

Năm 2010, với mục tiêu tìm chọn và nhân ra diện rộng các giống lúa có năng suất cao, phù hợp với điều kiện canh tác của huyện. trung tâm KN – KN Bắc Giang đã phối hợp với Trạm đưa 6 giống lúa lai và một giống lúa thuần xây dựng mô hình trình diễn trên 7 xã với quy mô 70 ha, trong đó tập trung diện tích lớn nhất tại xã Nghĩa Hưng. Kết quả cho thấy các giống lúa mới đều chịu thâm canh, khả năng chống chịu sâu bệnh khá, đạt năng suất cao hơn từ 5,5 – 13,6% so với giống lúa đối chứng KD18.

Mô hình trình diễn lúa là một mô hình được xây dựng thường xuyên và trên quy mô rộng lớn của Trạm KN trong thời gian qua, tập trung vào các giống lúa mới, lúa lai, chất lượng gạo ngon nhưng cho tới nay chưa có giống lúa nào thực sự được đưa vào sản xuất đại trà, mặc dù khi xây dựng mô hình cho năng suất cao hơn.

+ Kết quả mô hình trình diễn ngô

Trong những năm qua trạm KN Lạng Giang tổ chức một mô hình trình diễn ngô với một số giống ngô lai, tập trung chủ yếu trong vụ đông. Qua 3 năm đã thực hiện mô hình trình diễn ngô lại với tổng diện tích 68 ha với 2.076 hộ tham gia, kết quả thể hiện qua bảng 3.5.

Năm 2008, trung tâm KN-KN Bắc Giang, trạm KN Lạng Giang phối hợp với phòng địa chính nông nghiệp huyện tổ chức xây dựng mô hình trình diễn ngô lai chất lượng đạm cao HQ2000 tại diện tích đất chuyên màu xã Nghĩa Hòa với quy mô 15,84 ha, giống đối chứng là CP – DK 999 năm 2009 mô hình tiếp tục được tổ chức với quy mô 10 ha tại thị trấn Vôi, đạt năng suất 55,0 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng 4,9%, các hộ tham gia được hỗ trợ 100% giá giống và một phần phân bón. Qua theo dõi cho thấy HQ2000 là giống ngô có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh hơn hẳn CP – DK999, đặc biệt là có khả năng chịu hạn, ngô hạt có hàm lượng đạm cao làm thức ăn tốt cho gia súc.

Bảng 3.5: Kết quả mô hình trình diễn ngô lai 3 năm (2008 – 2010)

Địa điểm Quy mô (ha) Số hộ tham gia (hộ)

Giống ngô Năng suất (tạ/ha)

Nghĩa Hòa 12 330 HQ2000 55,0

Thị trấn Vôi 10 280 HQ2000 51,5

Nghĩa Hưng 1 25 NK4300 55,0

Nghĩa Hưng 9 254 Bioseed 53,0

An Hà 18 495 Bioseed 52,8

Tân Thịnh 7 195 Bioseed 53,2

Đại Lâm 10 272 Bioseed 52,4

Tân Hưng 1 30 LVN4 53,2

Tổng 68 2076 - -

(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Lạng Giang)

Qua tìm hiểu các hộ nông dân và theo ý kiến của cô Quân cán bộ kỹ thuật của Trạm trực tiếp xây dựng mô hình trình diễn lúa, có 3 nguyên nhân không đưa được các giống lúa mới vào sản xuất đại trà là: Nguyên nhân đầu tiên là do chúng ta chưa chủ động được giống lúa lai, phải nhập giống từ Trung Quốc, giá giống lại quá đắt, nông dân không mua được. Nguyên nhân thứ hai là giống lúa lai năng suất chưa thật sự nổi trội hơn so với giống lúa cũ, mặt khác lại yêu cầu ruộng tốt và trình độ thâm canh cao. Nguyên nhân thứ ba là do thói quen ăn uống của người dân không, nên họ không thích sử dụng lúa lai.

Ngoài ra năm 2009, Trạm còn tổ chức xây dựng mô hình trồng khảo nghiệm một số giống ngô mới với 6 ha gồm: DK171, P936, DP5, NK66, NK4300, LVN4, và CLC9 tại 2 xã là Nghĩa Hòa và Nghĩa Hưng. Nhìn chung các giống sinh trưởng và phát triển tốt và tiếp tục được theo dõi để tìm ra những giống ngô có tiềm năng năng suất cao. Cũng trong năm 2009, Trạm kết hợp với Trường ĐHNN I xây dựng mô hình khảo nghiệm sử dụng phân bón riêng cho ngô quy mô 1 ha tại xã Nghĩa Hòa.

Năm 2010, Trạm đã triển khai mô hình trình diễn 2 giống ngô mới là NK4300 và giống LVN4. Giống ngô NK4300 được xây dựng mô hình trình diễn quy mô 1 ha tại xã Nghĩa Hưng. Qua mô hình cho thấy NK4300 có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, chiều cao đóng bắp thấp, khả năng chống đổ tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi tốt hơn CP – DK999, và đạt năng suất cao hơn CP – DK999 là 5,76%. Do vậy nếu đưa giống ngô này vào sản xuất sẽ đưa năng suất và chất lượng ngô đạt cao hơn.

Ngoài ra, năm 2010 Trạm còn phối hợp với công ty cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp xây dựng mô hình trình diễn sản xuất ngô giống với quy mô 44 ha tại 4 xã là: An Hà, Nghĩa Hưng, Tân Thịnh và Đại Lâm. Mô hình triển khai với quy mô lớn nhất ở An Hà. Toàn bộ diện tích ngô được thụ phấn theo phương pháp nhân tạo để sản xuất ngô giống, năng xuất đạt bình quana52,85 tạ/ha và khoảng 80% sản lượng đạt chất lượng ngô giống. toàn bộ lương ngô giống sản xuất ra được công ty thu mua. Mô hình trình diễn thành công mở triển vọng sản xuất ngô theo hướng sản xuất hàng hóa, đem lại thu nhập cao cho người nông dân.

+ Kết quả trình diễn các cây CNNN. - Kết quả mô hình trình diễn đậu tương:

Đậu tương là một loại cây CNNN truyền thống của huyện Lạng Giang. Từ năm 2002, giống đậu tương DT99 đã được xây dựng mô hình trình diễn tại xã điểm Tân Dĩnh, cho năng suất cao hơn hẳn giống Lơ cũ. Nhờ đó diện tích đậu tương của huyện đã tăng lên nhiều, Tân Dĩnh đã phát triển những cánh đồng chuyên đậu tương hè. Trong những năm qua Trạm KN Lạng Giang tổ chức một số mô hình trình diễn đậu tương, kết quả thể hiện qua bảng 3.6.

Địa điểm Quy mô (ha) Giống Năng suất (tạ/ha) Ghi chú Tân Dĩnh 19 DT99 20,0 Vụ Hè 2009 - 1 ĐVN9 20,0 Vụ Hè 2009 Quanh Thịnh 3 DT99 20,83 Vụ Xuân 2008 - 3 DT99 21,0 Vụ Hè 2008

Nghĩa Hưng 4 DT99 20,8 Vụ Xuân 2008

Tổng 30

(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Lạng Giang)

Trong 2 năm 2008 và 2009, Trạm KN Lạng Giang tiếp tục xây dựng mô hình trình diễn đậu tương với giống DT99 với quy mô 29 ha và 1 ha giống đậu tương ĐVN9 với đối chứng là Lơ75. Kết quả cho thấy giống đậu tương DT99 rất thích hợp với điều kiện sinh thái và trình độ thâm canh của huyện Lạng Giang, đặc biệt ở vụ hè với công thức luân canh 4 vụ. Giống DT99 có năng suất trội hơn hẳn và sức chịu đựng hơn hẳn so với Lơ75. ĐVN9 có năng suất tương đương DT99 nhưng thời gian sinh trưởng dài hơn, nhưng sức sinh trưởng mạnh hơn nên cần tiếp tục theo dõi thêm.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông tại huyện Lang Giang Bắc Giang (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w